Việt Nam tham gia Hội đồng điều phối chương trình hợp tác toàn cầu về công cụ ứng phó Covid-19

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva - tham dự Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng Điều phối ACT-A bằng hình thức trực tuyến.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva - tham dự Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng Điều phối ACT-A bằng hình thức trực tuyến.
(PLVN) - Hội đồng điều phối của chương trình hợp tác toàn cầu “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19” (ACT-A - “Access to COVID-19 Tools Accelerator”) vừa được thành lập với 34 thành viên gồm một số tổ chức quốc tế và một số nước, trong đó có Việt Nam với tư cách Chủ tịch ASEAN.

Cuộc họp đầu tiên của Hội đồng đã diễn ra ngày 10/9 nhằm điều chỉnh kế hoạch của ACT-A như một giải pháp toàn cầu quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng đại dịch COVID-19, khôi phục hệ thống y tế và tăng trưởng toàn cầu. 

Hội đồng điều phối ACT-A nhằm mục đích hợp tác quốc tế trên cơ sở kinh tế và điều kiện đầu tư để tài trợ đầy đủ cho chương trình ACT-A, huy động sự lãnh đạo chính trị và sự ủng hộ của quốc tế, tích cực vận động thêm các nguồn lực cần thiết, giám sát các nguồn lực và tiến triển phục vụ cho việc phát triển nhanh chóng, phân phối một cách công bằng vaccine và các công nghệ y tế chống COVID-19, phương pháp điều trị và chẩn đoán COVID-19 cho tất cả hệ thống y tế ở các nước. 

Hội đồng điều phối ACT-A dự kiến sẽ hoạt động trong thời hạn 18 tháng, với 34 thành viên gồm các nước đại diện cho các nhóm khu vực (trong đó có Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Singapore đại diện cho Diễn đàn các quốc gia nhỏ, Nepal đại diện cho Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á), 9 quốc gia tài trợ ban đầu (gồm Anh, Ả-rập Xê-út, Canada, Đức, Italia, Na Uy, Nhật Bản, Pháp, Tây Ban Nha), 8 quốc gia định hình các thị trường cho các công cụ của COVID-19 (Ấn Độ, Brazil, Hàn Quốc, Mỹ, Indonesia, Nam Phi, Nga, Trung Quốc), Ngân hàng thế giới (WB) và một số tổ chức phi chính phủ. Đồng chủ tịch Hội đồng này là Nam Phi và Na Uy.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn đã dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Phiên cấp cao trực tuyến về Cuộc họp lần thứ nhất Hội đồng điều phối ACT-A nêu trên.

GS.TS.Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - chủ trì điểm cầu tại Bộ Y tế Việt Nam tham dự Phiên họp cấp cao Hội đồng điều phối ACT-A.
GS.TS.Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế - chủ trì điểm cầu tại Bộ Y tế Việt Nam tham dự Phiên họp cấp cao Hội đồng điều phối ACT-A.

Phiên họp do Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen đồng chủ trì. 

Hơn 100 đại biểu tham dự Phiên họp trực tuyến, trong đó có các Lãnh đạo cấp cao như Tổng Thư ký Liên hợp quốc António Guterres, Tổng thống Nam Phi, Tổng thống Rwanda và Lãnh đạo cấp Bộ, các Đại sứ các nước thành viên Hội đồng điều phối ACT-A tại Geneva cùng đại diện nhiều tổ chức quốc tế. 

Tham gia đoàn Việt Nam phát biểu tại Phiên thảo luận của Cuộc họp nêu trên, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai - Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva - bày tỏ cảm ơn hai đồng chủ trì đã mời Việt Nam tham gia với tư cách Chủ tịch ASEAN; nhấn mạnh Việt Nam hoan nghênh sáng kiến thành lập Hội đồng giúp thúc đẩy tiếp cận cân bằng vaccine và các công nghệ ứng phó COVID-19.

