Vượt biên đi lao động: Tiền mất, tật mang

Lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép lao động chui.
Lực lượng chức năng Trung Quốc trao trả công dân Việt Nam nhập cảnh trái phép lao động chui.
(PLO) - Tin vào những lời hứa hẹn của những kẻ môi giới về công việc tốt, thu nhập cao tại Trung Quốc, một số người đã “nhắm mắt đưa chân” ồ ạt xuất cảnh trái phép đi lao động “chui” để rồi vỡ mộng, “tiền mất, tật mang”. 

Những con số đáng báo động

Thời gian gần đây, do đời sống khó khăn, thiếu việc làm hay do công lao động thấp, thiếu hiểu biết pháp luật, một số nông dân ở nhiều địa phương miền Bắc, miền Trung đã “nhắm mắt đưa chân” ồ ạt xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động “chui”. 

Theo khảo sát, các địa phương có người sang Trung Quốc lao động “chui” nhiều nhất là Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Trong đó, hơn 45% lao động “chui” là người dân tộc thiểu số, học vấn thấp, không có tay nghề. Việc làm của họ bên Trung Quốc là lao động phổ thông, giản đơn như phụ hồ, bốc vác, khai hoang, trồng trọt, thu hoạch mùa màng... Cuộc sống của lao động “chui” nơi xứ người rất vất vả, cực nhọc, nhiều rủi ro, hệ lụy. Do không thông thạo tiếng bản địa nên thường bị chủ sử dụng lao động o ép về thời gian làm việc, tiền công, nhiều trường hợp bị cưỡng bức, bóc lột sức lao động.

Theo báo cáo của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa, hiện tỉnh có khoảng 8.300 lao động trên cả 27 huyện thị, thành phố xuất cảnh trái phép qua đường tiểu ngạch ở Quảng Ninh, Lạng Sơn sang Trung Quốc làm thuê. Dịp Tết Nguyên đán Bính Thân vừa qua, hơn 4.000 người trở về quê ăn Tết, số còn lại vẫn ở Trung Quốc lao động trái phép. Một số địa phương có nhiều lao động làm thuê trái phép như huyện Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia, Thạch Thành, TP Thanh Hóa, thị xã Sầm Sơn...

Tại Nghệ An, theo báo cáo của cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay,  riêng huyện Tương Dương có 2.006 người đi lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc với 1.549 người. 

Số người vượt biên trái phép sang Trung Quốc làm thuê ở Hà Giang mỗi năm một tăng cao, trong đó chủ yếu là lao động người dân tộc thiểu số ở các huyện biên giới. Năm 2012, các huyện biên giới Hà Giang có 11.652 lượt người/11.898 lượt người toàn tỉnh sang Trung Quốc lao động “chui”. Năm 2013 có 17.263/17.568 lượt người. Năm 2014 là 19.743/ 20.313 lượt người và năm 2015 có 23.460/24.043 lượt người. Theo Phòng Trinh sát, Bộ đội Biên phòng Hà Giang, có tới 94% số lao động Hà Giang sang Trung Quốc làm thuê là đi theo đường mòn biên giới, không đăng ký xuất nhập cảnh theo quy định. Công việc chủ yếu của các lao động này là trồng và chặt mía, bốc vác hàng hóa, làm thuê tại các trang trại, khai thác mỏ, xây dựng… Thiếu tá Thào Mý Vư, cán bộ biên phòng tăng cường, Phó Bí thư Đảng ủy xã Minh Tân, huyện Vỵ Xuyên cho biết: “Đa số các trường hợp đi làm thuê sâu vào trong nội địa không có giấy tờ, hầu hết không có tiền. Chỉ có những trường hợp làm việc ở địa bàn giáp ranh có thể đi lại trong tuần, trong ngày, giữa hai bên biết nhau thì mới không bị lừa, mới được trả tiền”.

