Xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh: Xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá

Ông Nguyễn Quốc Hội (giữa) cùng các chuyên gia trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Nghị quyết 27. (Ảnh: PV)
Ông Nguyễn Quốc Hội (giữa) cùng các chuyên gia trả lời phỏng vấn Báo Pháp luật Việt Nam về đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo tinh thần Nghị quyết 27. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 27) được đánh giá là một bước cụ thể hóa rất quan trọng tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; không chỉ hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch... mà còn phải hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Xung quanh vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Quốc Hội - nguyên Chánh Tòa Hành chính, Tòa án nhân dân TP Hà Nội.

Cần phải có quan điểm “rộng” về tranh tụng

Thưa ông, Nghị quyết 27 có đề cập đến việc xây dựng chế định tố tụng tư pháp, lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá, vậy trên thực tế vấn đề này diễn ra như thế nào?

- Việc lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá, chúng ta cần phải hiểu rộng ra, đó là quá trình tranh tụng không chỉ gói gọn trong giai đoạn xét xử, mà thực chất đã bắt đầu từ giai đoạn thụ lý đơn khởi kiện, khởi tố, bắt bị can.

Quá trình tranh tụng sẽ kéo dài từ lúc khởi tố vụ án, khởi tố bị can cho đến khi kết thúc xét xử phúc thẩm. Đặc biệt, trong giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm sẽ là thời điểm thể hiện rõ nét nhất quyền tranh tụng. Quyền tranh tụng đã được luật định, thể hiện sự cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước, để bảo đảm không bỏ lọt tội phạm, cũng như không để xảy ra oan sai. Quyền tranh tụng thể hiện quyền con người, đồng thời bảo đảm quyền con người và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước.

Thưa ông, Nghị quyết 27 đã đặt ra yêu cầu đổi mới cơ chế Nhân dân tham gia xét xử tại tòa án. Nguyên tắc xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân có Hội thẩm tham gia được hiến định như một phương thức để Nhân dân trực tiếp tham gia và giám sát hoạt động xét xử của tòa án. Vậy, thực tiễn thi hành nguyên tắc này thời gian qua như thế nào?

- Đây là điều “bất di bất dịch”, đã được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, đó là phải có sự tham gia của Nhân dân trong xét xử, đặc biệt là trong xét xử sơ thẩm. Hiện nay, chúng ta đã có chế định Hội thẩm nhân dân, là đại diện cho Nhân dân tham gia vào hoạt động xét xử của Tòa án. Trong đó, Hội thẩm nhân dân và Thẩm phán có quyền ngang nhau, thực hiện biểu quyết và quyết định theo đa số.

Trong thực tiễn, có những vụ án Hội đồng xét xử có 05 người thì 03 trong số đó là Hội thẩm nhân dân, tức là chiếm đa số. Có trường hợp, khi xét xử sơ thẩm có tất cả 03 người, thì 01 người là Thẩm phán và còn lại là 02 Hội thẩm nhân dân. Đặc biệt, có những vụ án liên quan đến vấn đề xét xử người chưa thành niên, Hội thẩm nhân dân bắt buộc phải có giáo viên hoặc cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

Khuyến khích hòa giải, đối thoại

Thưa ông, hòa giải, đối thoại đang đóng vai trò thế nào trong việc giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện đang không ngừng tăng lên cả về số lượng và tính chất phức tạp trong những năm gần đây? Đối với các vụ án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại thì được khuyến khích hòa giải và đối thoại. Vấn đề này trên thực tế đang diễn ra như thế nào, thưa ông?

- Trước hết, phải khẳng định rằng, hòa giải, đối thoại đã trở thành một chế định, được xây dựng thành Luật Đối thoại hòa giải tại Tòa án và triển khai trong những năm qua. Về góc độ thực tiễn, điều mà Tòa án đang khuyến khích đó là ở các Tòa án địa phương đều có các trung tâm hòa giải đối thoại. Trước khi thụ lý, các vụ việc đều được đưa đến trung tâm hòa giải đối thoại. Nếu hòa giải đối thoại thành công, đương sự rút đơn sẽ là một thành công.

Đặc biệt, Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có những chỉ thị tăng cường đối thoại hòa giải trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Đây là vấn đề rất cần thiết, vì các tranh chấp về dân sự như hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại hoặc các khiếu kiện hành chính chiếm tỷ lệ rất cao. Nếu chúng ta làm công tác hòa giải và đối thoại trước khi thụ lý hoặc trước khi giải quyết vụ án thì sẽ giảm tải cho Tòa án, đặc biệt là các Tòa án ở các thành phố lớn luôn phải xử lý rất nhiều khiếu kiện về hành chính.

Ngay cả trong trường hợp vụ việc đã thụ lý, mà hòa giải, đối thoại thành công thì thành tích của thẩm phán trong vụ việc này sẽ càng được ghi nhận, bởi họ đã giúp cho các đương sự tránh được việc kiện tụng kéo dài, tốn kém thời gian, tiền bạc của Nhà nước và Nhân dân, gây những hệ lụy không nên có.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Đọc thêm

Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão

Dự báo vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới chiều 17/9. Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia
(PLVN) - Diễn biến của áp thấp nhiệt đới còn rất phức tạp, có thể thay đổi cả về cấp độ gió, tốc độ di chuyển và hướng di chuyển. Do đó, Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố khả năng bị ảnh hưởng và Bộ trưởng các Bộ chỉ đạo cấp, ngành liên quan chủ động ứng phó...

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Đảng đoàn Quốc hội và Ban Cán sự Đảng Chính phủ họp chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV
Sáng 17/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị giữa Đảng đoàn Quốc hội và Ban cán sự Đảng Chính phủ nhằm trao đổi, thống nhất một số nội dung chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - Hải đảo - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Sáng nay (16/9) tại Trụ sở Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với lãnh đạo các bộ, ban, ngành liên quan, đi sâu đánh giá tình hình triển khai Nghị quyết 36 về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các nội dung liên quan trong Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'

Thủ tướng chia sẻ về '6 điểm tựa Việt Nam'
Phát biểu tại chương trình "Điểm tựa Việt Nam", Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chia sẻ về 6 điểm tựa để góp phần khắc phục hậu quả siêu bão số 3, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, ấm no.

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Do ảnh hưởng của bão số 3 và hoàn lưu bão, tỉnh Lào Cai đã thiệt hại rất nghiêm trọng về người, cơ sở hạ tầng của Nhà nước, Nhân dân
Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung bảo đảm theo đúng quy định, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do bão...

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3

Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về khắc phục hậu quả bão số 3
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Cội nguồn chiến thắng và phát triển đất nước

Lòng yêu nước và ý thức dân tộc là vũ khí giúp Việt Nam chiến thắng mọi kẻ thù xâm lăng. (Ảnh tư liệu chiến thắng mùa xuân năm 1975).
(PLVN) - Trong suốt chiều dài lịch sử, Việt Nam đã phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lăng từ những thế lực hùng mạnh. Khi hòa bình lại gặp không ít gian nan trong hành trình xây dựng đất nước. Nhưng ý thức dân tộc mạnh mẽ đã giúp người Việt vượt lên trên mọi thách thức và khó khăn, vững bước tiến về phía trước.