Vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế: Kỳ 1 - Việt Nam muốn là bạn và sẵn sàng làm bạn với các nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, tháng 12/2023.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, tháng 12/2023.
(PLVN) - Có thể nói, chưa bao giờ vị thế, uy tín của Việt Nam lại nổi bật trên trường quốc tế như hiện nay. Không chỉ mở rộng quan hệ với bè bạn năm châu, Việt Nam còn là điểm đến đầu tư tin cậy, hấp dẫn, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Từ phương châm “Việt Nam muốn là bạn với các nước trong cộng đồng quốc tế...”, ngoại giao nước ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng đã có những bước phát triển táo bạo và khôn khéo, nâng lên tầm cao mới: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”.

Kiên định về nguyên tắc, uyển chuyển về sách lược

Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập và thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (năm 1945), dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngoại giao nước ta đã có những sách lược khôn khéo để phân hóa kẻ thù trên nguyên tắc đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu. Nhờ đường lối đối ngoại linh hoạt, cách mạng nước ta đã dần vượt qua được những giai đoạn đầy thử thách, hiểm nghèo “ngàn cân treo sợi tóc”, đồng thời tích cực vận động các nước công nhận nền hòa bình và độc lập của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, chính bản chất nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, chính bản chất nhân nghĩa, hòa hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước.

Với nhận thức Việt Nam là một bộ phận của thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một quốc gia, dân tộc muốn có sức mạnh phải thoát ra khỏi tình trạng biệt lập, phải mở cửa, tăng cường hợp tác với bên ngoài. Người từng nhiều lần nhấn mạnh, chính sách ngoại giao của Chính phủ thì chỉ có một điều, tức là thân thiện với tất cả các nước dân chủ trên thế giới để giữ gìn hòa bình. Trong lời kêu gọi gửi tới Liên hợp quốc (LHQ) năm 1946, Hồ Chí Minh nêu rõ: “Nước Việt Nam sẵn sàng mở rộng các cảng, sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá cảnh quốc tế. Nước Việt Nam chấp nhận tham gia mọi tổ chức hợp tác kinh tế quốc tế dưới sự lãnh đạo của LHQ”.

Trước những biến động rất phức tạp và tiêu cực từ bên ngoài, Đảng và Nhà nước ta vừa kiên định tính độc lập, tự chủ, vừa nêu cao tinh thần hòa hiếu, đoàn kết để xử lý hài hòa quan hệ với các bạn bè, đối tác, nhất là với các nước láng giềng, các nước lớn, từ đó đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa. Từ “tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với Liên Xô và các nước trong cộng đồng xã hội chủ nghĩa” (Đại hội VI), Đảng ta đã chủ trương hợp tác với tất cả các nước trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng, cùng có lợi. Từ “tham gia các diễn đàn quốc tế” đến “nỗ lực vươn lên đóng vai trò nòng cốt, dẫn dắt hoặc hòa giải tại các diễn đàn, tổ chức đa phương có tầm quan trọng chiến lược”.

Đặc biệt, trong gần 40 năm đổi mới, Đảng ta đã kế thừa và phát huy bản sắc và truyền thống dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại để hình thành nên một trường phái đối ngoại, ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo, mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Đó là vừa kiên định về nguyên tắc, vừa uyển chuyển về sách lược; mềm mại, khôn khéo nhưng cũng rất kiên cường, quyết liệt, vì hạnh phúc của Nhân dân; đoàn kết, nhân ái nhưng luôn luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Nhớ lại những năm trước đổi mới, nước ta bị bao vây, cấm vận về kinh tế và chính trị, đối mặt với vô vàn khó khăn, thách thức. Trước tình hình đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã có chủ trương “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại”. Cùng với việc tăng cường quan hệ truyền thống đặc biệt giữa ba nước Đông Dương, quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các nước trong khối xã hội chủ nghĩa, Đảng ta còn bày tỏ mong muốn sẵn sàng hợp tác với các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau để tranh thủ mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.

Nhờ đường lối đối ngoại linh hoạt, mềm dẻo, chúng ta đã phá được thế bị bao vây, cấm vận, từng bước mở cửa hội nhập với thế giới. Trong đó, bước ngoặt đáng chú ý là trong cùng thời điểm năm 1995, Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ với Mỹ; ký kết Hiệp định khung với EU và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Xóa bỏ hận thù và san lấp khoảng cách

Từ nhận định sâu sắc về tình hình và xu thế quốc tế, nêu cao tinh thần độc lập, tự chủ, đoàn kết quốc tế, năm 1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 13/NQ-TW về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, với quan điểm xuyên suốt trong quan hệ quốc tế mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn là “dĩ bất biến ứng vạn biến”, “thêm bạn bớt thù”, “không gây thù oán với ai”... Có thể khẳng định, Nghị quyết số 13/NQ-TW được xem như một cuộc đổi mới mạnh mẽ tư duy trong việc đánh giá tình hình thế giới, trong việc đề ra mục tiêu và chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại của nước ta, tạo được vị thế mới cho đất nước trong quan hệ quốc tế; tạo nền tảng để Đảng ta mở rộng hơn nữa chính sách đối ngoại trong giai đoạn tiếp theo.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, tháng 9/2023. (Ảnh trong bài: TTXVN)

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden trong chuyến thăm chính thức tới Việt Nam, tháng 9/2023. (Ảnh trong bài: TTXVN)

Trên tinh thần hợp tác cùng phát triển, trong thời kỳ đổi mới, đối ngoại luôn thực hiện nhiệm vụ bao trùm, thường xuyên và cốt lõi là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, tranh thủ các yếu tố quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Theo đó, Đảng ta khẳng định: “Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế... Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực” (Văn kiện Đại hội X).

