Vụ ngư dân Cà Mau bị hành hạ trên biển: Một nạn nhân được xác định thương tích 48%

Nghi can Hùng.
Nghi can Hùng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Chiều 23/11, Trung tâm Pháp y tỉnh Cà Mau chuyển kết quả giám định thương tích của ông Trương Văn Trung (47 tuổi, ngụ huyện U Minh Thượng, Kiên Giang) cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Trần Văn Thời. Ông Trung là một trong 2 nạn nhân bị hành hạ trên tàu cá BT 97993-TS của bà Phạm Thị Hà (quê Bến Tre, tạm trú tại khóm 3, thị trấn Sông Đốc).

Trao đổi với báo chí, Thượng tá Phan Bửu Kiếm, Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự Công an tỉnh Cà Mau cho biết, tỷ lệ thương tích của ông Trung là 48%. Với kết quả này, Công an huyện Trần Văn Thời đủ điều kiện khởi tố bị can với những người hành hạ ông Trung.

Công an huyện Trần Văn Thời đang tạm giữ hình sự 3 nghi can là Nguyễn Công Toàn (33 tuổi, ngụ Bến Tre, con trai bà Hà), Nguyễn Văn Tỵ (34 tuổi, ngụ xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời) và Đoàn Văn Hùng (44 tuổi, ngụ thị trấn Sông Đốc).

Một LS cho biết, người nào hành hạ nạn nhân có tỷ lệ thương tích từ 31% trở lên sẽ phạm vào khoản 2 Điều 140 BLHS, mức án tù 1 - 3 năm.

Nạn nhân Trung.

Nạn nhân Trung.

Tại buổi họp báo do Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau và các cơ quan chức năng tổ chức chiều 22/11, Thượng tá Phan Bửu Kiếm nói vị trí xảy ra vụ việc nằm ở ngoài khơi thuộc vùng biển tỉnh Cà Mau, nhưng không xác định được thuộc huyện nào. Vì vậy, đơn vị nào phát hiện vụ việc thì giao thụ lý để xử lý.

Vì vậy, Công an huyện Trần Văn Thời đã khởi tố vụ án Hành hạ người khác và tạm giữ 3 nghi can. Khi có kết quả giám định thương tích, CQĐT sẽ khởi tố các bị can.

Thượng tá Phan Bửu Kiếm thông tin thêm, sau khi thỏa thuận với chủ ghe, 2 bị hại đi biển luôn, không quay lại làm việc với cơ quan chức năng. Vì vậy, cơ quan chức năng đã yêu cầu bà Hà cho ghe vào bờ, nhưng người này không chấp hành. Sau khi thụ lý điều tra, Công an huyện Trần Văn Thời đã phối hợp cùng Đồn Biên phòng Sông Đốc điều tàu cá vào bờ để phục vụ điều tra.

“Nạn nhân Trung cũng đánh bắt ở trên biển, đến sáng 22/11 mới được đưa vào bờ, còn ông Bình chưa rõ đi đâu”, lãnh đạo Phòng Cảnh sát Hình sự tỉnh Cà Mau nói.

Hồi tháng 5/2022, ông Trương Văn Trung (47 tuổi) và anh Lê Văn Bình (30 tuổi, cùng ngụ Kiên Giang) trình báo với cơ quan chức năng tại thị trấn Sông Đốc về việc bị nhiều người hành hung trên tàu cá. Hai nạn nhân trình bày đầu tháng 1, tàu cá BT 97993-TS của bà Phạm Thị Hà đã xuất bến tại cửa biển Sông Đốc. Trên tàu có 7 thuyền viên do Nguyễn Công Toàn (còn gọi là To, con ruột bà Hà) làm thuyền trưởng.

Các thuyền viên là Nguyễn Văn Hùng (38 tuổi), Đoàn Văn Hùng, Trương Văn Trung, Phạm Chí Cường, Nguyễn Văn Của và Nguyễn Văn Tỵ (34 tuổi).

Vài ngày sau đó, một người không làm biển được, nên đi nhờ tàu cá khác vào bờ. Lúc này, bà Hà đưa anh Bình ra biển hoạt động cùng các thuyền viên khác.

Đến ngày 23/5, ông Trung bị Toàn, Tỵ và Đoàn Văn Hùng đánh gây thương tích. Cụ thể là dùng kìm bấm vào tai phải, bẻ gãy 4 cái răng, giập môi và gối chân phải. Ngày 24/5, ông Bình bị Toàn và Hùng đánh gây thương tích trên cơ thể tại vùng bả vai phải và gãy một cái răng.

