Việt Nam hoan nghênh Mỹ ban hành luật chống thù hận người gốc Á

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại họp báo.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu tại họp báo.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật về các tội ác thù hận Covid-19 để ngăn chặn các tội ác nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói.

Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 27/5, trả lời câu hỏi đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Tổng thống Mỹ Joe Biden ký đạo luật cấm kỳ thị người Mỹ gốc Á, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh, Việt Nam hết sức quan tâm và coi trọng việc bảo đảm đời sống ổn định, an ninh, an toàn, và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. 

“Trên tinh thần đó, chúng tôi hoan nghênh việc Tổng thống Mỹ ký ban hành Đạo luật về các tội ác thù hận Covid-19 để ngăn chặn các tội ác nhằm vào cộng đồng người Mỹ gốc Á”, bà Hằng nói.

Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam mong muốn cộng đồng người gốc Việt và công dân Việt Nam đang sinh sống, làm việc, học tập tại Mỹ, cũng như toàn thể cộng đồng người gốc Á và kiều dân các nước tại Mỹ, được bảo đảm an toàn, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ y tế, giáo dục, việc làm để tiếp tục đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước cũng như quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam – Mỹ.

Về đề nghị cung cấp thêm thông tin về việc Việt Nam và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ký kết Bản ghi nhớ mới, trong đó có việc gia nhập thêm các công ước của ILO, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nêu rõ, phát triển nguồn nhân lực là một trong những đột phá chiến lược của Việt Nam trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam cũng luôn nỗ lực để đảm bảo tốt hơn quyền của người lao động. Việt Nam đã tham gia và triển khai hiệu quả nhiều thỏa thuận, chương trình hợp tác quốc tế về lao động và nguồn nhân lực.

Tính đến nay, Việt Nam đã gia nhập 25 công ước của ILO, bao gồm bảy trong tổng số tám công ước cơ bản, trong đó có liên quan đến các lĩnh vực thương lượng tập thể, phòng chống phân biệt đối xử, lao động trẻ em và lao động cưỡng bức.

Việt Nam cũng đã nỗ lực triển khai việc thực thi các công ước, trong đó bao gồm việc nội luật hóa các quy định của công ước trong hệ thống pháp luật quốc gia, đặc biệt là Bộ luật Lao động năm 2019.

Nhằm thúc đẩy việc áp dụng và thực thi các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam, đồng thời nâng cao quan hệ hợp tác chặt chẽ, thúc đẩy việc nghiên cứu gia nhập thêm 15 công ước của ILO, trong đó có công ước cơ bản còn lại về tự do liên kết và bảo vệ quyền tổ chức như theo cam kết, và áp dụng phù hợp các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam, ngày 20/5/2021, Việt Nam và Tổ chức Lao động Quốc tế đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác thúc đẩy các tiêu chuẩn lao động quốc tế tại Việt Nam trong 10 năm tới.

Đọc thêm

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'

'Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững'
(PLVN) - Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh vừa phối hợp với Trường Đại học TDTT Thượng Hải, Trung Quốc và Trường Đại học Sư phạm - Đại học Quốc gia Seoul, Hàn Quốc đồng tổ chức thành công Hội nghị Khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển kinh tế thể thao: Đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”.

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này

2 sự kiện quốc tế đáng chú ý tuần này
(PLVN) - Tuần này, thế giới hướng tới hai ngày lễ quan quan trọng của Liên Hợp Quốc: Ngày Di dân Quốc tế (18/12) tôn vinh những đóng góp của người di cư và Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại (20/12) ) kêu gọi sự thống nhất và chia sẻ để xóa đói giảm nghèo.

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua

Nhiều vụ việc đáng tiếc trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Thế giới trải qua một tuần đầy biến động với hàng loạt vụ việc thương tâm: Nữ sinh Nhật Bản bị đâm chết tại nhà hàng, nhà sáng lập Mango tử nạn, xả súng kinh hoàng tại Pháp, cháy bệnh viện ở Ấn Độ…