Hệ lụy lao động “chui”

Đến thời điểm này, Chính phủ hai nước Việt Nam - Trung Quốc chưa có hiệp định song phương về vấn đề xuất, nhập khẩu lao động, do đó công dân Việt Nam chỉ được phép nhập cảnh vào Trung Quốc để hoạt động thương mại, du lịch, học tập, thăm thân, chữa bệnh... Các trường hợp nhập cảnh vào Trung Quốc để lao động đều sai mục đích. Vì vậy, luật pháp Trung Quốc đã có những chế tài nghiêm khắc đối với việc nhập cảnh trái phép, lao động “chui”.

Trong số hơn 8.300 lao động “chui” Thanh Hóa có 585 người bị cơ quan chức năng Trung Quốc bắt, trao trả, đẩy trở lại qua biên giới, 9 người bị Trung Quốc đưa ra xét xử, 16 người bị tai nạn, tử vong, một số phụ nữ bị mất tích…

Hai năm 2014, 2015, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có trên 2.063 lượt người ở 8/8 huyện, thành phố đang lao động trái phép tại Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở một số địa bàn huyện như: Pác Nặm, Ngân Sơn, Ba Bể, Na Rỳ, Chợ Đồn và Chợ Mới... Trong số đó đã có 1.124 người trở về địa phương, còn lại 939 người vẫn đang ở Trung Quốc. Trong số người trở về có 137 trường hợp bị bắt, phạt tiền, bị đòi tiền chuộc, bắt lao động công ích…và trao trả, đẩy trở lại qua biên giới. Nhiều trường hợp trở về không được chủ sử dụng lao động trả hết tiền công, một số bị ốm đau bệnh tật, đặc biệt có 2 trường hợp ở huyện Pác Nặm tử vong và gia đình đã phải lo tiền, phương tiện đi nhận tử thi tại cửa khẩu của tỉnh Hà Giang.

Anh Mã Văn Phượng (SN 1977, trú tại thôn Chợ Cũ, xã Lạng San, huyện Na Rỳ, Bắc Kạn), một lao động trở về kể: Khoảng tháng 3/2015, biết chủ bên Trung Quốc cần lao động trồng mía với giá 80 NDT/ngày nên anh đã rủ thêm nhiều người ở 3 xã Lạng San, Ân Tình và Lương Thành tham gia. Ngày 25/4/2015, gia đình anh gồm 3 người là 2 vợ chồng anh và con trai Mã Văn Hưng (SN 1988) cùng 10 người khác thuê xe lên cửa khẩu Tà Lùng, huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng.

Tại đây 13 người được anh Hoàng Văn Nhất (ở xã Đoòng Lèng, huyện Phục Hòa, Cao Bằng) dẫn sang Trung Quốc cho một ông chủ thuê lao động, làm thuê được 3 ngày thì bị Công an Trung Quốc truy bắt. Vợ chồng Phượng và 3 người khác may mắn trốn thoát về Việt Nam, còn lại 8 người trong đó có con trai Phượng bị Công an Trung Quốc bắt giữ.

11 tháng sau, 8 người xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc lao động tại 2 xã Lạng San và Ân Tình bị bắt giam đã trở về an toàn nhưng cái giá phải trả cho việc lao động “chui” là 11 tháng giam giữ và mỗi người mất 17 triệu đồng trả cho các “cò mồi” tìm kiếm tung tích và chuộc thân. Để có số tiền đó, nhiều gia đình đã phải bán hết trâu, bò, lợn, dê..., vay mượn họ hàng, thậm chí đi vay nặng lãi.

Anh Lường Văn Tùng (SN 1977, trú tại Nà Kham, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn) cùng một số người trong xã xuất cảnh trái phép sang Trung Quốc làm phụ vữa và lắp điện nước. Khi làm xong công trình được một ít tiền, những người kia trở về địa phương, riêng anh Tùng ở lại tiếp tục tìm việc mới.  Anh Tùng bị Công an Trung Quốc bắt giam 2 tháng khi đang ở nhà trọ chờ tìm việc làm.

