Vinh danh 10 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trên UPCoM tiêu biểu về công bố thông tin và minh bạch

Vinh danh 10 doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn trên UPCoM tiêu biểu về công bố thông tin và minh bạch
(PLVN) - Trong khuôn khổ “Hội nghị DN thường niên 2019”, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa vinh danh 10 doanh nghiệp (DN) đại chúng quy mô lớn trên UPCoM tiêu biểu về công bố thông tin (CBTT) và minh bạch 2018 – 2019

Là đơn vị tiên phong trong triển khai các hoạt động quản trị công ty từ năm 2012, HNX đã tổ chức các chương trình đánh giá chất lượng CBTT và minh bạch của các DN niêm yết. Từ thành công của các chương trình này, từ năm 2018 HNX bắt đầu áp dụng đánh giá chất lượng CBTT và minh bạch cho các DN đại chúng quy mô lớn (ĐCQML) trên UPCoM. 

Chương trình đánh giá năm 2018 nhằm đánh giá nhận thức, thực thi các quy định và thông lệ tốt về CBTT và minh bạch; cung cấp các cơ sở, dẫn chứng cho việc kiến nghị rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến CBTT trên thị trường chứng khoán.

Bước sang năm thứ hai của chương trình đánh giá các DN ĐCQML, năm 2019, HNX tiếp tục đánh giá mức độ thực thi các quy định và thông lệ tốt về CBTT và minh bạch của các DN ĐCQML trên UPCoM, so sánh kết quả thực hiện so với năm trước và đưa ra các kiến nghị, đề xuất giúp DN nâng cao chất lượng CBTT. 

Đối tượng được đánh giá gồm các DN DN ĐCQML có cổ phiếu đang giao dịch trên UPCoM và có ngày giao dịch đầu tiên trước ngày 20/4/2018. Tổng cộng có 237 DN (tăng 77 DN so với năm 2018), chiếm 75,71% tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường UPCoM tại thời điểm chốt dữ liệu. 

Bộ tiêu chí đánh giá được xây dựng dựa trên các quy định về CBTT và quản trị công ty của các DN ĐCQML trên Thị trường chứng khoán, những thông lệ CBTT cũng như quản trị công ty quốc tế (nguyên tắc về Qquản rị công ty của OECD năm 2015).
Bộ tiêu chí bao gồm 65 câu hỏi được chia theo các nguyên tắc cốt lõi của quản trị công ty, đó là: quyền của cổ đông và đối xử bình đẳng với cổ đông, các bên có quyền lợi liên quan, CBTT và minh bạch và trách nhiệm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Các tiêu chí của chương trình năm nay tập trung vào nội dung CBTT và minh bạch để có thể đánh giá được cả tính tuân thủ, tự nguyện trong việc áp dụng các thông lệ quản trị cong ty và CBTT và minh bạch tốt. 

Kết quả đánh giá của chương trình cho thấy điểm CBTT và minh bạch trung bình của các DN ĐCQML trên HNX năm 2019 đạt 61,40% điểm, tăng 1,65 điểm so với năm 2018 và có 126/237 DN ĐCQML có điểm CBTT và minh bạch cao hơn mức trung bình.

Các DN ĐCQML tập trung nhiều hơn vào thực hiện các tiêu chí tuân thủ với tỷ lệ điểm dành cho các tiêu chí tuân thủ là 61,61% (năm 2018: 59,99%). Trong khi đó, việc thực thi các tiêu chí mang tính thông lệ tuy đã có cải thiện nhưng vẫn còn thấp, chỉ đạt 40,72% (năm 2018: 39,75%). 

Các DN ĐCQML thuộc rổ chỉ số UPCoM Large có điểm CBTT và minh bạch trung bình cao hơn các DN không thuộc rổ chỉ số này. Các DN ĐCQML có tỷ lệ nắm giữ của nhà nước cao hơn có xu hướng thực hiện CBTT tốt hơn. Trong khi đó, không có mối liên hệ giữa việc DN ĐCQML có vốn sở hữu nước ngoài và chất lượng CBTT.

Điều này có thể lý giải rằng khi chất lượng CBTT và minh bạch trong nước dần tiếp cận những chuẩn mực hoặc thông lệ CBTT và minh bạch quốc tế, thì mối liên hệ giữa việc DN ĐCQML có tỷ lệ vốn sở hữu nước ngoài và chất lượng CBTT minh bạch sẽ dần biến mất.

