Việt Nam đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin COVID-19 “made in Viet Nam”

Hội thảo giới thiệu vắc xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
Hội thảo giới thiệu vắc xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.
(PLVN) - Phát biểu tại buổi Hội thảo giới thiệu vắc xin COVID-19 tại Việt Nam ngày 30/9, Quyền Bộ Trưởng Bộ Y tế cho biết: “4 nhà sản xuất vắc xin COVID-19 tại Việt Nam đang nỗ lực, tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19, dự kiến trong năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III”.

Ngày 30/9, Bộ Y tế cùng với tổ chức PATH và Đại sứ quán Anh tại Hà Nội tổ chức Hội thảo giới thiệu vắc xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam.

Hội thảo có sự tham dự của Ngài Dominic Raab, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam. Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Thanh Long, cùng với đại diện các cơ quan Chính phủ, Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế và các bên liên quan cùng tham dự.

Tình hình dịch COVID-19 thế giới đã ghi nhận hơn 32 triệu trường hợp mắc, gần 1 triệu trường hợp tử vong tại 215 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tổng số bệnh nhân COVID-19 hồi phục là hơn 23 triệu và còn 7 triệu bệnh nhân đang điều trị, trong đó gần 65.000 trường hợp bệnh nặng hoặc nguy kịch.

Trong giai đoạn vừa qua, cùng với sự vào cuộc của các cấp chính quyền, sự đồng lòng của toàn thể nhân dân, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID 19, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng tự hào trong công cuộc phòng, chống dịch COVID 19, đến nay các ổ dịch đã được kiểm soát ở tất cả các địa phương từ ngày 03/9/2020 đến nay, Việt Nam không ghi nhận trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.

Trong bối cảnh đại dịch COVID 19, các nhà sản xuất, các cơ quan nghiên cứu và các quốc gia đang ưu tiên và nỗ lực hết mình “chạy đua” trong việc nghiên cứu phát triển vắc xin phòng bệnh COVID 19 để có thể cung ứng sớm nhất cho thị trường, góp phần trong công cuộc ngăn chặn, khống chế, kiểm soát dịch bệnh và đưa cuộc sống trở về bình thường.

GS. TS. Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vacxin để có vacxin “made in Viet Nam” cho người Việt.
 GS. TS. Nguyễn Thanh Long cho biết Việt Nam đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vacxin để có vacxin “made in Viet Nam” cho người Việt.

Theo thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến ngày 24/9/2020, có 187 loại vắc xin COVID-19 đang triển khai nghiên cứu trên toàn thế giới, trong đó có 38 vắc xin đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng (9 vắc xin thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III; 3 vắc xin trong giai đoạn II; 26 loại đang triển khai hoặc chuẩn bị triển khai giai đoạn I), 149 loại đang trong quá trình nghiên cứu tiền lâm sàng.

Phát biểu tại buổi hội thảo, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long cho hay: “Thay mặt Bộ Y tế, tôi xin chúc mừng Vương Quốc Anh, các bạn đã đạt được bước tiến dài trong việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin COVID – 19. Chúng tôi rất vui mừng khi biết rằng vắc xin do các bạn sản xuất đang trong quá trình hoàn tất thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và gần đến “vạch đích” đảm bảo cung ứng cho thị trường quốc tế. Chúng tôi hy vọng trong thời gian tới Chính phủ Việt Nam và Vương Quốc Anh với quan hệ đối tác chiến lược chặt chẽ, lâu dài trong những năm qua có thể trao đổi và đạt được thỏa thuận trong việc cung ứng vắc xin”.

Ngài Dominic Raab, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phát biểu tại buổi hội thảo.
Ngài Dominic Raab, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Phát triển Anh phát biểu tại buổi hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Ngài Raab nhấn mạnh “Việc hợp tác giữa các nhà khoa học của Anh và Việt Nam sẽ bảo vệ công dân của hai nước, đồng thời ngăn chặn làn sóng thứ hai của dịch bệnh trên toàn cầu đang đe dọa đến tất cả chúng ta. Vương quốc Anh đang nỗ lực góp phần vào công cuộc đẩy lùi đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới.”

Vương Quốc Anh đã cam kết hỗ trợ 50 triệu bảng cho các nước ASEAN ứng phó với Covid-19. Khoản đóng góp này bao gồm cả 6,3 triệu bảng mới được cam kết để củng cố hệ thống y tế và phục hồi kinh tế trong khu vực ASEAN.

Cũng tại hội thảo, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam, GS. TS. Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình “Giải pháp tiếp cận vắc xin COVID-19 toàn cầu” (COVAX Facility) và được GAVI COVAX AMC cam kết hỗ trợ.

“Là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vắc xin trên thế giới, hiện nay, Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu vắc xin để có vắc xin “made in Viet Nam”  cho người Việt Nam. Bộ Y tế đã chỉ đạo các nhà sản xuất trong nước tăng cường các hoạt động nghiên cứu sản xuất vắc xin. 4 nhà sản xuất vắc xin COVID-19 tại Việt Nam đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID 19, dự kiến trong năm 2021 sẽ có ít nhất một nhà sản xuất tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III tại Việt Nam”, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế - Nguyễn Thanh Long cho biết.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.