Việt Nam - Hoa Kỳ tích cực hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh

Khánh thành công viên thuộc khu vực đã được xử lý sạch dioxin tại sân bay Biên Hòa. (Hình: Đại sứ quán Hoa Kỳ)
Khánh thành công viên thuộc khu vực đã được xử lý sạch dioxin tại sân bay Biên Hòa. (Hình: Đại sứ quán Hoa Kỳ)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Năm 2023, Việt Nam và Hoa Kỳ kỷ niệm 10 năm quan hệ đối tác toàn diện. Việc hợp tác giữa hai nước để xử lý vấn đề còn tồn tại từ chiến tranh là một ưu tiên của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đồng thời là minh chứng cho việc hợp tác cùng nhau để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho nhân dân hai nước.

Xử lý dioxin sân bay Biên Hòa: 10 năm và 450 triệu USD

Theo thông báo của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam, ngày 27/7, phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, thông qua Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), đã công bố trao hợp đồng thầu trị giá 32 triệu USD cho Cty Tetra Tech của Hoa Kỳ trong khuôn khổ dự án xử lý dioxin ở trong và quanh sân bay Biên Hòa.

Theo hợp đồng này, Tetra Tech sẽ tiếp nối việc thiết kế kỹ thuật và thi công, quản lý xây dựng giám sát môi trường với hoạt động xây dựng, xử lý đất và trầm tích ô nhiễm dioxin nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm cho người dân trong khu vực sân bay cũng như các cộng đồng xung quanh, hướng đến mục tiêu của dự án là hoàn trả an toàn toàn bộ diện tích đất để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau.

Thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, năm 2011, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (PK - KQ) và các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp USAID thực hiện dự án xử lý môi trường ô nhiễm chất độc dioxin ở khu vực sân bay Đà Nẵng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của Chính phủ Hoa Kỳ và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.

Dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng kéo dài 6 năm với kinh phí 110 triệu USD do USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam phối hợp thực hiện.

Bắt đầu triển khai từ tháng 8/2012, dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng được coi là cột mốc quan trọng trong quan hệ song phương giữa hai Chính phủ và giúp cải thiện môi trường sạch và an toàn hơn cho người dân Đà Nẵng.

Dự án đã xử lý thành công hơn 90.000m3 đất, trầm tích ô nhiễm bằng phương pháp khử hấp thụ nhiệt và cô lập an toàn 50.000m3 đất, trầm tích nhiễm dioxin nồng độ thấp. USAID và Bộ Quốc phòng Việt Nam đã tiến hành lấy mẫu đất, trầm tích sau xử lý để khẳng định kết quả xử lý đạt mục tiêu làm sạch. Đất sau xử lý giai đoạn 1 có nồng độ dioxin thấp hơn 9 ppt và giai đoạn 2 có nồng độ còn thấp hơn nữa (<1 ppt), tức là vượt các mục tiêu đã đề ra của dự án.

Kết quả dự án đã chứng minh tính hiệu quả và ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực: Môi trường, KT-XH, sức khỏe cộng đồng, đối ngoại... đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý, giám sát, vận hành và ứng dụng công nghệ trong hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin.

Kết quả của dự án cũng đồng thời thể hiện cam kết và sự hợp tác hiệu quả của Chính phủ Hoa Kỳ; đáp ứng sự mong mỏi nhân dân Việt Nam về một môi trường sống không còn bị ô nhiễm chất độc hóa học/dioxin.

Sau khi kết thúc dự án xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng vào tháng 11/2018, dự án xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa được khởi công từ tháng 4/2019, quy mô gấp 4 lần so với dự án tại Đà Nẵng và dự kiến mất 10 năm để hoàn thành. Tổng kinh phí cho dự án 450 triệu USD. Đến nay, Chính phủ Hoa Kỳ đã đóng góp hơn 218 triệu USD trong tổng số 300 triệu USD dự kiến sẽ đóng góp cho dự án này.

Điển hình hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh

Ba năm sau khi USAID hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý 500.000m³ đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tại khu vực sân bay Biên Hòa, cuối 2022, USAID cùng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã hoàn thành xử lý dioxin khu đất nằm phía ngoài sân bay Biên Hòa (gần cổng 2) và bàn giao cho địa phương để làm nơi vui chơi giải trí cho cộng đồng, qua đó hoàn thành việc làm sạch khu vực đầu tiên ở sân bay.

Tiếp tục xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. (Hình: USAID)

Tiếp tục xử lý dioxin tại sân bay Biên Hòa. (Hình: USAID)

Vào tháng 3/2023, tại sân bay Biên Hòa đã diễn ra lễ bàn giao hoàn trả mặt bằng đã xử lý dioxin khu vực Tây Nam sân bay Biên Hòa thuộc dự án giai đoạn 1.

Tại lễ bàn giao, USAID đã công bố kết quả xử lý giai đoạn 1 với 29.383m2, tương đương khối lượng 19.320m3 đất hoàn thổ có hàm lượng dioxin nhỏ hơn 21.5 ppt theo đúng thiết kế được phê duyệt và được đầm nét, tạo mặt bằng thoát nước cũng như trồng cỏ chống xói mòn bề mặt cho Quân chủng PK-KQ.