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai đề cao những hoạt động, nỗ lực  gần đây của Việt Nam và ASEAN trong ứng phó COVID-19; khẳng định cam kết của các nước thành viên ASEAN tiếp tục tăng cường đoàn kết, hợp tác quốc tế ứng phó đại dịch này, nhất là các hoạt động của Hôi đồng điều phối ACT-A nhằm tăng tốc tiếp cận một cách công bằng và với giá cả phải chăng đối với vaccine và các công cụ ứng phó COVID-19, thúc đẩy phục hồi sau đại dịch.

Cuộc họp đã ra tuyên bố của Hội đồng ACT-A, trong đó nhấn mạnh chương trình ACT-A là một phần không thể thiếu trong việc thực hiện Nghị quyết của Đại hội đồng Y tế Thế giới lần thứ 73 (WHA73.1 (3)) và đáp ứng đầy đủ cam kết của các nhà lãnh đạo G20 vào ngày 26/3/2020. 

Chương trình và Nghị quyết này đều nhấn mạnh sự cần thiết phải có các giải pháp đầu cuối để đẩy nhanh sự phát triển và phân phối công bằng, phổ cập trên toàn cầu vaccine, phương pháp chẩn đoán, điều trị COVID-19.

Các phương pháp tiếp cận toàn cầu là rất quan trọng để tối ưu hóa tác động và giảm thiểu rủi ro phát triển và chi phí tài chính của xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine COVID-19 mới. ACT-A thành lập Quỹ Vaccine Toàn cầu (COVAX: Global Vacines Facility) và liên kết với Hiệp hội Chẩn đoán (Diagnostics Consortium) để tổng hợp rủi ro và sức mua trong khi tối ưu hóa phân phối. 

Cơ chế phân bổ cho vaccine COVID-19 đã được hoàn thiện và đang được phát triển cho các công cụ khác. Đối với vaccine, điều này có nghĩa là thiết lập sự đồng thuận quốc tế rằng tất cả các quốc gia nên nhận vaccine với tỷ lệ tương tự cho đến khi tối thiểu 20% dân số của các nước được tiêm vaccine COVID-19.

Khi ngày càng có nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về vaccine, điều quan trọng là việc sử dụng các vaccine này phải phù hợp với phân bổ toàn cầu và phối hợp với Quỹ Vaccine Toàn cầu (COVAX) nhằm tối ưu hóa tác động và khả năng khởi động lại nền kinh tế toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả nhất có thể. 

Vì vậy, WHO đã tiến hành các cuộc thảo luận sâu rộng và liên tục với các quốc gia thành viên và các cuộc đàm phán với Ủy ban Châu Âu, để đảm bảo các thỏa thuận song phương hoặc đa phương đó phù hợp với Khung phân bổ công bằng của WHO.

Chương trình ACT-A được khởi động ngày 24/4/2020 nhằm tìm kiếm giải pháp toàn cầu với các mục tiêu: cung cấp một cách công bằng ít nhất 2 tỷ liều vaccine đến cuối năm 2021, tập trung vào các nhóm ưu tiên; cung cấp 245 đợt điều trị và 500 triệu xét nghiệm cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp từ nay đến giữa năm 2021 bên cạnh việc cung cấp bảo hộ cá nhân và máy oxi cho các quốc gia có nhu cầu. 

Để thực hiện các mục tiêu này, ACT-A cần huy động số tiền là 38 tỷ USD để đầu tư trước mắt và dài hạn vào 3 trụ cột, bao gồm nghiên cứu vaccine (15,9 tỷ USD); điều trị (7,2 tỷ USD), và chẩn đoán (6 tỷ USD) bên cạnh đầu tư cho hoạt động kết nối các hệ thống y tế (9 tỷ USD). 

Hiện tại, ACT-A mới huy động được số tiền là 2,7 tỷ USD (chỉ khoảng 7% của tổng số tiền cần thiết mà ACT-A ước tính), như vậy còn thiếu khoảng 35 tỷ USD. Canada và Pháp là hai nước tài trợ lớn nhất cho ACT-A đến thời điểm hiện tại.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.