Xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong giới trẻ

Phong trào thanh niên tình nguyện là niềm tự hào của thanh niên Việt Nam.
Phong trào thanh niên tình nguyện là niềm tự hào của thanh niên Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Giới trẻ là tương lai của toàn nhân loại. Do đó, việc xây dựng hệ giá trị chuẩn mực con người Việt Nam trong giới trẻ là vô cùng quan trọng, nhất là trong bối cảnh biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận giới trẻ ngày nay ngày càng gia tăng.

Đi tìm nguyên nhân

Qua đời sống hàng ngày và thông tin truyền thông có thể thấy, hiện nay đang có một thực tế báo động về việc suy thoái đạo đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ. Những biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận giới trẻ hiện nay như thiếu lý tưởng, không có động lực phấn đấu cụ thể và rõ ràng cho bản thân; thói dối trá, không trung thực, không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định; không chuyên tâm vào việc nâng cao năng lực trình độ bản thân, có ý ỷ lại người khác; không chịu rèn luyện, cống hiến, lao động mà chỉ muốn sung sướng….

Những biểu hiện suy thoái này dẫn đến tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức; tình trạng thanh, thiếu niên phạm tội ngày càng tăng, lôi kéo bè cánh để đánh nhau, thậm chí hành hung cả thầy, cô giáo rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng; tình trạng bạo lực học đường; tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân và thực trạng nạo phá thai rất đáng lo ngại…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tha hoá đạo đức của giới trẻ như nguyên nhân bản thân (do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm những chuyện phi đạo đức…); nguyên nhân từ gia đình (gia đình ngày nay có những “lỗ hổng” rất lớn, hầu như người nào sống biết người đó: cha có việc cha, mẹ có việc mẹ, ai cũng phải vật lộn với cuộc sống, với đồng tiền mà quên lãng trách nhiệm với các thành viên gia đình khác…); nguyên nhân từ nhà trường (nhà trường chỉ đề cao việc nhồi nhét kiến thức, đề cao việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu nhân lực của nền kinh tế mà việc giáo dục đạo đức, giáo dục công dân cho người học gần như bị bỏ quên hoặc bị xem là thứ yếu); nguyên nhân từ xã hội (lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được trước những thay đổi chóng mặt của nó...).

Cách đây ít lâu, tại hội thảo chuyên đề giáo dục lý tưởng cách mạng đạo đức lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ theo Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh do Trung ương Đoàn chủ trì tổ chức, mang tới hội thảo nhiều trăn trở về sự suy thoái đạo đức, lối sống trong thanh niên hiện nay, PGS - TS Lê Quý Đức, nguyên Phó Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã dẫn chứng nhiều vụ vi phạm pháp luật trong thanh niên.

Ông cho rằng hiện tượng khủng hoảng lý tưởng, đạo đức và lối sống biểu hiện ở một bộ phận thế hệ trẻ khi họ đi tìm thần tượng, tung hô thần tượng lệch chuẩn khiến người lớn phải suy ngẫm hai điều. “Thứ nhất, hiện tượng tiêu cực trong thế hệ trẻ hiện nay tại sao lại nổi cộm như vậy? Thái độ của những người có trách nhiệm đối với thế hệ trẻ lý giải điều đó thế nào? Trách móc, phê phán họ hay tự vấn lương tâm mình, trách nhiệm của mình”, ông Đức đặt vấn đề

Theo ông Đức, những người có trách nhiệm với thế hệ trẻ có quyền trách cứ, trừng phạt những người trẻ tuổi sa vào tiêu cực và tội lỗi. “Song, vấn đề là với lương tâm và trách nhiệm của mình, cần phải kiểm điểm lại chính mình rằng tại sao lại để cho một bộ phận thế hệ trẻ sa vào tiêu cực, coi những kẻ gây tội lỗi như thần tượng và tung hô họ. Theo quan điểm “giáo dục vận thông”, trong một gia đình hay trong một xã hội, con cái (hay lớp trẻ) không ngoan có một phần trách nhiệm của người lớn, bố mẹ. Họ không thể nói là mình vô can, dù là người tốt hay hiền lành, đức độ như thế nào. Tại sao chúng ta không bảo vệ được con em mình từ trong gia đình đến nhà trường và xã hội? Không thể đổ lỗi hoàn toàn do những yếu tố khách quan, bên ngoài tác động đến con em mình được”, ông Đức nhấn mạnh.

