Việt Nam chủ trì phiên họp của HĐBA về tình hình tại Mali

Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - chủ trì phiên họp.
Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - chủ trì phiên họp.
(PLVN) - Ngày 15/1, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc - đã chủ trì phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) để nghe Báo cáo của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTTK LHQ) về tình hình chính trị, an ninh của Mali, hoạt động của Phái bộ LHQ nhằm ổn định tình hình Mali (MINUSMA) và thảo luận về Kế hoạch hoạt động của MINUSMA trong thời gian tới.

Theo báo cáo của LHQ, tình hình an ninh Mali đang xấu đi, đặc biệt tại khu vực miền Bắc và miền Trung đất nước. Bạo lực và khủng bố hoạt động gia tăng nhằm vào dân thường, quân đội chính phủ và lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc tại Phái bộ MINUSMA làm nhiều người chết và bị thương; hàng trăm nghìn người bị mất nhà cửa. 

Khoảng 1.000 trường học phải đóng cửa, trẻ em không được đến trường học hành, tạo ra những bất ổn xã hội và cơ hội cho các nhóm vũ trang chiêu mộ trẻ em và thanh thiếu niên.

Về tình hình thực hiện Thỏa thuận Hòa bình và Hòa giải tại Mali năm 2015 (Thỏa thuận An-giê), mặc dù đã có một số hoạt động thảo luận, trao đổi giữa Chính phủ Mali và các bên liên quan, nhưng nhìn chung chưa có nhiều tiến triển thực chất trong triển khai các nội dung được quy định trong Nghị quyết 2480 của HĐBA như cải tổ hiến pháp Mali, phân cấp phân quyền, cải tổ an ninh, phát triển khu vực miền Bắc và đàm đảm bảo sự tham gia đầy đủ, thực chất và hiệu quả của phụ nữ.

TTK LHQ ghi nhận việc Chính phủ Mali đã tổ chức các phiên về “đối thoại quốc gia bao trùm” từ tháng 10 đến 12/2019. Bộ trưởng Ngoại giao Mali cho biết kết quả đạt được của các phiên đối thoại quốc gia vừa qua gồm 4 nghị quyết về: tổ chức bầu cử quốc hội trước khi Quốc hội kết thúc nhiệm kỳ ngày 2/5, tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sửa đổi hiến pháp; tái triển khai lực lượng quốc phòng và an ninh đã được tổ chức lại ở toàn lãnh thổ Mali, và xem xét một số điều khoản nhất định của Thỏa thuận Hòa bình 2015. Bộ trưởng Ngoại giao Mali cũng nhấn mạnh cam kết của Chính phủ thực hiện Thỏa thuận An-giê.

Trên cơ sở đó và để duy trì hòa bình và an ninh tại Mali, hoạt động của Phái bộ MINUSMA cần được quan tâm và đầu tư, hỗ trợ cần thiết về nguồn lực, tăng cường năng lực để triển khai Kế hoạch tác chiến mới (tháng 6/2019). 

Các nước thành viên HĐBA nhìn chung ghi nhận những nỗ lực thực hiện Thỏa thuận An-giê trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhiều nước thành viên HĐBA chia sẻ quan ngại với TTK LHQ về tình hình an ninh đang xấu đi tại Mali, lên án các cuộc tấn công khủng bố, bạo lực dưới mọi hình thức; nhấn mạnh việc bảo vệ người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; ủng hộ việc phối hợp giữa quân đội Mali, Phái bộ MINUSMA và Lực lượng G5 Sahel trong chống khủng bố và bảo đảm an ninh biên giới giữa Mali và các nước láng giềng Tây Phi.

Các nước đồng thời cũng nhấn mạnh việc thực hiện Thỏa thuận An-giê cần được thúc đẩy triển khai mạnh mẽ hơn; tăng cường sự tham gia của phụ nữ và giới trẻ trong các quá trình ra quyết sách chính trị, tạo đồng thuận, thúc đẩy hòa giải tại Mali. Về bổ sung nguồn lực cho MINUSA, cần có kế hoạch, phương án tài chính chi tiết cụ thể để có cơ sở nghiên cứu và quyết định phê duyệt.

Tại cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý - Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp quốc, Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 - đã có bài phát biểu với tư cách đại diện quốc gia, theo đó chia sẻ quan ngại với TTK LHQ và các nước về tình hình an ninh tại Mali; lên án các cuộc tấn công nhằm vào thường dân, các lực lượng an ninh Mali và MINUSMA. 

Nhấn mạnh việc thực hiện đầy đủ Thỏa thuận An-giê là rất cần thiết và quan trọng nhằm duy trì hòa bình, an ninh tại Mali; hoan nghênh việc tổ chức Phiên Đối thoại quốc gia bao trùm (IND) tại Mali và kêu gọi các bên liên quan tiếp tục đối thoại nhằm thực hiện Thỏa thuận. 

Đại sứ kêu gọi các bên liên quan tuân thủ nghĩa vụ bảo vệ thường dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, tăng cường sự tham gia đầy đủ, thực chất và toàn diện của phụ nữ trong tiến trình chính trị và kinh tế tại Mali; ủng hộ các hoạt động của MINUSMA và nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong hỗ trợ chính phủ Mali duy trì hòa bình, an ninh quốc tế, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh tổ chức tại thành phố Pau của Pháp giữa Pháp và Lực lượng G5 Sahel ngày 13/1/2020, trên cơ sở các nghị quyết liên quan của HĐBA LHQ.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.