Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế Kỳ cuối: Khẳng định tầm vóc, vị thế mới của Việt Nam

Tại buổi tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đánh giá cao những nỗ lực to lớn của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
Tại buổi tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Thư ký LHQ António Guterres đánh giá cao những nỗ lực to lớn của Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)

(PLVN) - “Liên hợp quốc tự hào khi được là đối tác của Việt Nam”, “Tất cả những nỗ lực mà Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua là một sự đột phá…”. Đó là những đánh giá rất chân thực của người đứng đầu Liên hợp quốc dành cho Việt Nam, thể hiện Việt Nam đã từng bước khẳng định được tầm vóc, vị thế mới trên trường quốc tế.

Biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị

Nhiều năm qua, với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp thực chất vào công việc chung của Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam đã thực sự thể hiện rõ tâm thế, bản sắc và bản lĩnh của ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp về một quốc gia độc lập, tự chủ, đổi mới, yêu chuộng hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế, tin cậy, chân thành và có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế.

Có lẽ đến thời điểm này, nhiều bạn bè quốc tế vẫn rất ấn tượng khi Thủ đô Hà Nội được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều vào năm 2019. Tại sao trong rất nhiều phương án, cả Mỹ và Triều Tiên đều chọn Việt Nam để tổ chức hội nghị? Đây là câu hỏi được giới truyền thông và dư luận quốc tế không ngừng đặt ra trước thời điểm diễn ra sự kiện. Cũng dễ hiểu, đây là Hội nghị được cả thế giới quan tâm, vì vậy khi Việt Nam được lựa chọn, cũng đồng nghĩa với việc vị thế và ảnh hưởng của đất nước ta đã được cộng đồng quốc tế đề cao. Không chỉ tình hình chính trị, an ninh của chúng ta bảo đảm, mà Việt Nam là một đối tác ngoại giao quan trọng đối với nhiều nước trên thế giới. Đặc biệt hơn, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia có mối quan hệ hữu nghị với cả Washington và Bình Nhưỡng. Cả Mỹ và Triều Tiên đều nhận thấy Việt Nam luôn là bạn với tất cả các nước, không gây thù địch với ai. Do đó, việc lựa chọn Việt Nam vừa có ý nghĩa thiết thực, vừa mang tính biểu tượng cao. Dù Hội nghị không thành công như mong đợi, nhưng thông qua Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, Việt Nam đã truyền đi thông điệp về hòa bình, tình hữu nghị, đoàn kết giữa các nước.

Tháng 4/2024 vừa qua, chúng ta đăng cai tổ chức thành công Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF 2024) theo sáng kiến đa phương quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam. Trong thông điệp gửi tới Diễn đàn, nguyên Thủ tướng Anh Tony Blair đã không giấu được cảm xúc phấn khởi và gửi lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam vì “đã khởi xướng Diễn đàn lần này để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn cho người dân ASEAN”.

Trên thực tế, Việt Nam luôn được bạn bè quốc tế tín nhiệm đề cử gánh vác nhiều trọng trách quốc tế quan trọng trong các cơ chế, diễn đàn đa phương, nhất là trong nhiều tổ chức quan trọng của LHQ như: Hội đồng Kinh tế - Xã hội (1998 - 2000, 2016 - 2018), Hội đồng Nhân quyền (2014 - 2016, 2023 -2025), Ủy ban Luật pháp Quốc tế (2017 - 2021, 2023 - 2027)…

Cách đây 2 ngày, vào ngày 11/6, tại Trụ sở Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) ở Thủ đô Paris (Pháp), trong phiên khai mạc Kỳ họp lần thứ 10 Đại hội đồng Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), Việt Nam đã được các nước thành viên tín nhiệm cao bầu làm Phó Chủ tịch Đại hội đồng Công ước 2003. Sự kiện này một lần nữa cho thấy vị thế và uy tín quốc tế ngày càng cao của Việt Nam, sự ủng hộ, tin tưởng của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và năng lực điều hành của ta tại các thể chế đa phương toàn cầu.

Sức mạnh “quyền lực mềm” thăng hạng ngoạn mục

Thủ đô Hà Nội luôn là nơi diễn ra nhiều Diễn đàn đa phương vì biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. (Ảnh minh họa – Nguồn: hanoimoi.vn)

Thủ đô Hà Nội luôn là nơi diễn ra nhiều Diễn đàn đa phương vì biểu tượng của hòa bình và tình hữu nghị. (Ảnh minh họa – Nguồn: hanoimoi.vn)

Không chỉ gánh vác trọng trách tại các diễn đàn quốc tế và khu vực, nhiều sáng kiến, đóng góp của Việt Nam tại các Diễn đàn này cũng để lại những dấu ấn riêng. Cụ thể, phiên họp toàn thể sáng 7/12/2020, Đại hội đồng LHQ đã đồng thuận thông qua Nghị quyết A/RES/75/27, thành lập Ngày Quốc tế sẵn sàng chống dịch bệnh vào ngày 27/12 hằng năm. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng LHQ trong lĩnh vực này, cũng là nghị quyết đầu tiên do Việt Nam chủ trì đề xuất, thương lượng và thúc đẩy thông qua thành công tại Đại hội đồng LHQ.

