Viettel chính thức phát sóng di động tại Mozambique

 Sau 9 tháng triển khai đầu tư tại Mozambique, cuộc ddienj thạo đầu tien gọi về Việt Nam bằng sóng của Viettel đã thực hiện thành công trong niềm vui vỡ òa của những người lính Viettel...

Đúng 8h15 (giờ Mozambique) ngày 6/10 (khoảng 13h15 giờ Việt Nam, cùng ngày), Cty Movitel, liên doanh giữa Cty CP đầu tư quốc tế Viettel ( nắm 70% cổ phần) và đối tác Mozambique là SPI&Invespar chính thức phát sóng dịch vụ di động 9 trạm BTS đầu tiên tại Mozambique.
Mozambique là một quốc gia ở Đông Nam châu Phi, giáp với Ấn Độ Dương, Tanzania, Swaziland và Nam Phi. Có diện tích hơn 800 ngàn km2 (gấp hơn 2,4 lần Việt Nam), dân số hơn 21,4 triệu người (bằng ¼ dân số Việt Nam). 
Sau các cuộc gọi nội địa đầu tiên (nội mạng và ngoại mạng), cuộc gọi quốc tế đầu tiên đã được thiết lập thành công với chất lượng đạt tiêu chuẩn kỹ thuật.
Ngày 5/11/2010, Viettel được tuyên bố chiến thắng trong cuộc đấu thầu giấy phép cung cấp thông tin di động thứ 3 tại Mozambique với cam kết phủ sóng đến 80% dân số. Đây là giấy phép đầu tư nước ngoài thứ 4 của Viettel sau Campuchia, Lào và Haiti.
Trước đó, Mozambique có 2 nhà cung cấp dịch vụ di động là Mcel (liên doanh giữa Mozambique và Đức) và Vodacom (thuộc sở hữu của Tập đoàn Vodafone). Hết quý 1/2011, Mozambique có khoảng gần 7,7 triệu thuê bao điện thoại di động (tương đương khoảng 30% dân số). 
Sau 9 tháng tiến hành khảo sát và triển khai xây dựng hạ tầng, đến nay Movitel đã triển khai xây dựng hơn 5000 km cáp quang, phủ tới 100% thủ phủ các tỉnh, hơn tổng số cáp quang của cả quốc gia này đã có từ trước tới nay.
Movitel dự kiến triển khai 12.000 km trong năm nay. Sau 9 trạm BTS đầu tiên phát sóng, Movitel sẽ liên tiếp phát sóng các trạm BTS ở 11/11 tỉnh thành phố trên toàn quốc và dự kiến đến cuối năm 2011, tổng số sẽ là gần 1000 trạm phát sóng cả 2G và 3G- tương đương với tổng số trạm đã có của tất cả các nhà cung cấp khác.  
Movitel hiện có 570 nhân viên, trong đó có 138 kỹ sư, chuyên gia người Việt Nam.
T.Lan

Đọc thêm

Cấp bách khôi phục sản xuất nông nghiệp sau bão số 3 để bảo đảm đời sống nhân dân

Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.
(PLVN) - Thực hiện Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), ngày 18/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức Hội nghị hỗ trợ phục hồi sản xuất trồng trọt sau bão, lũ tại các tỉnh, thành phía Bắc.

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn

Kinh tế số giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …” - GS. TS Võ Xuân Vinh .

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực

Thị trường tín chỉ carbon và chiến lược phát triển nguồn nhân lực
(PLVN) -  Những năm gần đây, Việt Nam đã thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc giảm phát thải khí nhà kính và xây dựng thị trường tín chỉ carbon, đặc biệt là thông qua các tuyên bố tại COP26 và COP27. Những cam kết này không chỉ khẳng định vai trò của Việt Nam trong nỗ lực toàn cầu mà còn tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển

Cần chuyển đổi mô hình trong phát triển bền vững kinh tế biển
(PLVN) -  Phát triển kinh tế theo mô hình tuần hoàn đang là một xu hướng chuyển đổi của các quốc gia để đi lên bền vững. Ở Việt Nam, mô hình này mới được đề cập và thực hiện với những bước khởi động trong phạm vi khiêm tốn. Trong phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn xuất hiện chưa nhiều, kể cả trong chính sách…

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'

'Kinh tế số có thể giúp Việt Nam vào nhóm có quy mô nền kinh tế lớn'
(PLVN) -  “Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi luôn đau đáu một điều là làm thế nào để nền kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững, giúp người dân hạnh phúc hơn, tham gia các hoạt động xã hội toàn diện hơn, thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội thuận lợi hơn …”, GS. TS Võ Xuân Vinh nói.

Doanh nghiệp sản xuất xăng giảm phát thải khí nhà kính

Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. (Ảnh: BSR).
(PLVN) - Trước xu hướng chuyển dịch năng lượng đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) ở khâu hạ nguồn đang tích cực thực hiện các giải pháp giảm phát thải.

Ngành Hải quan: Dự báo thu ngân sách khó khăn trong những tháng cuối năm

Cán bộ Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp. (Ảnh: Thu Hòa).
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu chịu thuế của cả nước trong tháng 8 giảm 1,9% đã khiến công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan có dấu hiệu chững lại với mức giảm 9% so với tháng 7/2024. Điều này cũng báo hiệu khó khăn trong công tác thu ngân sách nhà nước của ngành Hải quan những tháng cuối năm.

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc

Petrovietnam có tân Phó Tổng Giám đốc
(PLVN) - Ông Lê Mạnh Cường - Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam).

Cách nào giúp doanh nghiệp ứng phó với thuế carbon?

Sản xuất thép hiện đang đứng trước áp lực lớn của CBAM. (Ảnh: VSA).
(PLVN) - Theo lộ trình của Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM), từ ngày 1/1/2026, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ áp thuế carbon đối với 6 mặt hàng khi xuất khẩu vào EU. Cần phải làm gì để giúp doanh nghiệp (DN) Việt thích ứng với sự điều chỉnh này?