ĐỔI MỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT

'Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật'

GS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (Ảnh: NVCC)
GS.TS Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội, thách thức và yêu cầu mới, việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện pháp luật cả trên văn bản và thực tiễn thi hành, phát huy tối đa các nguồn lực, tạo động lực cho đất nước phát triển vững mạnh, bền vững trong Kỷ nguyên mới. Đây cũng chính là nội dung trao đổi của GS.TS. Lê Văn Lợi - Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh với Báo Pháp luật Việt Nam.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật

Thưa ông, trong nhiệm kỳ Đại hội lần thứ VI, Đảng ta đã khởi xướng đường lối Đổi mới, trong đó có đổi mới hoạt động xây dựng pháp luật. Kể từ thời điểm đó cho đến nay, quan điểm, đường lối của Đảng về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật đã có sự chuyển biến như thế nào?

- Với lý tưởng xuyên suốt kể từ Đại hội lần thứ VI cho đến nay, dù thông qua nhiều Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, có thể thấy, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng đề ra những quan điểm chỉ đạo sâu sát, toàn diện đối với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật, vừa định hướng nội dung của pháp luật, định hướng quy trình xây dựng pháp luật khoa học, kịp thời, khả thi, vừa bảo đảm pháp luật sau khi thi hành.

Cụ thể, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI xác định: “Quản lý đất nước bằng pháp luật, chứ không chỉ bằng đạo lý. Pháp luật là thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, thể hiện ý chí của nhân dân, phải được thực hiện thống nhất trong cả nước”.

Trên cơ sở đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII khẳng định: “Điều quan trọng để phát huy dân chủ là xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật”. Theo đó, Đảng đã chủ trương sửa đổi Hiến pháp năm 1980, ban hành Hiến pháp 1992. Đồng thời, Đảng cũng chính thức đề cập đến việc xây dựng “Nhà nước pháp quyền thực sự của dân, do dân và vì dân”.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, quan điểm, định hướng của Đảng về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật được nêu rõ: “Ban hành các đạo luật cần thiết để điều chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội… Coi trọng tổng kết thực tiễn Việt Nam, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật, ban hành các văn bản luật với những quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX cũng đánh dấu một giai đoạn phát triển mới trong nhận thức của Đảng ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng xác định: “Chính sách và pháp luật của Nhà nước là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đại đoàn kết toàn dân và sinh hoạt dân chủ trong xã hội” và nêu rõ nhiệm vụ: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong các văn bản luật…”.

Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, khả thi của các quy định trong văn bản pháp luật” là một trong những nhiệm vụ để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đồng thời, Đảng ta cũng đề ra chủ trương:“Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ, ổn định và thống nhất để sớm khắc phục sự vênh nhau giữa các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật”.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI năm 2011, Đảng điều chỉnh Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và đề ra nhiệm vụ: “Trong những năm tới, đẩy mạnh hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”.

Trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, để bảo đảm công tác xây dựng pháp luật thể chế hóa đầy đủ và kịp thời các đường lối, chủ trương của Đảng, Ban chấp hành Trung ương ban hành Thông báo số 26-TB/TW ngày 19/4/2017 đề ra nhiệm vụ: “Nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung quy trình xây dựng pháp luật… thống nhất đề xuất cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình xây dựng pháp luật”.

Trong nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta xác định một trong ba đột phá chiến lược đó là: “Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ, có chất lượng và tổ chức thực hiện tốt hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, lành mạnh, công bằng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo…”.

Đặc biệt, Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề ra mục tiêu tổng quát là hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Ðảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Tập trung lãnh đạo công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật

Để đáp ứng yêu cầu phát triển mới của đất nước, việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật được xem là một trong những định hướng chiến lược mà Đảng ta đề ra. Thưa ông, đâu là giải pháp trọng tâm cần phải làm để triển khai thực hiện định hướng trên một cách hiệu quả?

