WHO ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong ngày cao kỷ lục

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 8/10 báo cáo sự gia tăng kỷ lục số ca mắc Covid-19 trong một ngày trên toàn cầu, với tổng số ca mắc bệnh đã tăng thêm 338.779 trong 24 giờ tính đến cuối ngày.

Theo Reuters, châu Âu đã báo cáo 96.996 trường hợp mắc mới Covid-19 trong ngày 8/10, là ngày khu vực này có số ca mắc bệnh mới cao nhất được WHO ghi nhận. Kỷ lục trước đó của WHO về các ca mới là 330.340 ca bệnh được ghi nhận vào ngày 2/10.

Cùng ngày, số người chết do Covid-19 trên toàn cầu đã tăng thêm 5.514 người lên thành 1,05 triệu người. WHO đã báo cáo kỷ lục 12.393 ca tử vong vào ngày 17/4. Châu Âu hiện đang báo cáo nhiều trường hợp mắc bệnh mới cao hơn so với Ấn Độ, Brazil hoặc Mỹ. 

Theo WHO, Ấn Độ đã báo cáo 78.524 trường hợp mắc mới trong ngày 8/10, tiếp theo là Brazil với 41.906 ca và Mỹ  với 38.904 trường hợp nhiễm mới. Dù Ấn Độ vẫn dẫn đầu thế giới về hầu hết các trường hợp mắc mới được báo cáo mỗi ngày nhưng các ca nhiễm bệnh mới ở nước này đã giảm 20% so với mức đỉnh. Dữ liệu của WHO vẫn thấp hơn so với các báo cáo hàng ngày của mỗi nước nói trên. Theo phân tích của Reuters về dữ liệu quốc gia gần đây, các ca nhiễm Covid-19 đang gia tăng ở 54 quốc gia, bao gồm cả gia tăng ở Argentina, Canada và phần lớn châu Âu. 

Số ca mắc bệnh mới ở Anh đạt mức kỷ lục với hơn 17.000 trường hợp mới được báo cáo ngày 8/10. “Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng nhất định và bền vững về số ca mắc mới và số người nhập viện”, Tiến sĩ Yvonne Doyle - Giám đốc y tế của tổ chức Y tế công cộng Anh - cho biết và nhấn mạnh xu hướng này là rõ ràng và rất đáng lo ngại.

Tại Pháp, các ca nhiễm Covid-19 mới hàng ngày của nước này trong ngày 8/10 vẫn trên ngưỡng kỷ lục 18.000 trong ngày thứ 2 liên tiếp. Giới chức Pháp dự kiến sẽ công bố các biện pháp mới để hạn chế sự bùng phát dịch bệnh. Tại Bỉ, số ca nhiễm mới trung bình được báo cáo cũng đã tăng trong bảy ngày liên tiếp còn Đức ngày 8/10 đã báo cáo mức tăng hàng ngày lớn nhất kể từ tháng 4 cho đến nay.

Tại Nga, giới chức Moscow đang xem xét đóng cửa các quán bar và câu lạc bộ đêm để ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ hai khi số ca mắc mới hàng ngày ở nước này đến ngày 9/10 đã tăng lên mức cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Cụ thể, Nga đã báo cáo 12.126 trường hợp nhiễm mới Covid-19, nâng tổng số ca bệnh của nước này đến nay lên thành 1.272.238 người. Mức tăng kỷ lục hàng ngày trước đó được ghi nhận ở Nga là 11.656 trường hợp vào ngày 11/5, khi các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt có hiệu lực ở hầu hết các khu vực ở nước này. Giới chức Nga đã khuyến cáo người dân ở nhà vào cuối tuần này nhưng vẫn chưa có lệnh phong tỏa nào được đưa ra. Điện Kremlin cho biết hiện tại họ không có kế hoạch áp đặt một lệnh phong tỏa mới.

Tại Mỹ, quốc gia có tổng số ca mắc và tử vong lớn nhất trên thế giới, các ca nhiễm mới đang tăng lên cùng với số bệnh nhân Covid-19 nhập viện nhiều nhất kể từ đầu tháng 9. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, Ngân hàng Thế giới (WB) trong cảnh báo mới nhất cho rằng đại dịch Covid-19 khiến nền kinh tế thế giới suy thoái và có thể đẩy 115 triệu người vào cảnh nghèo đói cùng cực. Con số này cao hơn mức 100 triệu người mà WB dự báo hồi tháng 8 vừa qua.

Giám đốc WB David Malpass cho rằng để đảo ngược sự tụt lùi nghiêm trọng trong nỗ lực giảm nghèo, các nước cần chuẩn bị cho nền kinh tế hậu Covid-19 bằng cách đưa các nguồn vốn, lao động, kỹ năng và sự đổi mới vào trong các ngành nghề và lĩnh vực kinh tế mới, hiện đại hóa giáo dục, học tập trực tuyến, triển khai công nghệ mới để mở rộng phạm vi các chương trình bảo trợ xã hội… 

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.