Vui xuân "giải trí" cờ bạc, coi chừng "bạc mặt" đầu năm

Không nên đánh bạc dưới hình thức nào (Trong ảnh: tang vật một vụ đánh bạc bị CQCA thu giữ)
Không nên đánh bạc dưới hình thức nào (Trong ảnh: tang vật một vụ đánh bạc bị CQCA thu giữ)
(PLO) - Dịp sau Tết, không ít người chọn đánh bạc làm hình thức giải trí. Các chuyên gia luật khuyên mọi người tránh xa, kẻo vướng vòng lao lý. 

Tại những địa điểm vui chơi, tham quan công cộng như công viên, khu di tích chùa chiền… là địa điểm thường diễn ra các trò giải trí dưới hình thức cờ bạc. Sau đó chuyển sang hình thức ăn thua.

Đặc biệt là tại các gia đình, thời gian đầu năm được nghỉ ngơi, nhiều người tụ tập đánh bài dưới hình thức vui chơi. Tuy nhiên, khi đã có sự ăn thua, rất dễ chuyển sang hình thức cờ bạc.

Một cán bộ Cục CSĐT tội phạm về TTXH (C45, Bộ Công an) cho biết đơn vị đã lường trước thực trạng này ở dịp trước trong và sau Tết Nguyên đán nên đã giao nhiệm vụ và phối hợp cùng các đơn vị công an các tỉnh thành triển khai các biện pháp nghiệp vụ cần thiết. 

“Người dân nên cung cấp thông tin giúp lực lượng công an tiếp cận, triệt phá các đường dây, đối tượng cờ bạc chuyên nghiệp, và tránh xa các tụ điểm cờ bạc, vì đánh bài dưới bất cứ hình thức nào cũng là vi phạm pháp luật” - vị cán bộ khuyến cáo.

Lợi dụng tâm lý hội hè

Theo nhận định của Bộ Công an, năm nào cũng vậy, lợi dụng tâm lý hội hè, xả hơi ngày Tết, tệ nạn cờ bạc lại rộ lên, đặc biệt là ở các vùng nông thôn. 

Có người chỉ đứng chơi, xem, nhưng khi bị công an bắt tại sới bạc sẽ phải đến trụ sở cảnh sát để viết tường trình lấy lời khai xác minh.

“Riêng việc này cũng đủ mệt, chưa nói tới hành vi không tố giác tội phạm, vì vậy không nên đứng ở các sới bạc” - vị cán bộ C45 cảnh báo.

Một luật sư, Đoàn Luật sư Hà Nội phân tích: Sau những ngày Tết, nhóm bạn bè hay người thân trong gia đình ngồi lại với nhau đánh bài ăn tiền với suy nghĩ chơi bài vui xuân với số tiền nhỏ là không phạm pháp. Song, dù với số tiền nhỏ vẫn là hành vi đánh bạc trái phép. 

Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp. 

Đánh bạc trái phép có các hình thức: Mua các số lô, số đề; xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề… 

Điều 26 Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ, quy định: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200-500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

Phạt tiền từ 1-2 triệu đồng nếu: đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; Cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; Bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề. 

Phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi: Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; Che giấu việc đánh bạc trái phép.

Phạt tiền từ 5 triệu đến 10 triệu đồng nếu rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; Dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; Đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; Tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép. 

Pháp luật cũng quy định phạt tiền từ 10-20 triệu đồng nếu có hành vi phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; Tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề.  

“Hình thức chơi số lô số đề nhiều người vẫn đang tham gia khá mạnh, kể cả giới công chức, viên chức” - luật sư này cảnh báo. 

Điều 248 BLHS quy định: Người nào đánh bạc trái phép hay tổ chức đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào, được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng đều có thể bị khởi tố hình sự, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. 

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Khởi tố nghi can hàng loạt vụ trộm trên xe ô tô tại Rạch Giá

Bị can Ngô Phụng Tuấn
(PLVN) - Ngày 11/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang đã tống đạt Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện Lệnh bắt tạm giam đối với Ngô Phụng Tuấn (SN 2006, ngụ phường An Bình, TP Rạch Giá) về tội "Trộm cắp tài sản".