Sau khi trở về đất liền vào cuối tháng 5, ông Trung kể với người dân địa phương về những ngày làm việc trên tàu cá BT 97993-TS, ông làm việc chậm hơn các đồng nghiệp vì sức khỏe yếu nên bị con trai chủ tàu là Nguyễn Công Toàn dùng roi đuôi cá đuối đánh vào người. Không chỉ vậy, Toàn còn lấy nước sôi đổ vào bắp chân ông Trung và bắt thuyền viên này ăn cá sống.

“Tôi hơi yếu, làm chậm tay. Những lúc làm không kịp anh em thì nó hành hung, đánh tôi, lấy roi cá đuối đánh giập thịt, bắt ăn 11 con cá mắt lộ sống. Cá vừa bắt lên, nó bắt tôi ngồi xé ăn. Tới giờ ăn cơm, nó ăn nhậu cho đã rồi kêu thằng bạn phải bẻ 1 - 2 cái răng, nói thằng nào không bẻ răng tôi thì bẻ răng thằng đó”, ông Trung kể.

Khoảng 2h ngày 22/11, ông Trung đã được tàu vận tải hàng hóa đưa vào cửa biển Sông Đốc. Nạn nhân này đã được cán bộ điều tra đưa đến Công an thị trấn Sông Đốc để ghi lời khai phục vụ công tác điều tra.

Tại cuộc họp giao ban báo chí, Thượng tá Kiếm cho biết Công an huyện Trần Văn Thời đã phải phối hợp Đồn Biên phòng Sông Đốc ra biển áp tải ghe cá đưa Toàn, cùng Nguyễn Văn Tỵ và Đoàn Văn Hùng (34 - 44 tuổi) vào bờ phục vụ điều tra, do họ không chấp hành yêu cầu.

"Giám đốc Công an tỉnh Cà Mau đã chỉ đạo Công an huyện Trần Văn Thời củng cố chứng cứ để khởi tố bị can đối với 3 người này", Thượng tá Kiếm nói và cho biết quá trình điều tra nếu đủ căn cứ xác định các tội danh khác sẽ tiếp tục xử lý.

Đọc thêm

Khởi tố 4 cán bộ liên quan sai phạm trong công tác tuyển sinh

Năm học 2021 - 2022, có 36/60 học sinh tuyển sinh không đúng quy định vào Trường Phổ thông Dân tộc nội trú THCS Quan Hóa.
(PLVN) - Ngày 10/1, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố 4 bị can về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ sai phạm trong tuyển sinh tại Trường phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú THCS huyện Quan Hóa.

Từ bạn tù đến đồng bọn ma túy, bộ ba lĩnh án chung thân

Các bị cáo tại phiên xét xử.
(PLVN) - Ngày 10/1, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án mua bán trái phép chất ma túy đối với 3 bị cáo: Nguyễn Phú Long Thành (SN 1976, trú phường Văn Chương, quận Đống Đa, TP. Hà Nội); Vi Xuân Hoài (SN 1954, trú xã Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An) và Kha Văn Minh (SN 1977, trú xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, Nghệ An).

Ông Trần Đình Triển bị phạt 3 năm tù

Luật sư Trần Đình Triển. (Ảnh: Facebook Trần Đình Triển)
(PLVN) - Bị cáo Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân, bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên phạt 3 năm tù vì tội lợi dụng quyền tự do ngôn luận xâm phạm lợi ích Nhà nước, tổ chức, cá nhân.

Bắt giam Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ

Cơ quan công an đọc lệnh bắt Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ.
(PLVN) - Ngày 10/1, Cơ quan An ninh điều tra công an tỉnh Nghệ An cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh Văn Hải, Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ và Cao Tiến Hạnh, nguyên Trưởng Ban quản lý rừng phòng hộ Tân Kỳ, với cùng tội danh “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng

Gọi báo cháy giả sẽ bị xử phạt nặng
(PLVN) -  Đường dây nóng 114 hoạt động 24/24h trong ngày, tiếp nhận cuộc gọi của người dân yêu cầu cứu hộ cứu nạn khi xảy ra cháy, nổ, mắc kẹt, đuối nước, sạt lở đất, sập nhà… Tuy nhiên, nếu gọi đến 114 để thông báo một vụ cháy không có thật, người gọi sẽ bị xử phạt.