- Tôi muốn nhấn mạnh chúng ta phải tập trung lãnh đạo công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật. Phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Đóng vai trò rất quan trọng bảo đảm mỗi dự thảo văn bản quy phạm pháp luật phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng và thể chế hóa kịp thời, toàn diện, đầy đủ những quan điểm, đường lối đó.

Cụ thể, cần đổi mới quy trình cho ý kiến của Bộ Chính trị trong xây dựng các đạo luật. Quy trình này gồm 2 bước. Bước thứ nhất là khi dự án được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội. Đây là bước có ý nghĩa hết sức quan trọng, có vai trò “hoạch định chính sách” của dự thảo văn bản. Là cơ sở để các cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật, chuyển hóa, “dịch” chính sách thành các điều khoản, quy phạm cụ thể.

Bước thứ hai, khi dự án đã được các cơ quan của Quốc hội cho ý kiến trước khi trình ra Quốc hội. Ở bước này, Bộ Chính trị sẽ xem xét dự án, dự thảo văn bản đã thể chế hóa đúng tinh thần của chính sách đã được đề ra ở lần thứ nhất hay chưa.

Nghị quyết không nên quá cụ thể

Bên cạnh việc tập trung lãnh đạo công tác thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng thành pháp luật, chúng ta cần phải thực hiện thêm những giải pháp nào nữa, thưa ông?

- Theo tôi, tiếp theo chúng ta cần đổi mới việc ban hành nghị quyết của Đảng làm cơ sở, định hướng cho hoạt động xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Bởi thực tế, nội dung và cách thức ra nghị quyết của Đảng trong những năm qua đã có sự đổi mới, nhưng chưa tương xứng với mong mỏi của các đại biểu Quốc hội. Về nội dung, có một số Nghị quyết quá cụ thể, quá chi tiết rất khó thể chế hóa thành luật, nhiều trường hợp muốn tìm phương thức điều chỉnh mới phù hợp hơn nhưng lại “đụng trần” Nghị quyết.

Do đó, cần bảo đảm các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng phải xác định rõ mục tiêu tổng quát, rõ đường lối, định hướng chính trị trong một thời kỳ nhất định, bảo đảm tính đồng bộ, nhất quán, tính khoa học, tính phù hợp và khả thi của các nhiệm vụ mà nghị quyết, kết luận, chỉ thị nêu ra.

Bên cạnh đó, các nghị quyết của Đảng không nên quá chi tiết, quá cụ thể mà cần tạo “dư địa”, “không gian” cho Quốc hội, Chính phủ phát huy năng lực sáng tạo, chủ động của mình.

Một vấn đề nữa cần bàn đến là đổi mới công tác tham mưu việc ban hành nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng. Theo đó, chúng ta phải chú trọng công tác thẩm định của các ban của Đảng đối với các dự án, dự thảo trình xin ý kiến Bộ Chính trị. Kết quả thẩm định phải sắc bén, toàn diện, nhất là về nội dung phản biện chính sách; cần đi sâu đánh giá chất lượng, việc thể chế hóa các quan điểm, đường lối của Đảng; tính khả thi của dự án.

Kế tiếp là đẩy mạnh thực hiện nghiêm các nguyên tắc kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng đoàn Quốc hội, Ban Cán sự đảng Chính phủ, các cấp ủy Đảng phải tích cực, chủ động hơn nữa trong việc kiểm tra quá trình thể chế hóa đường lối, chính sách, chủ trương, quan điểm của Đảng.

Cuối cùng là Nâng cao chất lượng sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng tổ chức và đội ngũ cán bộ cho công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật. Theo đó, Đảng ta cần tiếp tục lãnh đạo sâu sát hơn nữa đối với công tác tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, lựa chọn và giới thiệu đảng viên có trình độ, năng lực và phẩm chất tốt là ứng cử viên đại biểu Quốc hội, nắm giữ các vị trí chủ chốt trong các cơ quan Nhà nước.

