Việt Nam tiếp tục tăng hạng trong Chỉ số quyền lực châu Á năm 2020

(Nguồn: Viện Lowy).
(Nguồn: Viện Lowy).
(PLVN) - Viện Lowy đánh giá trong năm 2019, thứ hạng của Việt Nam được cải thiện một phần nhờ chỉ số ảnh hưởng ngoại giao Việt Nam tăng 3 bậc so với năm ngoái, lên vị trí thứ 9.

Ngày 19/10, Viện Lowy - viện nghiên cứu chính sách đối ngoại hàng đầu của Australia - công bố Chỉ số quyền lực tại châu Á (Asia Power Index) năm 2020, theo đó Việt Nam xếp thứ 12 trong tổng số 26 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, tăng một bậc so với năm ngoái.

Phóng viên TTXVN tại Sydney dẫn kết quả đánh giá của Viện Lowy cho thấy trong năm qua, thứ hạng của Việt Nam được cải thiện một phần nhờ chỉ số ảnh hưởng ngoại giao Việt Nam tăng 3 bậc so với năm ngoái, lên vị trí thứ 9.

Theo Viện Lowy, Việt Nam đã tham gia rất hiệu quả trong các diễn đàn và các sáng kiến thương mại khu vực, từ việc thúc đẩy đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) với tư cách là Chủ tịch ASEAN, cho đến nỗ lực thúc đẩy Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với 10 quốc gia thành viên khác.

Ngoài ra, trong năm 2020, Việt Nam cũng đã cải thiện nhiều về năng lực kinh tế và tăng 3 bậc trong chỉ số về mạng lưới quốc phòng.

Năm 2019, thứ hạng của Việt Nam cũng tăng 1 bậc trong bảng đánh giá Chỉ số quyền lực châu Á, chủ yếu nhờ thành tích trong lĩnh vực kinh tế và phát triển nguồn lực.

Ông Herve Lemahieu, Giám đốc chương trình ngoại giao và quyền lực châu Á tại Viện Lowy, nhấn mạnh việc kiểm soát tốt đại dịch COVID-19 là điều kiện cần nhưng không phải là duy nhất để cải thiện vị thế khu vực của một quốc gia ở châu Á.

Năm 2020, thứ hạng 5 nước đứng đầu Chỉ số quyền lực châu Á không thay đổi so với năm 2019, trong đó Mỹ được đánh giá là quốc gia có quyền lực lớn nhất trong khu vực, tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ và Nga.

Chỉ số quyền lực châu Á là công cụ phân tích của Viện Lowy theo dõi các thay đổi về mức độ ảnh hưởng của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực.

Chỉ số được đưa ra dựa trên đánh giá nhiều lĩnh vực như năng lực quân sự và mạng lưới quốc phòng, nguồn lực và quan hệ kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao-văn hóa, năng lực đối phó rủi ro, và nguồn lực cho tương lai.

Tin cùng chuyên mục

Các doanh nghiệp viễn thông cần sẵn sàng ứng cứu lẫn nhau trên cùng địa bàn khi cần roaming, sử dụng chung hạ tầng... (Ảnh minh hoạ: Viettel)

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp nghỉ Lễ 30/4 - 1/5

(PLVN) - Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đề nghị các doanh nghiệp viễn thông tăng cường các xe BTS lưu động đến các khu vực tập trung đông người như quảng trường, công viên, vườn hoa, phố đi bộ, các khu vực bắn pháo hoa, tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước… để sẵn sàng bổ sung lưu lượng phát sinh, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt, không bị nghẽn mạng.

Đọc thêm

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350

Vietnam Airlines “bắt tay” VNPT triển khai dịch vụ Internet trên không cho máy bay A350
(PLVN) - Ngày 18/4/2025, tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã tổ chức lễ trao hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ Internet trên tàu bay - IFC (In-Flight Connectivity). Sự hợp tác này giữa Vietnam Airlines và VNPT đưa khái niệm "kết nối trên không" trở thành hiện thực.

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 của PacBio, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học về Gen tại Việt Nam

DKSH đồng tổ chức sự kiện PRISM 2025 tại Việt Nam.
(PLVN) - Lần đầu tiên, DKSH đồng tổ chức hội nghị khoa học gen PRISM của PacBio tại Việt Nam. Sự kiện này kết nối các nhà khoa học khu vực với chuyên gia quốc tế và công nghệ giải trình tự tiên tiến, thể hiện cam kết của DKSH trong việc giúp cộng đồng khoa học Việt Nam tiếp cận giải pháp khoa học đời sống hiện đại.

AI mô phỏng tư duy người mất tích

Các nhà nghiên cứu Scotland đã phát triển một hệ thống máy tính tinh vi để mô phỏng hành động của những người bị lạc trong môi trường ngoài trời. (Ảnh: Pacific Northwest National Laboratory)
(PLVN) - Một mô hình trí tuệ nhân tạo tiên tiến do các nhà khoa học Scotland phát triển đang mở ra kỷ nguyên mới cho các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ, bằng cách phân tích hành vi của những người từng bị lạc để dự đoán nơi họ có thể xuất hiện.

Độc đáo loại pin 'co giãn' từ Thụy Điển

Pin có cấu trúc như kem đánh răng, có thể uốn cong theo mọi hình dạng (Ảnh: Thor Balkhed)
(PLVN) - Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Linköping mới công bố phát minh về loại pin mềm, có thể thay đổi hình dạng, hứa hẹn tạo nên bước đột phá trong lĩnh vực thiết bị đeo, robot mềm và công nghệ điện tử linh hoạt trong tương lai.

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025

Chủ nhân Giải thưởng VinFuture được vinh danh ở Giải thưởng Breakthrough 2025
(PLVN) - Nhóm các chủ nhân Giải Đặc biệt VinFuture 2023 vừa được vinh danh ở hạng mục Khoa học sự sống của Giải thưởng Breakthrough 2025 với công trình tiên phong khám phá vai trò của các GLP-1, nền tảng cho các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường và béo phì hiệu quả, thúc đẩy các liệu pháp điều trị mới đối với các bệnh thoái hóa thần kinh.

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?

AI có thể thay thế giáo viên ngoại ngữ?
(PLVN) -  ChatGPT và các công cụ AI khác đang dần thay thế hình thức học ngoại ngữ truyền thống, mang đến khả năng học tập linh hoạt 24/7. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra câu hỏi về giá trị của giáo viên trong việc tạo môi trường học tập đầy cảm hứng và kết nối sâu sắc giữa con người với con người.

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn một hạt gạo (Ảnh: John A. Rogers)
(PLVN) - Một nhóm các nhà khoa học quốc tế do Mỹ dẫn đầu vừa công bố phát minh mang tính đột phá trong y học: máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới, có thể tiêm vào cơ thể, điều khiển bằng ánh sáng và tự tan khi không còn cần thiết. Thiết bị này hứa hẹn mở ra cuộc cách mạng trong lĩnh vực y sinh, đặc biệt là trong điều trị các bệnh lý tim mạch và phục hồi sau phẫu thuật.