Vụ án Cốc Tuấn Sơn: Cuộc chiến sinh tử của Thượng tướng Lưu Nguyên

Từ Tài Hậu (trái) và Quách Bá Hùng
Từ Tài Hậu (trái) và Quách Bá Hùng
(PLO) -Do sự bảo vệ và ngăn cản của các Phó chủ tịch Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng nên cuộc điều tra đối với Cốc Tuấn Sơn bị lộ, chứng cứ bị phong tỏa, tiêu hủy, một đạo Quân ủy bỏ dở cho qua không làm tiếp. Lưu Nguyên liền tố cáo vượt cấp, cùng Liêu Tích Long đi gặp Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào và Phó Chủ tịch Tập Cận Bình báo cáo chứng cứ tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn.

Công Phương Bân, Phó chủ nhiệm Cục nghiên cứu xây dựng quân đội Học viện khoa học quân sự Trung Quốc hôm 2/4/2014 đã cho đăng bài “Vụ án Cốc Tuấn Sơn tham nhũng chứng minh điều gì?” tiết lộ chi tiết Lưu Nguyên báo cáo lên Hồ Cẩm Đào:

“Lãnh đạo TCHC lần đầu báo cáo tình hình lên Chủ tịch Quân ủy Hồ Cẩm Đào, cuộc trao đổi diễn ra hơn 2 tiếng đồng hồ. Ban đầu đề nghị điều Cốc Tuấn Sơn đi khỏi TCHC, ông Hồ Cẩm Đào không đồng ý, cho rằng người như Cốc Tuấn Sơn đưa đi nơi nào thì cũng gây họa hại. Chính Hồ Cẩm Đào hạ quyết tâm trừng trị Cốc Tuấn Sơn nên mới đưa Sơn ra trước pháp luật”.

Tiếp nhận chức Chủ tịch Quân ủy, ông Tập Cận Bình rất coi trọng vụ án Cốc Tuấn Sơn, từng hơn 10 lần nêu tên Cốc Tuấn Sơn và đặc biệt ra chỉ thị yêu cầu “làm đến cùng vụ án này”. Một nguồn tin khác nói, khi Tập Cận Bình còn là Phó chủ tịch Quân ủy đã 12 lần bút phê điều tra xử lý vụ Cốc Tuấn Sơn, nhưng Quân ủy khi đó do nhóm Từ Tài Hậu kiểm soát vẫn không động tĩnh gì, chỉ miễn cưỡng 3 lần ra thông báo, cố ý làm nhẹ vụ việc.

Cốc Tuấn Sơn ra tay đối phó

Khi Lưu Nguyên báo cáo vụ việc lên trên, Cốc Tuấn Sơn cũng không chịu ngồi nhìn, ra tay làm 3 việc: Thứ nhất, liên tục gặp Từ Tài Hậu để “tác động” bằng cách biếu tiền. Thứ hai, sắp xếp một sát thủ chuẩn bị ám sát Lưu Nguyên với giá 200 triệu NDT; cung cấp địa chỉ và quy luật sinh hoạt của ông; chỉ thị sát thủ đợi xe của Lưu Nguyên về đến trước cổng nhà bóp còi thì ra tay. Lưu Nguyên rất tỉnh táo, luôn mang sẵn một khẩu súng ngắn, sát thủ không thể ra tay được. Lưu Nguyên từng cảm khái: “Chống tham nhũng thật không dễ! Có thể nói là dao đẫm máu”.

Thứ ba, những ngày đó, Cốc Tuấn Sơn luôn giữ trong túi áo một miếng gỗ Đào nhỏ làm bùa hộ mạng. “Đào” tức là “chạy trốn” với ý nghĩa thoát khỏi kiếp nạn. Sơn rất mê tín, còn luôn đeo chiếc huy hiệu Mao Trạch Đông, cho rằng Mao Trạch Đông có thể phù hộ mình. Sơn cũng mang vàng đi đúc 3 pho tượng Mao Trạch Đông bằng vàng, tặng Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng mỗi người 1 chiếc, 1 chiếc để lại cho bản thân.