Trước đó, hai bên đã hoàn thành xử lý dioxin khu đất đầu tiên nằm phía ngoài sân bay Biên Hòa, gần cổng 2. Đồng thời, USAID cũng công bố bản hợp đồng mới nâng tổng mức vốn đầu tư giai đoạn 2 lên đến 300 triệu USD để xử lý và làm sạch đất sân bay Biên Hòa. Khoản tài trợ mới này thể hiện rõ cam kết của Hoa Kỳ với Việt Nam hướng tới kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện năm 2023.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 3/2023, Tổng Giám đốc USAID Samantha Power cùng các quan chức chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam cũng công bố hợp đồng trị giá 73 triệu USD được USAID trao cho Cty xử lý môi trường Nelson Environmental Remediation USA để thiết kế, xây dựng và vận hành một khu xử lý phục vụ việc làm sạch đất và trầm tích ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa.

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá cao nỗ lực và kết quả hợp tác của phía Hoa Kỳ, nhất là USAID với các ban, bộ, ngành của Việt Nam trong triển khai thực hiện dự án xử lý ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Biên Hòa giai đoạn 1.

Công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học dioxin sau chiến tranh tại các sân bay Việt Nam vẫn tiếp tục đặt ra các yêu cầu với khối lượng công việc rất lớn, cần có sự chung tay, hỗ trợ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, trong đó có Hoa Kỳ. Thượng tướng Chiến nhấn mạnh: “Cùng với dự án xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng, dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa là những dự án điển hình cho sự hợp tác giữa Chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam trong khắc phục hậu quả chiến tranh ở Việt Nam”.

Đọc thêm

Cận cảnh “quả đấm thép” hơn 2.200 tỷ đồng Ethanol Dung Quất bỏ hoang tàn

Cận cảnh “quả đấm thép” hơn 2.200 tỷ đồng Ethanol Dung Quất bỏ hoang tàn
(PLVN) - Với tổng vốn đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng, nhà máy nhiên liệu sinh học Ethanol Dung Quất ở Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) từng một thời được kỳ vọng là “quả đấm thép” thúc đẩy thị trường xăng sinh học E5 cho cả Việt Nam. Thế nhưng, do sản xuất liên tục thua lỗ, sản phẩm tiêu thụ chậm… đã phải đóng cửa suốt nhiều năm qua, gây lãng phí rất lớn.

Thêm 01 phó Chủ tịch ở Sa Pa bị đình chỉ công tác

Thêm 01 phó Chủ tịch ở Sa Pa bị đình chỉ công tác
(PLVN) -  Chủ tịch UBND xã Liên Minh, thị xã Sa Pa vừa ra Quyết định về việc Tạm đình chỉ công tác đối với ông Lù Văn Suy, Phó chủ tịch UBND và ông Vàng A Nguyền, công chức Địa chính – Nông nghiệp, Xây dựng và Môi trường.

Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam đoạt giải “Búa liềm vàng” tỉnh Thừa Thiên Huế, nhận giấy khen của Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ

Phóng viên Báo pháp luật Việt Nam và các đồng nghiệp nhận giải "Búa liềm vàng" từ BTC
(PLVN) - Với nhiều thành tích trong công tác tuyên truyền năm 2024, phóng viên Lê Văn Hoàng Tám Bảy đã được Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế tặng giấy khen.  Lê Văn Hoàng Tám Bảy  cũng là phóng viên có bài viết đoạt giải “Búa liềm vàng” lần thứ 3 năm 2024 của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Kiên Giang đảm bảo an toàn thông tin trong Chuyển đổi số

Ông Võ Minh Trung - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Kiên Giang
(PLVN) - Theo Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Kiên Giang, từ đầu năm 2024 đến nay, hệ thống thông tin báo cáo tỉnh hoàn thành cập nhật 106/106 quy trình; bổ sung 2.000 tài khoản người dùng tham gia sử dụng hệ thống. Số lượng chứng thư số đang hoạt động trên địa bàn tỉnh đến ngày 15/11/2024 có trên 7500 chứng thư số, trong đó có 6.678 chứng thư số cá nhân và 610 chứng thư số tổ chức. Trong năm 2024, đã cấp 106 tên miền và hiệu chỉnh 8 tên miền và cấp tài nguyên cho Hệ thống báo cáo tỉnh Kiên Giang.

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.

Cách nhận biết ngộ độc rượu

Bệnh nhân bị ngộ độc rượu chứa cồn methanol đang lọc máu tại Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai
(PLVN) - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nguyên nhân của ngộ độc rượu là do lạm dụng rượu; uống rượu vượt quá mức chấp nhận của cơ thể; do sử dụng rượu không đảm bảo an toàn thực phẩm như: uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol hoặc ethylene glycol; do uống rượu ngâm với thảo mộc (như lá, rễ, hạt cây) hoặc ngâm với động vật (như mật, phủ tạng…)