Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam: Quan hệ giữa pháp luật, pháp chế, pháp quyền trong Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước (Ảnh: Người dân góp ý xây dựng chính quyền).
Pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước (Ảnh: Người dân góp ý xây dựng chính quyền).
(PLVN) - Để xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN đòi hỏi phải xử lý đúng nguyên tắc pháp quyền và phân quyền nhằm kiểm soát quyền lực nhà nước bằng luật pháp, trong đó có quyền lực trong lĩnh vực luật pháp được thể hiện ở mối quan hệ giữa pháp luật, pháp chế và pháp quyền.

Ở nước ta hiện nay, thuật ngữ “pháp quyền” được sử dụng phổ biến, còn trước Đổi mới (năm 1986) thường sử dụng thuật ngữ “pháp chế”. Cả pháp quyền và pháp chế đều phải xuất phát từ pháp luật, dựa vào pháp luật và nhằm bảo đảm thượng tôn pháp luật.

Về pháp luật

Pháp luật (hay luật pháp) là phương tiện ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Không chỉ vậy, pháp luật còn quy định cả cơ chế pháp lý, các thủ tục pháp luật để thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Khoản 1 Điều 8 của Hiến pháp năm 2013 quy định: “1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”. Hiện nay, việc thể chế hóa điều khoản này diễn ra ở 3 khâu cơ bản.

Thứ nhất, về xây dựng pháp luật. Cho đến nay, Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền đã nghiên cứu và ban hành một hệ thống lớn các văn bản pháp luật để điều chỉnh các lĩnh vực quan hệ xã hội. Có thể nói, về số lượng, hiện không thiếu các văn bản pháp luật, nhưng đang nảy sinh một số vấn đề về chất lượng và tuân thủ thực hiện pháp luật.

Thứ hai, về thực hiện luật. Khâu này gồm 2 cơ chế là cơ chế điều chỉnh pháp luật (bao gồm tổng thể các yếu tố pháp lý bảo đảm sự tác động của pháp luật đến các quan hệ của đời sống xã hội) và cơ chế hoạt động xã hội của pháp luật. Nếu “cơ chế điều chỉnh pháp luật” là các yếu tố pháp lý thuần túy, thì “cơ chế hoạt động xã hội của pháp luật” gồm những tác động đan xen cả yếu tố pháp lý và yếu tố xã hội trong việc thực hiện pháp luật phù hợp với thực tiễn đời sống xã hội.

PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn.

PGS.TS Nguyễn Thanh Tuấn.

Thứ ba, về ý thức pháp luật. Khâu này được thể hiện cụ thể nhất ở ý thức tuân thủ thực hiện pháp luật, tức là được biểu hiện rõ nhất ở pháp chế.

Về pháp chế

Pháp chế được hiểu là sự thiết lập ý thức, chế độ hoạt động hợp pháp trong việc thông qua, ban hành, kiểm soát các văn bản pháp luật và tổ chức, sử dụng các phương pháp, hình thức tuân thủ thực hiện nghiêm minh pháp luật.

Hiến pháp năm 1959 chưa trực tiếp sử dụng thuật ngữ này, nhưng Điều 6 có thể hiện tinh thần pháp chế. Hiến pháp năm 1980 đã quy định và sử dụng thuật ngữ này tại Điều 12. Hiến pháp năm 1992 tiếp tục sử dụng và bổ sung, làm rõ hơn nội hàm thuật ngữ pháp chế. Nhưng Hiến pháp năm 2013 không sử dụng trực tiếp thuật ngữ pháp chế mà chỉ quy định tinh thần của nguyên tắc pháp chế, như: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...” (khoản 1 Điều 8). Sự thay đổi này khiến không ít người cho rằng, thuật ngữ “pháp chế” đã lỗi thời, đã được thay thế bởi thuật ngữ “pháp quyền” cũng như Nhà nước pháp quyền.

Sở dĩ trước Đổi mới chỉ sử dụng thuật ngữ “pháp chế” là do đến đầu thập niên 1980, trong hệ thống lý luận về Nhà nước XHCN, quan niệm về Nhà nước pháp quyền còn được xem là thuộc về lý luận tư sản. Nhưng từ Đổi mới đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã xác nhận giá trị phổ quát của lý luận về Nhà nước pháp quyền; và được thể chế hóa trong Nghị quyết số 51/2001/QH10 sửa đổi, bổ sung quy định Điều 2 của Hiến pháp 1992 (2001). Hiến pháp năm 2013 tiếp tục chế định: “Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Trong điều kiện đã thừa nhận khái niệm và thể chế hóa quan niệm về Nhà nước pháp quyền trong Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng (2021) tiếp tục đặt vấn đề pháp chế trong mối quan hệ”… giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội” trong việc tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các quan hệ lớn.