Hệ giá trị con người Việt Nam trong giới trẻ

Trước hết, cần làm rõ thế nào là hệ giá trị con người, tham luận tại Hội thảo quốc gia “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới” do Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp tổ chức cuối tháng 11/2022, PGS.TSKH. Lương Đình Hải - Viện Hàn lâm KHXHVN đưa ra nhận định “hệ giá trị con người là những yếu tố tích cực, những phẩm chất, đặc tính, tính cách người, các nội dung, yêu cầu trong các quan hệ xã hội, thể hiện thực chất những quan hệ người với tự nhiên, với người khác, với cộng đồng, với xã hội) được hình thành và trao truyền trong quá trình sinh tồn, phát triển có ý nghĩa tích cực, tốt đẹp, hữu ích, thúc đẩy sự phát triển con người và xã hội.

Hệ giá trị con người còn là sản phẩm quá trình nhận thức của các chủ thể người khác nhau. Không có sự nhận thức và đánh giá của các chủ thể người thì các quan hệ người vẫn tồn tại mà không hề có ý nghĩa, vai trò, nghĩa là không có giá trị với con người. Nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người càng phát triển thì hệ giá trị con người càng được khai mở, nội dung càng nhiều thêm, phong phú thêm, đa dạng hơn…”.

Còn theo GS.TS Hồ Sĩ Quý, nguyên Viện trưởng Viện Thông tin khoa học xã hội khẳng định chuẩn mực con người, thực chất là chuẩn mực xã hội. Ngay cả trường hợp những cá nhân tự xác định chuẩn mực cho riêng mình, chỉ mình anh ta thực hiện, không cần đến sự can thiệp của người khác, của cộng đồng, thì trên thực tế, những chuẩn mực mà anh ta tự xác định cũng vẫn là chuẩn mực xã hội - chuẩn mực theo những quan niệm xã hội nào đó, mà anh ta thu nhận từ cộng đồng và tự áp dụng cho mình. Với những trường hợp này, cơ chế kiểm tra, đánh giá thường rất nghiêm ngặt, tưởng như chỉ có ý nghĩa cá nhân, nhưng thực tế vẫn là theo những nguyên tắc, quy tắc, luật lệ... xã hội.

Hiện nay, nhiều hành vi và hiện tượng xã hội ở Việt Nam đang bị coi là lệch chuẩn, không chỉ chuẩn đạo đức mà còn cả về chuẩn pháp lý. “Chính vì thế vấn đề xây dựng chuẩn mực con người được đặt ra một cách cấp thiết. Kỳ vọng được giả định là nếu xã hội có những hệ chuẩn mực hợp lý, đúng đẳn, sáng suốt, phù hợp với mục tiêu của tiến bộ xã hội... thì hành vi và hoạt động của con người sẽ có căn cứ để điều chỉnh và tự điều chỉnh, xã hội sẽ bớt đi những hiện tượng lệch chuẩn” - GS.TS Hồ Sĩ Quý nhấn mạnh.

Như vậy có thể thấy, nếu xã hội có những hệ chuẩn mực hợp lý, đúng đẳn, sáng suốt, phù hợp với mục tiêu của tiến bộ xã hội thì như một lẽ tất nhiên giới trẻ cũng khó có thể sống chệch hướng, phi lí tưởng.