Phát biểu tại Hội nghị ngoại giao thứ 29 (tháng 8/2016), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “Chính bản chất nhân nghĩa, hoà hiếu, khoan dung của dân tộc đã giúp ngoại giao Việt Nam xoá bỏ hận thù và san lấp khoảng cách giữa nước ta với các nước, kể cả với những nước vốn là cựu thù của đất nước ta” và “Hoạt động đối ngoại đã góp phần xứng đáng vào nhiệm vụ giữ vững chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”. Theo Tổng Bí thư, trong hoạt động đối ngoại, bài học của chúng ta là kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược.

Nhờ những sách lược linh hoạt đó, Việt Nam đã có môi trường hoà bình thuận lợi cho phát triển; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ tiếp tục được giữ vững. Quan hệ đối ngoại được mở rộng và ngày càng đi vào chiều sâu. Quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong ASEAN được củng cố. Đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện với nhiều đối tác quan trọng.

Bước phát triển mới về chất trong hội nhập quốc tế

Phát huy mạnh mẽ tư duy đổi mới được khởi xướng từ Đại hội VI của Đảng, Đại hội XIII của Đảng xác định: đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, phát huy vai trò của Việt Nam tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN, LHQ, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), hợp tác tiểu vùng Mê Kông và các khuôn khổ hợp tác cũng như trong những vấn đề quan trọng có tầm chiến lược, phù hợp với yêu cầu, khả năng và điều kiện của đất nước.

Đến nay, Việt Nam là thành viên của hầu hết tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương quan trọng, đã hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế. Đồng thời, Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong nhiều liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu, với việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng, qua đó tạo động lực to lớn cho sự phát triển của đất nước.

Đặc biệt, trong năm 2023, chúng ta đã tổ chức thành công hàng chục chuyến thăm của lãnh đạo chủ chốt tới các nước láng giềng, các đối tác quan trọng, bạn bè truyền thống và đón 28 đoàn lãnh đạo cấp cao nước ngoài đến Việt Nam, trong đó có chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhiều nguyên thủ quốc gia các nước. Các hoạt động này tạo nên bước phát triển mới về chất trong đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Thông qua đó, khuôn khổ quan hệ với nhiều đối tác quan trọng đã được nâng lên tầm cao mới, tin cậy chính trị với nhiều nước được củng cố vững chắc, hợp tác ngày càng mở rộng, thực chất và hiệu quả, đánh dấu tầm vóc và vị thế mới của đất nước.

Và từ đây, cái tên Việt Nam được nhiều bạn bè, đối tác lớn, có uy tín trên thế giới nhắc đến như một địa chỉ tin cậy, hấp dẫn để tìm đến đầu tư, hợp tác lâu dài.

“Từ một nước bị bao vây, cấm vận, đến nay, chúng ta đã mở rộng, làm sâu sắc quan hệ với 193 nước, trong đó có 3 nước có quan hệ đặc biệt, 6 nước Đối tác Chiến lược Toàn diện (Hoa Kỳ và Nhật Bản vừa mới được bổ sung vào nhóm này trong quý 4 vừa qua), 12 nước Đối tác Chiến lược và 12 nước Đối tác Toàn diện. (Trích phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 32, tháng 12/2023).

Đọc thêm

Khai thác tối đa hiệu của các cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) có trên 50 quy định nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của HĐND TP Hà Nội. Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, hành động quyết liệt, phát huy mạnh mẽ vai trò của mình và huy động sức mạnh tổng hợp để khai thác tối đa hiệu quả của các cơ chế đặc thù nhằm khẩn trương tháo gỡ vướng mắc để thúc đẩy, phát huy các lợi thế sẵn có.

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
(PLVN) - Sáng nay - 01/7/2024, TP HCM và các địa phương trong cả nước đồng loạt tổ chức Lễ ra mắt Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu thời điểm Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở được thông qua và chính thức có hiệu lực thi hành.

Kinh nghiệm phát triển từ Bắc Giang

Ảnh minh họa
(PLVN) - Kinh tế cả nước vừa bước qua 6 tháng đầu năm với nhiều tín hiệu tích cực, nhất là về tăng trưởng. Theo đó, nhiều địa phương đạt mức tăng trưởng GRDP 2 chữ số, Bắc Giang trở thành “quán quân”, tăng trưởng hơn 14%.

Làm rõ giải pháp, lộ trình thực hiện việc sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế

Hình ảnh tại cuộc làm việc. (Ảnh: MT)
(PLVN) - Đây là ý kiến được đưa ra tại buổi làm việc của Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023” với Chính phủ diễn ra cuối tuần qua.