Từ tháng 5/2010, Cốc còn tổ chức vu cáo chính trị và lên kế hoạch ám sát Lưu Nguyên cùng Trương Dương (Chủ nhiệm TCCT). Qua điều tra, Cốc Tuấn Sơn đã chuẩn bị 273 đơn thư tố cáo tội của Lưu Nguyên và Trương Dương; lập kế hoạch gây tai nạn giao thông khi xuống đơn vị công tác, thuê sát thủ bắn lén ám sát, gây cháy ở nhà khách hoặc bỏ thuốc độc vào đồ ăn.

Ngày 5/3/2015, trong thời gian họp Quốc hội, Lưu Nguyên đã đích thân xác nhận với báo chí “có xã hội đen, có chuyện, nhưng không rõ những tình tiết”. Ông đã trả lời như thế khi bị phóng viên truy hỏi về tin đồn nói ông bị sát thủ xã hội đen mưu đồ ám sát do quyết xử lý Cốc Tuấn Sơn.

Thượng tướng Lưu Nguyên
Thượng tướng Lưu Nguyên

Lưu Nguyên tấn công

Ngày 28/12/2011, tại Hội nghị Quân ủy mở rộng có gần 100 người dự ở Bắc Kinh, Lưu Nguyên đột nhiên phát biểu thoát ly văn bản chuẩn bị sẵn, nói về một bức ảnh “Phủ tướng quân” lưu truyền trên mạng. Ông nói một sĩ quan bỏ ra hàng trăm triệu tệ, chiếm 20 mẫu đất, xây 3 tòa biệt thự cực kỳ xa hoa, tham ô tài sản quân đội, buôn bán vũ khí, mua quan bán chức… khiến mọi người há hốc miệng nghe. 

Lưu Nguyên đột nhiên quay sang nói với 3 tướng chủ chốt Quân ủy khi đó là Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng và Lương Quang Liệt đang ngồi trên Đoàn chủ tịch: “3 đồng chí phụ trách Quân ủy đã nhiều năm ở cương vị lãnh đạo, cũng có trách nhiệm không thể thoái thác đối với tình hình tham nhũng nghiêm trọng trong quân đội!” Tất cả mọi người đều bất ngờ, không biết phải làm gì.

Cả hội trường im phăng phắc, rồi biến thành các cuộc trao đổi nhỏ, cả phòng họp trở nên hỗn loạn. Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình khi đó cũng ngồi trên Đoàn chủ tịch nhưng mặt không biểu lộ điều gì, rõ ràng họ đã biết trước chuyện sẽ xảy ra.

Không tới 2 tháng sau, ngày 11/2/2012, Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Trung Quốc bản điện tử đưa tin: “Trang web chính thức của Bộ Quốc phòng gần đây xác nhận: Trung tướng Cốc Tuấn Sơn, 55 tuổi, đã thôi giữ chức Phó chủ nhiệm TCHCC”, nhưng không tiết lộ ông ta sẽ đi đâu.

Từ Tài Hậu tính chuyện sát hại Lưu Nguyên

Động thái của Lưu Nguyên khiến Từ Tài Hậu hoang mang, khẩn trương hoạt động vì Cốc Tuấn Sơn, vì mình. Từ Tài Hậu sau khi định dùng tiền bạc, mỹ nữ để dụ dỗ, giăng bẫy Lưu Nguyên đều không thành công, dần nảy ý sát hại ông.

Sau khi Cốc Tuấn Sơn bị triệt chức, Từ Tài Hậu liền ra tay. Theo “Động Hướng”, Từ Tài Hậu đã liên quan đến 3 lần cho người mưu sát Lưu Nguyên. Hạ tuần tháng 3/2012, xe riêng của Lưu Nguyên khi chạy trên đường cao tốc Bắc Kinh – Thiên Tân thì bình xăng đột nhiên bốc cháy, tài xế bị bỏng nặng rồi chết, người cảnh vệ đã bị thương vì xả thân bảo vệ ông.

Cuối tháng 7/2012, khi Lưu Nguyên về Thanh Đảo nghỉ, một đêm đột nhiên có kẻ ném bom cháy vào căn hộ số 206 nơi ông nghỉ gây nên hỏa hoạn, nhưng  Lưu Nguyên đã kết thúc kỳ nghỉ từ 3 ngày trước nên không có trong phòng.

