Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Hai bị cáo quanh co chối tội

Vụ mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề: Hai bị cáo quanh co chối tội
(PLO) - Hôm nay (9/9), TAND quận Long Biên tiếp tục phiên xử vụ án mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề. Tại tòa, hai bị cáo  Phạm Thị Nguyệt (45 tuổi, trú tại Yên Khánh, Ninh Bình) và Nguyễn Thị Thanh Trang (37 tuổi, trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) quanh co chối tội và đưa ra nhiều lý do để biện minh cho hành vi phạm pháp.

Với tư cách đại diện hợp pháp của bị hại, chị Trần Thị Thu H. (SN 1989, ở Cẩm Khê, Phú Thọ, tạm trú tại phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) – mẹ đẻ cháu Công cũng có mặt tại phiên xử. Xuất hiện tại tòa, chị H. trông khá “sành điệu” với mái tóc vàng hoe.

Vụ án bắt nguồn từ năm 2011, chị Trần Thị Thu H. chung sống như vợ chồng với anh Vũ Xuân T (SN 1984, quê ở Tuyên Quang) dẫn đến có thai ngoài ý muốn. Ngày 25-10-2013, chị H đã sinh hạ được 1 bé trai kháu khỉnh. Do sợ gia đình nổi giận nên chỉ 4 ngày sau khi sinh nở, chị H. và anh T. liền bế đứa con trai ngoài ý muốn đến chùa Bồ Đề để nương nhờ “cửa phật”.
Hành trình mua bán của “bảo mẫu” chùa Bồ Đề
Tại tòa, Nguyễn Thị Thanh Trang khai nhận quen biết với Nguyệt từ tháng 8/2012 trong một lần mang 1 bé bị nhiễm HIV đến chùa Bồ Đề gửi. Từ đó, Trang thường xuyên tới chùa và lần nào cũng thấy Nguyệt chăm sóc các trẻ trong chùa Bồ Đề nên ngỏ ý nhờ Nguyệt nếu như có cháu nào khỏe mạnh thì xin giúp về làm con nuôi.
Trang được ni sư Thích Đàm Lan nhận vào chùa và giao cho việc chăm sóc các trẻ. Về sau, ả được phụ trách quản lý phòng của 106 cháu.
Hầu hết các bé đều là những hoàn cảnh đáng thương, khi các cháu được bố mẹ đưa đến chùa thì Trang là người làm thủ tục tiếp nhận, phân vào các phòng đúng theo độ tuổi, đi xin học, họp phụ huynh, phân công người chăm sóc cho các bé.
Mỗi khi tiếp nhận sẽ khai báo tạm trú tạm vắng tại UBND phường và Công an phường, có cháu khai báo ngay, có cháu một thời gian sau mới khai báo.
Đến cuối năm 2013, chị H. và anh T. bế cháu Công đến chùa Bồ Đề gửi gắm. Theo lời khai của Trang, khi ấy mẹ đẻ cháu Công nói dối rằng cháu bé là con của một người bạn học bị nhỡ nhàng. Tuy nhiên, sau khi gửi con vào chùa, chị H. đã nói thật cho Trang biết cháu Công là con ruột của mình và muốn cho ai đó làm con nuôi.
Trả lời HĐXX, Trang quanh co cho rằng có đưa tên, tuổi bé Công vào sổ theo dõi của nhà chùa. Tuy nhiên, trước “cán cân công lý” của HĐXX với những câu hỏi dồn dập, “bảo mẫu” này thừa nhận không làm việc trên và đưa ra lý do: “Thời gian đó, nhà chùa được UBND kiến nghị không tiếp nhận thêm người vì đã quá đông, nên các cháu gửi vào thì cứ nhận sau này sẽ khai báo”.
Tại tòa, Trang khẳng định Nguyệt chủ động đưa ra ý kiến bồi dưỡng 40 triệu từ trước khi nhận cháu Công khoảng 1 tuần. Số tiền này, Trang chuyển vào tài khoản của mẹ ruột của cháu Gia Bảo là chị Trần Thị Thu H. 10 triệu đồng, còn lại 25 triệu đồng Trang chi tiêu cá nhân.
Thêm vào đó, Trang cho biết, để giải quyết dứt điểm và tránh nghi ngờ của anh Nguyễn Thành Long (người làm đơn tố cáo và là bố đỡ đầu cháu Công), Nguyệt đã hẹn gặp chị Hà. Sau đó, Nguyệt đóng giả là em của chồng mình, đề nghị chị Hà viết giấy rằng đã quan hệ với chồng Nguyệt, không có khả năng nuôi con nên trao trả lại.
Trước vành móng ngựa, Nguyệt nức nở khóc trả lời HĐXX.
