Năm 2010, LHP Cannes (Pháp)- sự kiện thường niên về điện ảnh uy tín thế giới có sự xuất hiện của dàn sao Việt do một công ty rượu tài trợ với vé vào cửa là vé dành cho khán giả. Tuy nhiên 5 năm sau, Ban tổ chức LHP Cannes đã mời Lý Nhã Kỳ - khách mời đầu tiên đến từ Việt Nam tham dự. Từ đó cho tới nay, năm nào cô gái họ Lý cũng được Ban tổ chức mời tham dự.
Theo danh sách khách mời công bố trên website của LHP Cannes 2017, chỉ có 500 người là khách mời chính thức, trong đó có Lý Nhã Kỳ và không có cái tên Vũ Ngọc Anh.Trong đó, BTC chia khách mời chính thức thành nhiều loại. Khách mời chính thức từ BTC sẽ được sắp xếp vệ sĩ và xe sang đưa đón từ cửa khách sạn đến tận khu vực thảm đỏ, trong đó có những tên tuổi được nhiều người Việt biết đến như Nicole Kidman , Kristen Dunst, Phạm Băng Băng, Thư Kỳ, Uma Thurman , Elle Fanning , Araya Hargate , Lindsay Lohan, Paris Hilton,…
Chỉ có Lý Nhã Kỳ là khách mời chính thức của Ban Tổ chức
Đặc biệt, LHP Cannes 2017 là mốc son kỷ niệm 70 năm duy trì Cannes thì thành phần khách mời là những người có công đóng góp, thành tựu đặc biệt nổi bật cho hoạt động điện ảnh thế giới nói chung và hành trình 70 năm LHP Cannes nói riêng. Đối chiếu vào đây có thể thấy hiện đại diện duy nhất của Việt Nam có tên trong danh sách này là Lý Nhã Kỳ, không có tên Vũ Ngọc Anh. Vũ Ngọc Anh chưa bao giờ được BTC LHP Cannes mời đến dự với tư cách là khách mời danh dự để bước trên thảm đỏ theo nghi thức “Thảm đỏ Cannes” 70 năm qua.
Thế nhưng, tại LHP Cannes 2017 vừa qua, Vũ Ngọc Anh lại xuất hiện, được thông tin rằng cô là một đại biểu đến từ Việt Nam. Vậy sự thực ở đây là gì?
Theo tìm hiểu của PV, chiếc thẻ mà Vũ Ngọc Anh đưa ra khi cho rằng mình là khách mời chính thức tại Cannes chỉ là thẻ đeo thông thường mà bất kỳ ai đã đăng ký các hoạt động bên lề của Cannes, cụ thể như sự kiện Marche Du Film đều có. Số lượng này lên đến hơn 20.000 người.
Marche Du Film mà Vũ Ngọc Anh đề cập không phải là một tổ chức, mà chỉ là sự kiện được diễn ra song song với LHP Cannes. Đây là cuộc hội ngộ lớn của các chuyên gia trong ngành điện ảnh, những người đến mua và bán quyền làm phim, hợp tác với các đối tác để sản xuất các dự án điện ảnh.
Marché du Film lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1959 với một vài người tham gia và một phòng chiếu duy nhất trong một lều trên mái nhà của Palais Croisette cũ.
Năm 2016, Marché du Film đạt 11,902 đăng ký tham dự. Và tương ứng bằng ấy con người, BTC Marché du Film sẽ cấp “Huy Hiệu công nhận", cho phép thành viên đăng ký Marche Du Film được tham gia vào Khu vực thuộc phạm vi của sự kiện này.
Ngoài huy hiệu Marche, còn nhiều loại huy hiệu khác như báo chí, người hỗ trợ lễ hội… , với tổng số lượng thẻ đeo lên đến cả trăm nghìn thẻ, bởi bất kỳ ai đặt chân vào nơi diễn ra các hoạt động của Cannes, bao gồm hoạt động chính thức và các hoạt động bên lề do các đối tác của BTC thì cũng phải có thẻ đeo cùng code để đảm bảo an ninh.
Thẻ thông thường tham dự Marche Du Film - một hoạt động bên lề của Cannes
Vào cửa bằng “vé vớt” giờ cuối dành cho khán giả?
Liên quan đến câu chuyện có người mạo danh Lý Nhã Kỳ lấy vé lễ bế mạc LHP Cannes, trên facebook cá nhân của mình, Vũ Ngọc Anh viết: “Đến tận gần trước lễ bế mạc diễn ra 6 tiếng, khách mời mới chính thức nhận được thư phản hồi về địa điểm lấy vé. Khi bạn đến lấy vé, bạn sẽ phải mang theo thẻ mang chính tên, hình ảnh và code của mình đã được BTC chuẩn bị từ khi bắt đầu liên hoan phim để đối chiếu với danh sách khách mời. Đừng nghĩ sẽ có chuyện bạn là 1 cô gái A và đọc tên cô B sẽ được lấy vé của cô B, một sự kiện mang tầm vóc Quốc Tế chứ có phải là cái chợ đâu mà dễ dàng như vậy… Tôi được mời đàng hoàng và có trong danh sách lễ bế mạc đàng hoàng và chẳng có gì tự tin hơn khi tôi được xuất hiện là chính tôi "Một nữ diễn viên trẻ đến từ Việt Nam”.