Cuối tháng 9/2012 Lưu Nguyên về Quân khu Tế Nam kiểm tra công tác, đường dẫn khí ga trong buồng tắm phòng 402 mà ông ở đột nhiên phát nổ lúc 12h đêm, khi đó Lưu Nguyên và người trợ lý của ông đang nói chuyện công việc bên ngoài nên vô tình thoát khỏi vụ mưu sát.

Tin Cốc Tuấn Sơn bị mất chức được công khai đầu năm 2012, nhưng do những người đứng sau như Từ Tài Hậu, Quách Bá Hùng ra sức che đậy nên tin tức không được giới truyền thông chính thức đưa tin.

Mãi đến ngày 1/8/2013, Đại tá Công Phương Bân, giáo sư Đại học Quốc phòng khi làm khách mời của “Diễn đàn cường quốc” trên báo mạng Nhân dân mới tiết lộ Cốc Tuấn Sơn liên quan vấn đề tham nhũng: “Cốc Tuấn Sơn và người tiền nhiệm, hai quan chức quân đội liên tiếp phạm tội khiến dân chúng rất bất bình”. Đó là lần đầu tiên tướng lĩnh cao cấp quân đội công khai tiết lộ tin Cốc Tuấn Sơn bị điều tra vì tham nhũng.

Cuối năm 2013, tình tiết vụ án Cốc Tuấn Sơn dần được lộ trên các báo, nhưng rồi lại chìm vào im lặng. Đến ngày 15/3/2014, Trung ương quyết định điều tra Từ Tài Hậu. Chiều tối 31/3/2014, Tân Hoa xã mới phát đi thông báo về diễn biến mới của vụ án Cốc Tuấn Sơn, cho biết Viện kiểm sát quân sự đã khởi tố Sơn về 4 tội tham ô, nhận hối lộ, sử dụng tiền công trái phép và lạm dụng chức quyền.

“Thời gian này cuộc đấu tranh giữa Lưu Nguyên và các đại quan tham diễn ra rất kịch liệt, có thể nói là dao đẫm máu” – đó là phát biểu của Trương Mộc Sinh, bạn thân kiêm quân sư của Lưu Nguyên trong bài viết đăng trên báo mạng Đại Chúng. Tướng La Viện trong bài viết đăng trên trang weibo của báo quân đội ngày 28/10/2014 cũng nói: “Khi chính ủy Lưu Nguyên điều tra vấn đề tham nhũng của Cốc Tuấn Sơn đã mấy lần suýt bị nạn”.

Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng thu được từ nhà Cốc Tuấn Sơn
Tượng Mao Trạch Đông bằng vàng thu được từ nhà Cốc Tuấn Sơn

Cuộc đấu quyết liệt 

Thiếu tướng Dương Xuân Trường ở Viện khoa học quân sự tháng 3/2015 đã công khai với báo chí: Nhóm Từ Tài Hậu đã lũng đoạn quyền lực quân đội và qua mặt người lãnh đạo Quân ủy cao nhất lúc đó.

Tờ “Bưu điện Hoa Nam buổi sáng” (SCMP) ngày 11/3 đưa tin: Tập Cận Bình năm 2010 trở thành Phó chủ tịch Quân ủy đã tận mắt thấy hai Phó chủ tịch Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng cướp đoạt quyền nhân sự và qua mặt Hồ Cẩm Đào. Báo dẫn lời một đại tá kỳ cựu đã nghỉ hưu: “Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng là người đại diện của người tiền nhiệm. Họ đã cô lập ông Hồ Cẩm Đào”.

Ngày 10/8/2015, các cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc đưa tin: Cốc Tuấn Sơn - Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - bị kết án tử hình (hoãn thi hành) về các tội tham ô, nhận hối lộ, đưa hối lộ, lạm dụng chức quyền, sử dụng tiền công trái phép.

Người phụ trách Tòa án quân sự cấp cao giải thích: Cốc Tuấn Sơn sau khi quy án đã tố giác hành vi phạm tội của người khác, có biểu hiện lập công lớn, tang vật được thu hồi toàn bộ nên được hưởng mức án tử hình hoãn thi hành.

