Xăng dầu lãi to không lo chiết khấu lớn

Theo thông báo trên webssite của Petrolimex, 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn này đạt 898 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phân trần trên tờ báo ngành, Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm cho rằng “lợi nhuận kinh doanh xăng dầu bình quân chỉ đạt 31% so với lợi nhuận định mức quy định”.

Theo thông báo trên webssite của Petrolimex, 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận hợp nhất trước thuế thu nhập doanh nghiệp của tập đoàn này đạt 898 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi phân trần trên tờ báo ngành, Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm cho rằng “lợi nhuận kinh doanh xăng dầu bình quân chỉ đạt 31% so với lợi nhuận định mức quy định”.

Phần lớn các đại lý được chiết khấu xoay quanh ngưỡng 590- 690 đồng/lít xăng, tuy nhiên, đại lý có thể được nhận tới 900-950đ/lít với xăng. Ảnh minh họa
Phần lớn các đại lý được chiết khấu xoay quanh ngưỡng 590- 690 đồng/lít xăng, tuy nhiên, đại lý có thể được nhận tới 900-950đ/lít với xăng. Ảnh minh họa

Lợi nhuận thấp?

Theo Petrolimex, 6 tháng đầu năm 2013, tập đoàn này mới đạt lợi 45% chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch. Vì vậy, toàn tập đoàn, từ công ty mẹ đến tất cả các công ty thành viên, công ty con, công ty liên doanh liên kết tại Việt Nam và ở nước ngoài cần nỗ lực hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas, sơn, bảo hiểm..., trong 6 tháng cuối năm 2013 với phương châm “lấy hiệu quả làm trung tâm”, cố gắng phấn đấu thực hiện đạt 100% kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch cổ tức năm 2013 mà đại hội đồng cổ đông tập đoàn đã phê duyệt.

Theo tính toán, đến hết ngày 19/8, theo chu kỳ bình quân giá 10 ngày, doanh nghiệp (DN) xăng dầu vẫn đang lãi khoảng 650 đồng trên mỗi lít xăng. Nếu theo chu kỳ giá 30 ngày thì mức lãi này của các doanh nghiệp xăng dầu đạt ít hơn.

Bắt đầu từ cuối năm 2009 (thời điểm Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực), cơ quan quản lý thống nhất việc đưa giá xăng dầu theo giá thị trường. Cũng từ ngày nghị định này có hiệu lực, suốt quãng thời gian đó, giá xăng dầu liên tục tăng cao, tăng mạnh. Đến nay, mỗi lít xăng Ron 95 đang có giá 25.070 đồng và 24.570 đồng một lít xăng RON 92. Doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu lãi lớn, chiết khấu hoa hồng cao cho đại lý  thế nhưng  vẫn luôn "bai bải” kêu khó, kêu khổ, kêu lỗ. 

Trong khi liên tục lấy lý do “lỗ” để bất ngờ tăng giá, thì khoản lãi mà Petrolimex công bố thật sự làm bất ngờ người tiêu dùng. Như vậy, trong 2 quý đầu năm 2013, Petrolimex lãi đến gần 900 tỷ đồng . Trong đó, mảng kinh doanh xăng dầu chiếm tỷ trọng  43%, đạt gần 390 tỷ đồng. Đây cũng là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn nhất cho Petrolimex trong 6 tháng đầu năm.

Ngay sau khi mức “lãi” được công bố và gặp phải những hoài nghi của người tiêu dùng, Petrolimex đã lên tiếng giải thích. Phó tổng giám đốc Petrolimex Trần Ngọc Năm cho rằng, về lợi nhuận kinh doanh xăng dầu trước thuế tại Việt Nam cũng chỉ đạt 388,22 tỷ đồng, bình quân đạt 94 đồng/lít, kg, tương ứng với khoảng 31% so với lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở quy định tại Thông tư số 234 của Bộ Tài chính và đạt 46,27% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông năm 2013 đã thông qua (839 tỷ đồng).

Ông Năm cho rằng, lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu nội địa của Petrolimex đạt thấp, lý do là bởi tập đoàn này phải “kiêm” mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; vì thế, trong 6 tháng đầu năm 2013.

Chiết khấu “đậm”

Trách nhiệm lớn “ổn định kinh tế vĩ mô” thì khó thấy vì nó vĩ mô, điều nhãn tiền mà mọi người đều biết, đó là các đầu mối xăng dầu đang “bạo tay” chi “hoa hồng” cho các đại lý. Trong văn bản mà các doanh nghiệp gửi về, phần lớn các đại lý được chiết khấu xoay quanh ngưỡng 590- 690 đồng/lít xăng, tuy nhiên, đại lý có thể được nhận tới 900-950đ/lít với xăng. 

Một đại lý xăng dầu cho hay, theo quy định của Bộ Tài chính, bình quân chiết khấu hoa hồng cả năm không được quá 640 đồng/lít nhưng, tuy nhiên, doanh nghiệp không thể đứng yên để mất thị phần nên phải tăng chiết khấu cho các đại lý.  

Hình thức chiết khấu này cũng được “lách” để đảm bảo tính pháp lý, bằng việc có doanh nghiệp đầu mối chiết khấu bằng cách "thưởng” cho đại lý vì quay vòng vốn nhanh, thanh toán sớm, trích thưởng cao.

Về khoản lãi khủng của đại gia Petrolimex, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, phân tích, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương từ trước đến nay vẫn chỉ luôn nghe báo cáo giá, và đưa ra cách thức điều hành giá một chiều. Ông Long cho hay, khi thấy doanh nghiệp kêu khó, kêu lỗ thì đồng ý cho tăng giá. “Petrolimex bất ngờ báo lãi trong 2 quý đầu năm có thể hiểu rằng cách thức điều hành giá của cơ quan quản lý trong thời gian qua không sát thực tế”, ông Long nhìn nhận.

Việt Hưng

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?