Còn nhớ, trong một lần trả lời truyền thông vào năm 2019, TS. Đỗ Ngọc Hà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã đưa ra quan điểm rằng việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh, thiếu niên hiện nay không thể là trách nhiệm của riêng ai. Chúng ta không thể đổ lỗi cho mỗi gia đình, nhà trường, các tổ chức xã hội, các tổ chức Đoàn, Hội hay đổ lỗi cho quản lý Nhà nước và truyền thông. Vấn đề quan trọng là các giải pháp xã hội cùng làm thế nào để mỗi người trẻ có được sự hiểu biết, văn hoá thực hành quy tắc, chuẩn mực đạo đức, pháp luật. Bởi khi thanh, thiếu niên đã tự mình xây dựng được “màn chắn” tự bảo vệ thì tác động của những thông tin sai lệch chỉ như một hiện tượng, nổi lên rồi chìm đi. Kiến thức, kỹ năng giúp thanh, thiếu niên biết nhận biết đúng - sai và không bị dẫn dắt bởi những thông tin sai lệch chuẩn mực. Cùng với những thay đổi của cơ chế kiểm soát xã hội đối với việc thực hiện các quy định của pháp luật, thì đối với bản thân thanh, thiếu niên, họ cũng cần phải được trang bị về kiến thức, hiểu biết cách thức, kỹ năng nhận biết và giải quyết vấn đề…

“Kết quả nghiên cứu nhiều năm gần đây của Viện Nghiên cứu Thanh niên đều khẳng định, phần lớn thanh niên hiện nay có lập trường chính trị vững vàng, có lòng tin mạnh mẽ vào mục tiêu, lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng. Những băn khoăn, suy nghĩ, trăn trở của thanh niên đối với xã hội, đất nước và của chính bản thân thanh niên đã nói lên những vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm để hoàn thiện hơn. Ví dụ, khi được hỏi trong tình huống hay hoàn cảnh nhất định đòi hỏi tinh thần trách nhiệm đối với đất nước, dân tộc, có tới 82,7% thanh niên có thái độ quan tâm và bày tỏ mong muốn được làm gì đó giúp ích cho đất nước khi chủ quyền Tổ quốc bị xâm phạm. Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về giá trị sống hiện nay của thanh niên, đa số thanh niên đều hướng đến những giá trị tốt đẹp của xã hội như: hạnh phúc, hòa bình, cống hiến...”, theo TS. Đỗ Ngọc Hà.

Biến quy định của luật pháp trở thành văn hoá sống của giới trẻ

“Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Thanh niên về hành vi sai lệch của thanh, thiếu niên cho thấy, hành vi sai lệch của thanh niên vẫn còn biểu hiện trên nhiều khía cạnh cả trong tư tưởng, trong môi trường học tập, công việc, trong tham gia hoạt động văn hoá và cả việc vi phạm pháp luật… Điều này do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do chế tài của chúng ta thực hiện chưa nghiêm. Vì vậy, chúng ta cần phải làm tốt hơn nữa việc thực hiện các chuẩn mực xã hội, quy định của luật pháp trở thành văn hoá của mỗi tổ chức, cộng đồng và trong xã hội và khi đó cơ chế tự kiểm soát, điều chỉnh hành vi của các thành viên trong xã hội và của thanh niên được hình thành, phát triển. Đơn cử, hiện nay, nhiều trường đại học đã yêu cầu sinh viên phải học giáo trình gốc, không photo và dùng giáo trình photo. Điều này giúp sinh viên biết và thực hiện đúng chuẩn mực về bản quyền, sở hữu trí tuệ, tạo nên thói quen thực hành chuẩn mực pháp luật trong thanh niên…” - TS. Đỗ Ngọc Hà - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thanh niên.

Đọc thêm

Lời chia buồn

Lời chia buồn
(PLVN) - Đảng ủy, Ban biên tập Báo Pháp luật Việt Nam được tin:

Chuyện về khẩu súng kíp được gìn giữ qua ba thế hệ

Ông Hoàng Mạnh Quân và cán bộ, nhân viên Bảo tàng Lực lượng vũ trang Việt Bắc Quân khu 1 trong buổi hiến tặng hiện vật.
(PLVN) - Trong nhiều năm, Đại tá Hoàng Mạnh Quân - nguyên Phó Chủ nhiệm Chính trị, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên luôn giữ gìn cẩn thận khẩu súng kíp được gia đình truyền qua nhiều thế hệ. Đây là kỷ vật quý giá, từng giúp ông và cha của Đại tá Quân lập thành tích khi tham gia phong trào cách mạng trước và sau Cách mạng Tháng Tám.