Trước vành móng ngựa, Nguyệt nức nở khóc trả lời HĐXX.
Kẻ mua bán trẻ em muốn “về già có nơi nương tựa”
Bước đầu trả lời thẩm vấn tại tòa, Phạm Thị Nguyệt khóc lóc phủ nhận việc mua bán cháu Công với đồng phạm. Theo “mẹ mìn” này, chỉ sau khi nhận được con trai chị H. thì bị cáo mới đưa 35 triệu đồng cho Trang để chuyển tới mẹ đẻ cháu Công bồi dưỡng sức khỏe. Trước đó, bị cáo và Trang không hề thỏa thuận hay bàn bạc gì về chuyện tiền nong trong vụ nhận cháu bé về nuôi dưỡng.
Trả lời câu hỏi về việc không trực tiếp đến gặp chị Hà nhận con mà phải thông qua Trang, Nguyệt trình bày do “không hiểu biết pháp luật”. Khai trước tòa, Nguyệt trình bày có 2 con đẻ với người chồng trước và ba mẹ con chung sống ở quận Hoàng Mai. Tuy nhiên, chủ tọa công bố lời khai của 2 con bị cáo, từ năm 2000, Nguyệt bỏ nhà ra đi.
Giải thích về mục đích, động cơ mua bán cháu Công, bị cáo Nguyệt trình bày: “Xin cháu Công về nuôi dưỡng, bị cáo hoàn toàn chỉ xuất phát từ tình yêu thương trẻ. Hơn nữa, bị cáo muốn sau này về già còn có chỗ để nương tựa”.
HĐXX tiếp tục đưa ra câu hỏi về việc Nguyệt nhận nuôi tới 3 cháu bé độ tuổi rất nhỏ cùng một lúc, Nguyệt vừa đi làm vừa nuôi như thế nào? Trả lời vấn đề này, Nguyệt khẳng định, công việc may và bán quần áo mang lại thu nhập 15-20 triệu/tháng, đồng thời có sự giúp đỡ của anh Nguyễn Văn Vũ.
Tuy nhiên, HĐXX khẳng định, việc nhận nuôi con của Nguyệt đều không đúng về thủ tục pháp luật cũng như không đảm bảo về điều kiện chăm sóc: thu nhập, chỗ ở,…
Một chi tiết trong lời khai của Nguyệt khiến cả phòng xử bất ngờ chính là việc sau khi bỏ anh Học, Nguyệt đã chung sống cùng lúc với cả anh Nguyễn Văn Vũ và anh Phạm Đức Hữu. Khi nhận ba cháu bé về nuôi dưỡng, bị cáo nói dối với người tình là con đẻ để làm giấy chứng sinh và để các anh chu cấp tiền nuôi các cháu.
Trình bày trước Tòa, cả hai anh này đều cho rằng vì quá tin tưởng Nguyệt nên Nguyệt nói các cháu bé đều là con đẻ thì các anh này đều tin hết và đã gửi tiền cho Nguyệt (người 200 triệu, người 40 triệu) nuôi con, nay hai anh này cùng yêu cầu được nhận lại số tiền đó.
Nguyệt cũng khai thêm, vào năm 2006 ả làm hộ chiếu với mong muốn đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc. Năm 2009, bị cáo làm CMND khai tên giả là Phạm Thị Tân Nguyệt, sinh năm 1979. Lý giải về việc “thay tên đổi họ” Nguyệt lí nhí khai “không biết, do người ta ghi như thế, bị cáo không có ý kiến gì”.
Báo PLVN sẽ tiếp tục cập nhật thông tin./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người

Cần Thơ bắt khẩn cấp đối tượng tâm thần chém chết người
(PLVN) -  Ngày 1/5, thông tin từ Công an TP Cần Thơ cho biết, vừa bắt giữ Võ Chí Cường (29 tuổi, ngụ huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang). Đối tượng Cường là hung thủ chém chết một người và làm bị thương nhiều người khác trên địa bàn huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) và huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ).

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?

Những trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến, bạo động" khai gì?
(PLVN) - Ngoài trường hợp chủ tài khoản facebook ở huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), công an TP Đà Lạt đã làm việc với 3 trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật về việc Đà Lạt có bạo động. Các trường hợp này đều khai nhận lấy lại các thông tin lan truyền trên mạng xã hội chưa qua kiểm chứng hay xác thực.