Mới đây, vào ngày 25/3, tại New York (Mỹ), Đại hội đồng LHQ đã thông qua bằng đồng thuận dự thảo Nghị quyết do Việt Nam đề xuất lấy ngày 11/6 hằng năm làm Ngày Quốc tế Vui chơi. Sáng kiến về Ngày Quốc tế Vui chơi của Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của tất cả các nước thành viên LHQ. Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa LHQ (UNESCO) hoan nghênh ngày quốc tế rất có ý nghĩa này, đồng thời khẳng định sẽ tích cực tham gia đóng góp cho các hoạt động kỷ niệm theo tinh thần của nghị quyết.

“Việt Nam là một tấm gương vô cùng đặc biệt. Tất cả những nỗ lực mà Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua là một sự đột phá. Việt Nam và Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng” - Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đánh giá.

Theo bảng xếp hạng những đất nước hùng mạnh nhất hành tinh năm 2022, hãng US News & World Report đã xếp Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với GDP đạt trên 363 tỷ USD. Xếp hạng này dựa trên các yếu tố quy mô kinh tế ngày càng tăng, “quyền lực mềm” và sức ảnh hưởng được công nhận rộng rãi. Bằng chứng là thời gian qua, Việt Nam được đánh giá cao ở sức mạnh “quyền lực mềm” với đà thăng hạng ngoạn mục, tầm ảnh hưởng trong khu vực cũng như trên thế giới sâu rộng và rõ nét hơn.

Ngày nay, Việt Nam có quyền tự hào về nỗ lực thực hiện các sứ mệnh cao cả của LHQ. Từ một nước tiếp nhận viện trợ nhân đạo, Việt Nam đã vươn lên trở thành đối tác tin cậy và trách nhiệm trên tất cả các lĩnh vực trụ cột của LHQ, thực hiện có hiệu quả nhiều Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG). Từ nước thiếu lương thực, Việt Nam ngày nay là nước xuất khẩu hàng đầu một số nông sản, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại khu vực và quốc tế. Không chỉ vậy, trong khả năng của mình, Việt Nam sẵn sàng tham gia cùng LHQ ứng phó với khủng hoảng lương thực hiện nay.

Việt Nam là tiếng nói của phát triển

Trên các diễn đàn quốc tế hay các trang báo uy tín của quốc tế và trong nước, chúng ta luôn bắt gặp những lời ngợi khen của lãnh đạo các tổ chức quốc tế, các nguyên thủ quốc gia, các đại sứ, học giả… dành cho những đóng góp của Việt Nam cho sự phát triển chung của hòa bình, an ninh khu vực và thế giới. Các ý kiến đều có chung nhận định, sự đóng góp của Việt Nam sau gần 30 năm gia nhập ASEAN đã mở đường cho sự phát triển thịnh vượng của khu vực; đồng thời là hạt nhân duy trì đoàn kết nội khối, nỗ lực đưa ra nhiều sáng kiến kết nối khu vực, ứng phó thách thức; là cầu nối cho hợp tác ASEAN với các đối tác lớn, quan trọng… Đối với thế giới, Việt Nam luôn thể hiện tinh thần chủ động, trách nhiệm, vì thế luôn được các quốc gia khác tôn trọng.

Tại cuộc gặp gỡ với các lãnh đạo cao cấp của Việt Nam nhân chuyến thăm chính thức nước ta vào năm 2022, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres bày tỏ ấn tượng về những nỗ lực của Việt Nam trong việc vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, đạt được những thành tựu phát triển to lớn. Ông nhấn mạnh: “LHQ tự hào khi được là đối tác của Việt Nam”, “Việt Nam là một tấm gương vô cùng đặc biệt. Tất cả những nỗ lực mà Việt Nam đã thể hiện trong thời gian qua là một sự đột phá. Việt Nam và Nhân dân Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào vì tiếng nói của các bạn được tất cả các quốc gia tôn trọng” - người đứng đầu LHQ cho biết. Ông cũng khẳng định, LHQ coi tiếng nói của Việt Nam là tiếng nói của các nước đang phát triển; đồng thời tin tưởng Việt Nam chắc chắn sẽ phát triển tốt hơn và tiếng nói của Việt Nam là “tiếng nói của phát triển”.

Còn Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn khi trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhân dịp dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 và các hội nghị liên quan tại Indonesia (tháng 7/2023) đã đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam cho Cộng đồng ASEAN và Ban Thư ký ASEAN. Ông bày tỏ tin tưởng tiếp tục nhận được sự ủng hộ của Việt Nam trong thực hiện các trọng trách trên cương vị Tổng Thư ký ASEAN, nhất là trong đóng góp cho duy trì hòa bình, ổn định, thịnh vượng của Cộng đồng ASEAN.

Những thành công toàn diện, vang dội trong thời gian qua của đất nước ta nói chung và ngoại giao nói riêng là một đỉnh cao thắng lợi mới của đường lối đối ngoại đa phương, khẳng định nền đối ngoại và ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Những thành tựu đó là sản phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; tiếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.

“Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín và hình ảnh một nước Việt Nam độc lập, tự chủ, phát triển năng động, là bạn bè thủy chung, chân thành, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và có trách nhiệm lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay” - phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32, tháng 12/2023.

Đọc thêm

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đọc Lời báo công dâng Bác. Ảnh: An Đăng/TTXVN
Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, sáng 14/12, tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ báo công dâng Bác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó  Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.