 Ông Lý Lâm Nhất, bình luận viên của tờ SCMP, nói: Cốc Tuấn Sơn “tố giác hành vi phạm tội của người khác” ở đây là nhằm chỉ hai người Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng. Vụ án Cốc Tuấn Sơn là chìa khóa đã mở ra các vụ án Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng và cũng mở đầu cuộc chiến chống tham nhũng trong quân đội.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất

Độc đáo tác phẩm kêu gọi hành động vì Ngày Trái Đất
Từ trên không trung nhìn xuống những ngọn đồi nhấp nhô gần cây cầu Hebden, miền Bắc nước Anh, một tác phẩm nghệ thuật khổng lồ độc đáo đã được trình bày trên đồng cỏ xanh rộng lớn kèm với một lời kêu gọi hành động vì môi trường nhân Ngày Trái Đất 22/4.

Kiều bào tại Ba Lan trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw

Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng trao thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh.
(PLVN) - Tối 20/4, tại tiệc chiêu đãi do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức chào mừng các đại biểu kiều bào về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng đã trao Thư chúc mừng bà Cao Hồng Vinh (kiều bào ta tại Ba Lan) vừa trúng cử vào Hội đồng quận Ochota, Thủ đô Warsaw, Ba Lan.

Gần 70 đại biểu kiều bào tham dự Giỗ tổ Hùng Vương 2024

Đoàn chụp ảnh lưu niệm trước cổng Đền Hùng.
(PLVN) - Ngày 20/4 (tức ngày 12/3 Âm lịch), nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Thìn 2024, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao tổ chức Đoàn kiều bào gồm gần 70 đại biểu trở về từ hơn 20 quốc gia trên thế giới do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Lê Thị Thu Hằng dẫn đầu, hành hương về Đền Hùng - Phú Thọ.

Văn hóa đọc đặc trưng tại các quốc gia

Hội chợ sách sách lớn nhất thế giới Frankfurt năm 2022. (Ảnh: DW)
(PLVN) - Đã gần 5.000 năm kể từ khi cuốn sách đầu tiên ra đời, cũng là ngần ấy thời gian hình thành nên văn hoá đọc - cầu nối đến kho tàng tri thức quý báu của nhân loại. Tại mỗi quốc gia, văn hoá đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống xã hội, luôn được quan tâm đặc biệt và thúc đẩy trong dân chúng.

IMF cảnh báo mối nguy toàn cầu nếu tịch thu tài sản của Nga

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Ông Alfred Kammer - Giám đốc khu vực châu Âu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, bất kỳ bước đi nào nhằm tịch thu nguồn tài sản đang bị đóng băng của Nga đều cần được hỗ trợ về mặt pháp lý để tránh nguy cơ làm suy yếu hệ thống tài chính toàn cầu.

Dubai chìm trong nước

Dubai chìm trong nước
(PLVN) - Lượng mưa một ngày tương đương một năm gây ra ngập lụt khủng khiếp ở Dubai vào ngày 16/4.

Tổng thống Nga Putin nhận tấm giấy quan trọng

Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga Ella Pamfilova và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
(PLVN) - Chủ tịch Ủy ban bầu cử trung ương Nga (CEC) Ella Pamfilova đã trao cho Tổng thống Nga Vladimir Putin giấy chứng nhận chính thức đánh dấu chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Nga diễn ra hồi tháng 3 vừa qua.

Tin không vui với Ukraine

Thủ tướng Slovakia Robert Fico.
(PLVN) - Thủ tướng Slovakia Robert Fico tại một cuộc họp báo tuyên bố Slovakia sẽ phản đối việc Ukraine gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Việt Nam tin tưởng vào việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ tới

Đại sứ Mai Phan Dũng phát biểu chung trong Phiên thảo luận chung tại đề mục về việc theo sát và thực hiện Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna (VDPA) trong khuôn khổ Khóa họp lần thứ 55 của HĐNQ. Ảnh: TTXVN
(PLVN) - Cùng với vai trò, vị thế của đất nước, sự tham gia tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Việt Nam trong tư cách thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) nhiệm kỳ 2023 - 2025 hiện nay, sự đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với sự tham gia của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương quốc tế, chúng ta có cơ sở để tin tưởng vào sự ủng hộ của các nước đối với việc Việt Nam tái ứng cử vào HĐNQ nhiệm kỳ 2026 - 2028 sắp tới.