Đầu tháng 3/2016, tại xã Minh Sơn, huyện Bắc Mê, Hà Giang, 9 em nhỏ có độ tuổi từ 13-15, đều là người dân tộc Mông đã bị đối tượng đến tận nhà dụ dỗ, lừa bịp đưa sang Trung Quốc với lời hứa sẽ trả tiền công 100 NDT cho một ngày làm việc. Do công việc quá vất vả, không làm bị đánh đập nên các em đã rủ nhau bỏ trốn.

Đọc thêm

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.

Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu nội dung bài viết: "Báo chí cách mạng Việt Nam: NGỌN CỜ TƯ TƯỞNG, ĐỘNG LỰC TO LỚN GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC VỮNG BƯỚC VÀO KỶ NGUYÊN MỚI" của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương nhân dịp 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam

70% học sinh có hành vi bạo lực là có hoàn cảnh gia đình đặc biệt

Quang cảnh phiên chất vấn sáng 20/6. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Dẫn thống kê điều tra của ngành Giáo dục cho thấy có đến 70% các học sinh có hành vi bạo lực với người khác đều có hoàn cảnh gia đình đặc biệt (hoặc bố mẹ ly hôn, hoặc chứng kiến bạo lực gia đình, hoặc bản thân bị bạo lực gia đình) nên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh phải bằng mọi cách, mọi biện pháp giảm thiểu, hỗ trợ, kiểm soát càng nhiều càng tốt để không ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, thái độ ứng xử, quan điểm của các em.

Bài 3: Tiên phong, 'mở đường' trong đổi mới, phát triển

Tại Lễ trao Giải Búa liềm vàng năm 2024, ngày 20/1/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm và Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú trao giải A cho các tác giả, đại diện nhóm tác giả. Trong đó có tác giả Vân Anh của Báo Pháp luật Việt Nam. (Ảnh: Thành Đạt)
(PLVN) - Đất nước thống nhất, báo chí bước vào giai đoạn phát triển mới. Đặc biệt, những tồn tại, những vấn đề đặt ra từ thực tiễn của thời kỳ bao cấp đòi hỏi phải có lời giải để đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế. Và báo chí - một lần nữa lại lĩnh sứ mệnh “tiên phong”, “đi trước mở đường” trong quá trình đổi mới, phát triển.

Kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2025: Cần phối hợp ngăn chặn gian lận công nghệ cao

Thủ tướng chủ trì Hội nghị toàn quốc chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp cơ sở, cấp xã phải đặc biệt quan tâm đến kỳ thi, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị toàn quốc về công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2025, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ trụ sở của Chính phủ tới 402 điểm cầu tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, với khoảng 7.000 đại biểu tham dự vừa diễn ra…

Báo Pháp luật Việt Nam nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

TS. Vũ Hoài Nam - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo PLVN (thứ ba từ phải sang) nhận bằng khen do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trao tặng. Ảnh: Lam Hạnh
(PLVN) - Tại cuộc gặp mặt nhân dịp kỷ niệm 100 năm báo chí cách mạng Việt Nam do Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức, Báo Pháp luật Việt Nam vinh dự được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong tuyên truyền báo chí về nhiệm vụ quân sự - quốc phòng giai đoạn 2020-2025.

Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2025: Tìm lời giải cho báo chí trong kỷ nguyên số

Ông Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ tại Diễn đàn. (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Từ cú hích của trí tuệ nhân tạo AI đến sự trỗi dậy của hệ sinh thái truyền thông thay thế dẫn đầu bởi các Tiktoker, Youtuber, báo chí chính thống đang đối mặt với loạt thách thức chưa từng có: tin giả lan nhanh, độc giả trẻ rời bỏ, nguồn thu co hẹp và người dùng ngày càng quen với việc “đọc miễn phí”. Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh thẳng thắn nhìn nhận: “Chúng ta đã mắc sai lầm lớn khi dâng hiến thông tin miễn phí trên mạng xã hội”.