Về lý thuyết và thực tiễn, việc tiếp tục hiện diện thuật ngữ pháp chế trong đời sống chính trị - pháp lý thể hiện các mối liên hệ cần phải có giữa các cách thức tác động đặc thù của pháp chế, pháp luật và pháp quyền trong đời sống của Nhà nước pháp quyền XHCN. Pháp chế bảo đảm sự kỷ cương, thống nhất, thường xuyên và dân chủ của tất cả các cơ quan nhà nước, người có chức vụ, công dân và mọi tổ chức của họ trong việc tuân thủ thực hiện pháp luật. Chỉ như vậy mới thượng tôn pháp luật.

Về pháp quyền

Pháp quyền là để chỉ sự thượng tôn pháp luật trong xây dựng, ban hành, triển khai, thực hiện và kiểm soát pháp luật. Nó phản ánh mối quan hệ giữa quyền lực và pháp luật; trong đó quyền lực phải được thể hiện trong pháp luật và ngược lại, pháp luật phải kiểm soát được quyền lực đó. Nguyên tắc pháp quyền của Nhà nước trước hết và cơ bản thể hiện ở việc xây dựng được hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh, giám sát hiệu lực, hiệu quả đối với thực tiễn các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng và cần thiết của đời sống xã hội; trong đó quan trọng là kiểm soát được bộ máy nhà nước gồm thể chế tổ chức, công chức, viên chức và văn bản pháp quy về vận hành, hoạt động của tổ chức. Muốn vậy, trước tiên và cơ bản phải kiểm soát được lĩnh vực luật pháp với vai trò là thể chế tổ chức, vận hành bộ máy nhà nước.

Nguyên tắc pháp quyền, phân quyền của Nhà nước pháp quyền XHCN

Thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền” được dịch từ tiếng Đức “Rechtsstaat”, tức “Nhà nước pháp luật”. Việc chuyển ngữ sang tiếng Việt thành “Nhà nước pháp quyền” là để nhấn mạnh hàm nghĩa thượng tôn pháp luật vốn rất cấp thiết ở nước ta hiện nay. Trên thế giới, thuật ngữ này xuất phát trước tiên từ giới học giả Đức vào đầu thế kỷ XIX, trong khi ở Pháp không có thuật ngữ tương ứng, còn ở Anh quan niệm “rule of law” là để chỉ “vai trò của luật” trong Nhà nước. Các học giả Đức đầu tiên nêu thuật ngữ “Nhà nước pháp luật” hay “Nhà nước pháp quyền” đều thừa nhận kiểu Nhà nước này có 3 nguyên tắc và cũng là 3 thuộc tính cốt lõi, bao gồm là một Nhà nước thế tục, pháp quyền và phân quyền và kiểm soát quyền.

Phù hợp và phát triển những nguyên tắc, thuộc tính đó, Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cho đến nay có thể được định vị thông qua 5 đặc điểm có tính phổ quát và tính đặc thù sau: (i) Bản chất của Nhà nước là dân chủ và thực hành dân chủ, tức Nhà nước của, do và vì nhân dân; (ii) Quyền lực nhà nước là thống nhất thuộc về nhân dân, có sự phân công, phối hợp, giám sát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (iii) Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật; (iv) Pháp quyền hay thượng tôn pháp luật trong tổ chức, vận hành Nhà nước; (v) Bảo đảm công lý, quyền con người, quyền công dân.

Trong thời gian tới, dựa trên Hiến pháp, để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN phải thực hiện rốt ráo nguyên tắc pháp quyền và phân quyền. Trong đó, trước tiên và cơ bản phải chú trọng thực hiện tốt mối quan hệ giữa phân công, phối hợp và kiểm soát trong lĩnh vực luật pháp, gồm pháp luật, pháp chế và pháp quyền. Nguyên tắc pháp quyền, phân quyền trong Nhà nước pháp quyền tất nhiên phải được thực thi thông qua xây dựng, triển khai, thực hiện pháp luật và pháp chế. Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật thì thực hiện pháp luật, pháp chế là yếu tố chủ chốt tạo nên cơ chế tác động của pháp quyền, phân quyền vào đời sống xã hội.

Pháp chế là tuân thủ thực hiện pháp luật để thể chế pháp luật của nguyên tắc pháp quyền, phân quyền được xác lập trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội. Pháp chế không chỉ ra nội dung, hình thức của pháp luật và văn bản pháp luật phải như thế nào, mà đòi hỏi khi xây dựng, ban hành, triển khai, thực hiện nguyên tắc pháp quyền, phân quyền phải có ý thức tuân thủ pháp luật. C.Mác và Ph.Ăngghen từng nhấn mạnh: Pháp chế là sự tuân thủ luật của những người tham gia các quan hệ xã hội.

