Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính

Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị trực tuyến quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.
Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan phát biểu tại hội nghị trực tuyến quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Kết luận số 48 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030, đến năm 2025, tỉnh Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc 7 huyện, thành phố thuộc diện phải sắp xếp.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan cho biết, từ nay đến năm 2025 Vĩnh Phúc có 22 xã thuộc 7 huyện, thành phố thực hiện sắp xếp. Các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cần tổ chức quán triệt, thực hiện tốt nội dung Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy.

Bên cạnh đó, các Ban xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, MTTQ tỉnh Vĩnh Phúc và các tổ chức chính trị - xã hội, các địa phương cần tăng cường công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân.

Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND các cấp tiếp tục rà soát, xây dựng phương án tổ chức thực hiện tổng thể, bảo đảm tính khoa học, tính kế thừa và chuyển tiếp và sau sắp xếp phải đáp ứng các tiêu chí, phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện thực tiễn. Đồng thời cập nhật ngay vào quy hoạch vùng huyện, vùng tỉnh, các quy hoạch khác; quan tâm việc bố trí, sắp xếp cán bộ sau sắp xếp; tăng cường hướng dẫn các vấn đề về tài chính, tư pháp, hộ tịch…

Vĩnh Phúc định hướng sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy phù hợp với quy định; những đơn vị có chức năng, nhiệm vụ giống nhau đề xuất sáp nhập, hợp nhất. Tỉnh hạn chế chia nhỏ, phân tán chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức; đẩy mạnh xã hội hóa, tách dịch vụ công ra khỏi chức năng quản lý nhà nước; giảm số lượng đơn vị sự nghiệp hợp lý.

Mục tiêu sau sắp xếp, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; quy định rõ việc sử dụng và lộ trình sắp xếp số lượng biên chế cán bộ, công chức và số lượng cấp phó của các đơn vị hành chính dôi dư sau sắp xếp; quy định rõ định mức phân bổ ngân sách, thời gian hưởng các chế độ, chính sách hỗ trợ đặc thù đối với các đơn vị hành chính khi thực hiện sắp xếp.

Thời gian qua, thông qua sắp xếp, khối quản lý nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc đã giảm được 5 chi cục, 84 phòng chuyên 2 môn và 116 đơn vị sự nghiệp công lập; giảm 01 đơn vị hành chính cấp xã; giảm 142 thôn, tổ dân phố; giảm trên 11% tổng biên chế so với thời điểm 30/11/2016.

Theo Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Kết luận số 48 của Bộ Chính trị về thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 thì đến năm 2025, cả nước hoàn thành sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 70% tiêu chuẩn; đơn vị hành chính cấp huyện đồng thời có tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 200% quy định; đơn vị hành chính cấp xã có tiêu chuẩn diện tích tự nhiên dưới 20% và quy mô dân số dưới 300% quy định. Đến năm 2030, hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã còn lại có đồng thời cả 2 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số dưới 100% quy định; đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích dưới 30% và quy mô dân số dưới 200% tiêu chuẩn; đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên dưới 30% và quy mô dân số dưới 300% tiêu chuẩn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên

Chuyển đổi số tại BQL Dự án Đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT tỉnh Hưng Yên
(PLVN) - Chuyển đổi số đang trở thành xu thế không thể đảo ngược, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nhận thức rõ điều này, Ban Quản lý (BQL) Dự án Đầu tư xây dựng công trình Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Hưng Yên đã và đang triển khai mạnh mẽ các kế hoạch và hoạt động nhằm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới phát triển kinh tế số và xã hội số.