'Đánh thắng lần này, anh về cưới em'

Hình cưới của ông Hoàng Đan và bà An Vinh. (Ảnh: Gia đình cung cấp)
(PLVN) - Đó là câu chuyện tình đẹp, lãng mạn đi qua ba cuộc chiến tranh vệ quốc. 43 năm đi giữa hòn tên, mũi đạn, vị tướng ấy luôn có niềm tin mãnh liệt sẽ “sống sót trở về với em”… Và ông đã trở về, sau cả cuộc đời binh nghiệp như một điều kỳ diệu, như cổ tích tình yêu…

Đau đầu kéo dài, bé gái 9 tuổi được phát hiện có khối u não lớn

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi.
(PLVN) - Bệnh viện E vừa phẫu thuật thành công cho một bệnh nhi nữ 9 tuổi, có khối u màng não lớn. Đây là ca bệnh khó vì người bệnh nhỏ tuổi, kích thước khối u lớn, nằm ở vị trí nguy hiểm, buộc phải phẫu thuật nếu không sẽ đe dọa đến chức năng thần kinh và tính mạng người bệnh.

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông

Bộ Y tế thông tin về vaccine COVID-19 của AstraZeneca có thể gây máu đông
(PLVN) - Trước thông tin AstraZeneca lần đầu tiên thừa nhận vaccine COVID-19 có thể gây cục máu đông, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, đây là tác dụng phụ hiếm gặp mà Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng cảnh báo khi tiêm vaccine COVID-19 của AstraZeneca.

Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho sinh viên tại Cần Thơ

Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho sinh viên tại Cần Thơ
(PLVN) - Ngày 3/5, Ban An toàn giao thông TP Cần Thơ (Ban ATGT TP Cần Thơ) phối hợp với trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về ATGT, lái xe an toàn và kỹ năng sơ cấp cứu. Hoạt động nhằm trang bị kiến thức và kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho sinh viên, cũng như thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn TP.

Tiền Giang tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động

Các đội thi tham gia Hội thi ATVSLĐ - PCCN lần thứ 24. Ảnh: Thiện Lê
(PLVN) - Từ ngày 2/5 – 3/5, UBND Tiền Giang phối hợp Liên đoàn lao động (LĐLĐ) Tiền Giang tổ chức Lễ Phát động Tháng công nhân - Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Khai mạc Hội thi an toàn, vệ sinh lao động - Phòng, chống cháy nổ (PCCN) lần thứ 24.

"Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang xạ trị

Khánh thành khu vui chơi và học tập cho bệnh nhi tại Trung tâm Ung bướu.
(PLVN) - Chiều 3/5, Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ khánh thành khu vui chơi và học tập với tên gọi “Không gian cho em” dành cho các bệnh nhi đang điều trị tại khoa Xạ trị 2, Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Trung ương Huế.

An Giang: Sôi nổi Hội thi “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy”

Ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, Trưởng Ban tổ chức Hội thi phát biểu tại Hội thi.
(PLVN) - Ngày 3/5/2024, UBND huyện Phú Tân, tỉnh An Giang tổ chức Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ “Tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy” năm 2024. Hội thi thu hút gần 200 thành viên đến từ 18 Tổ liên gia an toàn PCCC, thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Suýt tử vong vì mắc căn bệnh thường gặp rồi đi uống thuốc nam

Các xét nghiệm cho thấy có tình trạng rối loạn đông máu trầm trọng, số lượng tiểu cầu giảm sâu, men gan tăng cao, suy các cơ quan. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Khoa Cấp Cứu của đơn vị vừa tiếp nhận bệnh nhân nữ 17 tuổi, đến từ Bắc Giang. Cách vào viện 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện mụn nước nhiều vùng lưng, ngực không rõ sốt kèm theo mệt nhiều. Đặc biệt, trước đó, bệnh nhân có tiếp xúc với em gái ruột bị thủy đậu đã khỏi.

Cà Mau: Tôm thẻ chết sớm nghi mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng

Cà Mau: Tôm thẻ chết sớm nghi mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng
(PLVN) - Ông Châu Công Bằng - Phó Giám Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau vừa cho biết, qua rà soát các hộ nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trên tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh, cơ quan chức năng nghi ngờ tôm chết do mắc bệnh mờ đục trên ấu trùng tôm (TPD).