Đồng thời, cần quan tâm và chủ động lãnh đạo công tác tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, đảng viên có đủ năng lực, phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ làm công tác pháp luật. Ngoài ra, cũng cần nghiên cứu tổ chức cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tập trung, bảo đảm tính chuyên nghiệp, khoa học và sự đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Điều trăn trở về 1.533 dự án còn vướng mắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tháo gỡ dứt điểm vướng mắc cho 1.533 dự án kéo dài, tồn đọng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Ngày 30/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Việt Nam - Hoa Kỳ: Mở rộng hợp tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Tại buổi tiếp, làm việc với Đoàn đại biểu 21 trường đại học danh tiếng hàng đầu của Hoa Kỳ đang tham dự chương trình trao đổi học thuật quốc tế (IAPP) 2025 tại Việt Nam vào ngày 31/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ Việt Nam cam kết dành mức chi đến 20% tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phát triển con người cả về đức, trí, thể, mỹ.

Thanh tra Chính phủ: Dự án cơ sở 2 của BV Bạch Mai, Việt Đức - hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, điển hình của sự lãng phí

Quang cảnh Hội nghị công bố Kết luận thanh tra. (Nguồn ảnh: dantri.com.vn)
(PLVN) - Theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường, hình ảnh 2 bệnh viện to lớn, sừng sững được Nhà nước đầu tư cả chục nghìn tỷ đồng nhưng vẫn để cỏ mọc um tùm vì không sử dụng được trong 10 năm qua, từ lâu đã là hình ảnh gây xót xa trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và đây là điển hình của sự lãng phí trong đầu tư công.

Quyết tâm phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt. (Ảnh: VGP/Nhật Bắc)
(PLVN) - Cuối tuần qua, phát biểu kết luận Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo nêu rõ quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt.

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu căn cứ Núi Bà Bình Định

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dâng hoa trước tượng đài Chiến thắng Núi Bà.
(PLVN) - Ngày 30/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương dẫn đầu đoàn công tác cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Định đã đến dâng hương, hoa tại Tượng đài chiến thắng Núi Bà (huyện Phù Cát), nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định.

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển

Tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án, đưa nguồn lực vào phục vụ phát triển
(PLVN) - Sáng 30/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với Ban Chỉ đạo về rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án (Ban Chỉ đạo) để nghe báo cáo về tình hình rà soát, đánh giá, tìm giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang tồn đọng.

Tổng Bí thư: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

(PLVN) - Thông tin sắp tới Trung ương và Quốc hội sẽ thảo luận về sáp nhập tỉnh, trong đó dự kiến có khả năng Quảng Nam sẽ nhập với Đà Nẵng, Tổng Bí thư cho rằng, sáp nhập là cơ hội để Quảng Nam và Đà Nẵng phát huy thế mạnh đôi bên, cùng quy hoạch tầm nhìn dài hạn, chia sẻ lợi ích, trách nhiệm và khát vọng phát triển, để vùng đất Quảng - Đà thực sự vươn ra biển lớn với vị thế xứng tầm quốc gia và quốc tế...

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)
(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân'
(PLVN) - "Có thể nói cái được lớn nhất của Đảng bộ Đà Nẵng là được lòng dân và đó chính là niềm tự hào đáng trân trọng của Nhân dân Đà Nẵng anh hùng. Đây là tiền đề tạo ra sức mạnh tổng hợp để Đà Nẵng phát triển nhanh và toàn diện trong những năm tiếp theo", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng

Tổng Bí thư dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng
Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Đà Nẵng (28/3/1930 - 28/3/2025), 50 năm Ngày Giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/1975 - 29/3/2025), sáng 29/3, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn công tác Trung ương và thành phố Đà Nẵng đã dâng hoa, dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài tưởng niệm thành phố Đà Nẵng, đường 29/3, đường 2 tháng 9, thành phố Đà Nẵng.

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.