Các DN ĐCQML có chức danh chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc tách biệt có kết quả CBTT và minh bạch trung bình đạt 63,28% điểm (năm 2018: 61,68%), trong khi đó các DN ĐCQML có Chủ tịch kiêm nhiệm Tổng giám đốc chỉ đạt 50,24% điểm (năm 2018: 51,04%).

Đối với các DN ĐCQML có thành lập tiểu ban trực thuộc Hội đồng quản trị theo quy định tại Thông tư 155 thì điểm trung bình đạt 62,35% điểm, còn các DN ĐCQML không thành lập tiểu ban đạt 61,32% điểm. Ngoài ra, các DN ĐCQML có công bố Quy chế nội bộ về quản trị công ty có điểm trung bình là 65,83% điểm (năm 2018: 64,30%), cao hơn so với các DN  ĐCQML không có hoặc không công bố (56,77%).

Các DN ĐCQML có vốn hóa thị trường và tổng tài sản cao hơn thường có chất lượng CBTT và minh bạch tốt hơn. Điểm CBTT và minh bạch cũng có mối quan hệ tích cực với kết quả kinh doanh được đo bằng ROE và ROA, theo đó, mỗi 1% tăng của điểm CBTT và minh bạch đồng nghĩa với việc ROA tăng 0,08% và ROE tăng 0,17%. DN có chất lượng CBTT và minh bạch càng tốt thì giá cổ phiếu càng cao. Đây là dẫn chứng tốt để khuyến khích và thúc đẩy DN thực thi tốt hơn các quy định, thông lệ về CBTT và minh bạch 

Ngoài ra kết quả đánh giá cũng chỉ ra các tiêu chí DN ĐCQML thực hiện tốt, các tiêu chí thực hiện chưa tốt trong từng nội dung của CBTT và minh bạch. Đây là những phân tích chi tiết để giúp các DN ĐCQML có thể nhìn nhận các vấn đề trong việc triển khai và thực thi các quy định cũng như thông lệ CBTT và minh bạch tốt để khắc phục các mặt hạn chế, tăng cường các mặt đạt được để phù hợp với xu hướng quốc tế và bối cảnh của Việt Nam.

Dựa trên kết quả đánh giá của chương trình, Sở GDCK Hà Nội cũng đã đưa ra các khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng CBTT và minh bạch cũng như hướng tới nâng cao chất lượng QTCT của DN phù hợp với thông lệ quốc tế. Báo cáo kết quả đánh giá của chương trình năm nay sẽ được HNX phát hành tới tất cả các DN được đánh giá cũng như công bố công khai trên website HNX. 

Để khích lệ cũng như ghi nhận những tiến bộ mà DN ĐCQML đạt được trong năm 2018-2019 cũng như thúc đẩy nâng cao nhận thức của DN đại chúng thực hiện tốt CBTT và minh bạch trong thời gian tới, HNX đã tổ chức trao giải và vinh danh 10 DN ĐCQML thực hiện tốt CBTT và minh bạch  2018 - 2019. 

10 DN đại chúng quy mô lớn thực hiện tốt CBTT minh bạch 2018 – 2019

1) Tổng Công ty Dược Việt Nam - CTCP (DVN) 

2) CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (HND)

3) Tổng Công ty IDICO - CTCP (IDC)

4) Tổng CTCP Bảo Hiểm Quân Đội (MIG)

5) Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP (OIL)

6) CTCP Máy - Thiết bị Dầu khí (PVM)

7) CTCP Nước giải khát Sanest Khánh Hòa (SKH)

8) CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển năng lượng Vinaconex (VCP)

9) Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

10) CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa (VLB) 

Đọc thêm

Thay đổi nhân sự ngành Thuế

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận trao quyết định và chúc mừng ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng
(PLVN) - 2 vị trí Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) và Phó Cục trưởng Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) đã được hoán đổi giữa ông Lưu Đức Huy và bà Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Hoàn thuế GTGT: Nhận diện khó khăn, thách thức

Thời gian qua nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ gặp khó trong hoàn thuế GTGT vì phải truy xuất đến F0, F1...
(PLVN) - Mặc dù từ đầu năm đến nay, cơ quan thuế (CQT) đã giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) cho hơn 15 nghìn hồ sơ với tổng số tiền hơn 115 nghìn tỷ đồng, bằng 112% so với số hoàn cùng kỳ năm 2023, song công tác hoàn thuế vẫn đối diện với nhiều khó khăn, thách thức…