Nhưng ít ai biết, 1 ngày trước khi LHP Cannes bế mạc thì tối 27/5/2017, Cục điện ảnh (như Vũ Ngọc Anh thông tin) mới gửi email cho Marche Du Film với nội dung: “Chúng tôi xin giới thiệu Ms Vu Ngoc Anh, người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh Việt Nam…”. Và đến 6 giờ sáng đúng ngày bế mạc 28/5 tức trước giờ bế mạc 6 tiếng, Vũ Ngọc Anh mới nhận được vé tham dự bế mạc. Đây là “vé vớt”, vé thông thường dành cho hàng ghế khán giả như hàng nghìn khách tham quan, khách tham dự hội chợ Marche Du Film, khách du lịch đến Cannes.
Do đó, việc Vũ Ngọc Anh nêu rõ quy trình nhận vé lễ khai mạc là chính xác nhưng chỉ đúng một nửa. Bởi không một khách mời chính thức từ BTC Cannes nào phải ngồi chờ đợi “vé vớt” để đi trên thảm đỏ. Bởi mấy chục năm qua, thiệp mời bước trên thảm đỏ luôn được gửi đến tận phòng khách sạn của nhân vật khách mời, và cũng chẳng có vị khách VIP nào biết được thông báo được đi trên thảm đỏ cách thời điểm đó 6 tiếng đồng hồ. Danh sách ngôi sao, tên khách mời bước trên thảm đỏ tại Cannes 2017 đều được BTC đăng tải trên website chính thức. Như vậy, nếu khẳng định, Vũ Ngọc Anh là khách mời, thì có chính xác hay không?
Đã đến lúc nên trả tất cả về giá trị thực sự của nó. Chưa kể, LHP Cannes đã có lịch sử 70 năm, BTC Cannes là những người… vẫn còn sống, ngày ngày vẫn sử dụng intrenet. Nếu một ngày đẹp trời, họ bật ngửa khi đọc những thông tin mà ai đó tự nhận là khách mời chính thức của họ, mà họ “sơ sót” không cử người chăm sóc, hỗ trợ theo quy định thì Cannes lẽ nào còn uy tín để mà vận hành tiếp 70 năm.
Sự thật về 02 phút trên màn hình LHP Cannes của Vũ Ngọc Anh
Theo thông tin từ trang web chính thức của LHP Cannes, gần như mọi hoạt động xung quanh LHP đều được ghi nhận, truyền tải và lưu trữ trên hệ thống. Chỉ cần vào trang website, người truy cập sẽ tìm được thông tin mình cần liên quan đến sự kiện nào.
Tuy nhiên, truy cập website, tìm thông tin liên quan tới ngày 22/5/2017 – ngày được cho là đáng nhớ đối với Vũ Ngọc Anh khi cô với tư cách khách mời thực hiện nghi thức bước trên thảm đỏ, bên trái màn hình là cảnh đạo diễn Hong Sang-Soo của bộ phim "The Day After". Thực tế, đây không phải là giờ chính thức của “Nghi thức thảm đỏ”.
Để không khí tại Cannes trở nên sống động, lan truyền đến toàn thế giới, BTC Cannes đã tinh tế bố trí 1 màn hình lớn, cùng hệ thống ghi hình trực tiếp. Nếu không phải là khách mời danh dự được xe chở đến tận thảm, được MC gọi tên chính thức, được bước trên thảm đỏ để vào khu vực VIP bên trong (tầng trệt), được các phóng viên từ các hãng truyền thông ghi hình, thì khách du lịch vẫn có cơ hội xuất hiện trên màn hình chính thức đặt cố định tại thảm đỏ.
Chỉ với trên 30m thảm đỏ, BTC Cannes đã khéo léo biến thảm đỏ thành nơi khách du lịch có thể đổ về để chụp những bức ảnh cho riêng mình, mà “phó nháy” túc trực sẵn thường nhiều vô kể. Các “phó nháy” hành nghề chụp ảnh tự do, không phải là phóng viên ảnh, không phải tuân thủ theo quy định của BTC Cannes dành cho giới truyền thông trong ăn mặc, khu vực di chuyển chụp hình.
Hay nói cách khác, hình ảnh mà khán giả Việt nhìn thấy trong đoạn clip 2 phút của Vũ Ngọc Anh được màn hình của BTC Cannes ghi lại như ghi lại hình ảnh của bất kỳ du khách, cá nhân, đoàn thể nào bước vào thảm đỏ đang được mở tự do (suốt ngày, trừ giờ diễn ra nghi thức thảm đỏ).