Vướng mắc về thời hạn áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án

(PLVN) -Bên cạnh những thuận lợi, trong quá trình áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, các cơ quan THADS vẫn còn gặp một số khó khăn cần được cơ quan có thẩm quyền, sự phối hợp của các ban ngành, Ban Chỉ đạo THADS các cấp chỉ đạo, hướng dẫn.

Thời hạn cụ thể với từng biện pháp bảo đảm

Khi áp dụng biện pháp bảo đảm phong tỏa tài khoản, Chấp hành viên còn gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin, tiến hành xác minh về tài khoản của người phải thi hành án do các quy định về bảo mật thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, ngân hàng, Kho bạc nhà nước. Có tổ chức tín dụng, ngân hàng chưa chịu hợp tác trong việc cung cấp thông tin cho người được thi hành án. Trong khi đó, Điều 176 Luật THADS chỉ quy định trách nhiệm của Kho bạc nhà nước, ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong THADS chứ không quy định cụ thể việc xử lý khi các tổ chức trên không thực hiện trách nhiệm phối hợp của mình theo quy định của pháp luật.

Về thời hạn áp dụng các biện pháp bảo đảm THADS, Luật THADS quy định đối với biện pháp phong tỏa tài khoản thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phong toả tài khoản, tài sản ở nơi gửi giữ, Chấp hành viên phải áp dụng biện pháp cưỡng chế hoặc ra quyết định chấm dứt việc phong tỏa theo quy định của Luật này.

Đối với biện pháp tạm giữ tài sản, giấy tờ của đương sự thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật THADS; trường hợp có căn cứ xác định tài sản, giấy tờ tạm giữ thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án nhưng đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình thì Chấp hành viên phải ra quyết định trả lại tài sản, giấy tờ cho người có quyển tờ hữu, sử dụng.

Còn với biện pháp tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có căn cứ xác định tài sản thuộc quyền sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án, Chấp hành viên phải ra quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của Luật THADS; trường hợp có căn cứ xác định tài sản không thuộc sở hữu, sử dụng của người phải thi hành án thì Chấp hành viên phải ra quyết định chấm dứt việc tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đổi hiện trạng tài sản.

Việc quy định thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án là cần thiết. Sau khi hết thời hạn quy định thì Chấp hành viên buộc phải tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để thi hành án. Điều này sẽ đảm bảo việc thi hành án được thực hiện liên tục, nhanh chóng, bảo vệ quyền lợi cho đương sự.

Chưa đủ căn cứ tiến hành bước tiếp theo

Tuy nhiên, quy định thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án với thời hạn nhất định, không có trường hợp ngoại lệ thì trong một số trường hợp thực tế đã gây ra không ít khó khăn cho Chấp hành viên khi giải quyết việc thi hành án. Sau khi áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì trong nhiều trường hợp Chấp hành viên phải tiến hành xác minh tài sản, thông tin về tài sản rồi sau đó mới quyết định có kê biên, xử lý tài sản hay không.

Cụ thể, tại Điều 89 Luật THADS quy định trước khi kê biên tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật, Chấp hành viên yêu cầu cơ quan đăng ký cung cấp thông tin về tài sản, giao dịch đã đăng ký. Trong trường hợp này thời hạn xác minh, cung cấp thông tin không phải hoàn toàn phụ thuộc Chấp hành viên mà còn phụ thuộc vào các cơ quan có liên quan trong việc cung cấp thông tin, đôi khi bị chậm trễ, kéo dài. Như vậy, trong trường hợp trên Chấp hành viên không thể tiến hành cưỡng chế cũng như không thể ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án vì chưa có đủ các căn cứ cần thiết.

Mặt khác, có những trường hợp Chấp hành viên chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án nhưng các bên đương sự vẫn có thể tiến hành các thỏa thuận về biện pháp và thời gian thi hành án. Do vậy không phải trường hợp nào khi đã tiến hành áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án cũng sẽ dẫn đến việc cưỡng chế thi hành án.

Trong trường hợp các bên đương sự đã thỏa thuận được phương thức và thời gian thi hành án mà thời gian đó dài hơn thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án thì Chấp hành viên vẫn không thể ra quyết định cưỡng chế vì phải tôn trọng sự thỏa thuận của các đương sự, đồng thời cũng không có căn cứ để ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, trừ trường hợp người được thi hành án tự nguyện yêu cầu chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án và chịu trách nhiệm về yêu cầu đó.

Thực tế nêu trên đặt ra vấn đề khi đã hết thời hạn áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo luật định mà Chấp hành viên chưa có đủ căn cứ tiến hành các bước tiếp theo như áp dụng biện pháp cưỡng chế hay chấm dứt áp dụng biện pháp bảo đảm thì quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án có còn hiệu lực thi hành nữa hay không? Đây vấn đề còn bất cập mà Chấp hành viên gặp phải trong quá trình tổ chức thi hành án, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu xem xét sửa đổi.

Đọc thêm

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Hậu Giang tuyên truyền pháp luật luôn bám sát nhu cầu xã hội

Hậu Giang tuyên truyền pháp luật luôn bám sát nhu cầu xã hội
(PLVN) - Nhiều năm qua, công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Hậu Giang triển khai hiệu quả với nội dung đa dạng, phong phú, hình thức mới mẻ, hấp dẫn. Sở Tư pháp Hậu Giang thường xuyên tham mưu UBND tỉnh tạo điều kiện và tăng cường nhiều giải pháp hỗ trợ người dân tiếp cận pháp luật.

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.