Tuy nguyên tắc pháp quyền, phân quyền phải xuất phát, dựa vào và gắn với việc tuân thủ thực hiện pháp luật, pháp chế, nhưng không thể đồng nhất chúng với nhau. Mặc dù pháp luật và pháp chế không thể không chú ý các quan hệ pháp lý và chính trị - xã hội, nhưng pháp quyền, phân quyền phải coi trọng, đặc biệt phải giải quyết trong thực tế các quan hệ này để bảo đảm tính tối thượng, tính tuân thủ pháp luật trong thực tiễn tổ chức, vận hành của bộ máy Nhà nước.

Pháp quyền, phân quyền thể hiện mối quan hệ qua lại giữa quyền lực với pháp luật, pháp chế; trong đó pháp luật, pháp chế phải kiểm soát được quyền lực đó. Đây là bản chất của pháp quyền, phân quyền đương đại; nó khác hẳn với quan niệm pháp trị của pháp gia cổ đại ở Trung Quốc thiên về việc vua (hoặc giới cầm quyền) có quyền ban hành pháp luật để cai trị thần dân. Chỉ như vậy mới “bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lý xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước”.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại buổi làm việc với Ban Thường vụ tỉnh Lào Cai.

Lào Cai cần khai thác tối đa lợi thế để sớm trở thành trung tâm du lịch, kinh tế cửa khẩu của vùng và cả nước

(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng tỉnh Lào Cai sẽ sớm vươn lên trở thành trung tâm của vùng và cả nước về du lịch, kinh tế cửa khẩu, dịch vụ và công nghiệp; thuộc nhóm các tỉnh có thu nhập cao nhất cả nước; có không gian sinh thái, bản sắc, kết nối sáng tạo, là điểm đến yêu thích, thân thiện, hấp dẫn...

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong Quân đội gắn với an toàn thông tin

Hội nghị triển khai nhiệm vụ về CĐS và thực hiện Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ CĐS quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trong Bộ Quốc phòng năm 2024. (Ảnh: mod.gov.vn)
(PLVN) - Chuyển đổi số trong Quân đội nhân dân Việt Nam không chỉ là một xu thế tất yếu trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0 mà còn là nhiệm vụ chiến lược, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Quân đội đã và đang triển khai đồng bộ các chính sách, giải pháp nhằm xây dựng lực lượng “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đáp ứng yêu cầu quốc phòng trong kỷ nguyên số.

Hành trình bảo vệ chủ quyền không gian mạng trước thách thức thời đại

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, đồng chí Đại tá Vũ Hữu Hanh - PBTĐU, Tư lệnh Bộ Tư lệnh 86 trao Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba trao tặng Trung tâm 586. (Ảnh trong bài: Trung tâm 586)
(PLVN) - Không gian mạng là vùng “lãnh thổ đặc biệt” của quốc gia. Đấu tranh và bảo vệ chủ quyền không gian mạng là nhiệm vụ quan trọng thiết yếu, lâu dài của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”, Đảng ta nhận định rõ: Nguy cơ xảy ra chiến tranh mạng, mất an ninh thông tin ngày càng tăng và đặt ra mục tiêu phải chủ động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả chiến tranh mạng.

80 năm vẻ vang Quân đội nhân dân Việt Nam

Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 được nhân dân thế giới ngợi ca là “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. (Ảnh tư liệu: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Ngày 22/12/1944, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam chính thức ra đời, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, QĐND Việt Nam không chỉ ghi dấu ấn trong những chiến công vang dội, mà còn tiếp tục là lực lượng tiên phong trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ thiêng liêng!

Tổng Bí thư Tô Lâm trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 12/12/2024. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
(PLVN) - Thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực diễn biến nhanh, phức tạp, khó dự báo. Tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng càng nặng nề, khó khăn càng nhiều hơn. Trong bối cảnh đó, Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam đã và đang hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào những thành tựu toàn diện của đất nước.

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Diễn văn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, trọng thể tổ chức Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, dự và đọc Diễn văn tại Lễ kỷ niệm.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày QĐND Việt Nam
Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944- 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989- 22/12/2024), sáng 20/12/2024, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Quân ủy Trung ương – Quốc Bộ Quốc phòng đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo. Ảnh: BTC
(PLVN) - Ngày 19/12, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Báo Thế giới và Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới”. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ Đỗ Hùng Việt phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công an 'vào cuộc' điều tra vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng

Hiện trường vụ cháy.

(PLVN) - Liên quan đến vụ cháy quán cà phê trên phố Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khiến 11 người tử vong, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc tới thân nhân, gia đình người bị nạn; đồng thời chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh tạo điều kiện tốt nhất để cứu chữa người bị thương trong vụ cháy; khẩn trương điều tra và xử lý nghiêm đối tượng vi phạm.