Vì sao nguyên Phó thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình bị truy tố?

(PLO) - Ngày 22.3, Viện KSND tối cao tống đạt cáo trạng truy tố 5 bị can về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng liên quan đến đại án Phạm Công Danh và đồng phạm thất thoát 9.000 tỉ đồng.

Thanh niên đưa tin, các bị can trong vụ án này gồm: Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN); Hà Tấn Phước (Tổ trưởng tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc NHNN chi nhánh Long An), Phạm Thế Tuân (Tổ phó tổ giám sát, nguyên Phó giám đốc Vietcombank chi nhánh TP.HCM), Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) và Ngô Văn Thanh (thành viên tổ giám sát, nguyên Phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Vietcombank Long An).

Theo cáo buộc, thực hiện chương trình cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại, tháng 2.2012 NHNN có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm soát và đánh giá để có giải pháp cơ cấu lại 6 NH TMCP có tình hình hoạt động yếu kém, trong đó có NH TMCP Đại Tín (TrustBank)

Theo đó, ông Đặng Thanh Bình đã ký tờ trình Chính phủ về phương án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng VN (VNCB). Tháng 3.2012, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”.

Trên cơ sở đó, NHNN đã giao Cơ quan Thanh tra giám sát NH, NHNN chi nhánh Long An đặt Tổ giám sát của NHNN tại TrustBank; tiến hành thanh tra đột xuất và yêu cầu TrustBank thực hiện kiểm toán độc lập; triển khai phương án tái cơ cấu TrustBank bằng phương án chấp thuận để nhóm các nhà đầu tư mới, đại diện là ông Phạm Công Danh, mua lại cổ phần của nhóm Phú Mỹ và tham gia tái cơ cấu NH.

Điều đáng nói, ông Đặng Thanh Bình là người ký quyết định thành lập tổ giám sát đối với hoạt động của VNCB.

Tuy nhiên, Tổ giám sát đặt tại TrustBank (sau đổi tên thành VNCB) đã không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao trong việc giám sát, để Phạm Công Danh rút hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó có 15.670 tỉ đồng không thể thu hồi được. Hành vi thiếu trách nhiệm của Tổ giám sát là nguyên nhân chính, trực tiếp dẫn đến hậu quả xảy ra tại VNCB. Quá trình điều tra xác định còn có trách nhiệm của NHNN, Cơ quan Thanh tra giám sát NH, NHNN chi nhánh tỉnh Long An, ban chỉ đạo liên ngành trong quá trình chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu TrustBank trong việc xác định năng lực tài chính và chấp thuận để Phạm Công Danh trở thành chủ tịch HĐQT của NH này.

Trong số hơn 18.000 tỉ đồng mà Phạm Công Danh và đồng phạm rút ra từ VNCB có hơn 9.000 tỉ đồng có xin ý kiến Tổ giám sát, số còn lại là ông Danh không xin ý kiến. Sau khi VNCB gửi tiền thì Tổ giám sát không giám sát mà để ông Danh dùng số tiền này bảo lãnh cho các công ty sân sau của ông Danh vay tiền tại các NH này, sử dụng tiền vay sử dụng riêng đến nay không thể thu hồi.

Cáo trạng xác định ông Bình không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình Thủ tướng Chính phủ, không thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng mà vẫn quyết định để Phạm Công Danh tham gia quản lý, nắm giữ cổ phần chi phối để điều hành VNCB. Như vậy mới tạo điều kiện cho Phạm Công Danh dễ dàng thực hiện các hành vi phạm tội, gây thiệt hại lớn cho VNCB.

Theo Vietnamnet, Trước khi bị khởi tố vào ngày 8/9/2017 về hành vi “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án kinh tế làm thất thoát 9.000 tỷ đồng của ông Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng, ông Đặng Thanh Bình (sinh 1954) đã làm phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong 9 năm và nghỉ hưu từ giữa năm 2014 do đến tuổi.

Trước khi giữ cương vị Phó Thống đốc NHNN, ông Bình từng làm Vụ trưởng vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo của NHNN (từ 2002), Vụ trưởng vụ Pháp chế (từ 1997), Vụ trưởng vụ Các định chế tài chính từ năm 1994. 

Đến ngày 22/3, VKSND Tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Đặng Thanh Bình, nguyên phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình vì tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" tại Ngân hàng Đại Tín (tiền thân của Ngân hàng Xây dựng, VNCB).Ông Đặng Thanh Bình cũng có thời gian khoảng 1 năm kiêm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Ông Bình cũng là Chủ tịch đầu tiên của VAMC.

Ông Đặng Thanh Bình là người được NHNH giao phụ trách cơ quan Thanh tra giám sát NHNN, Vụ Pháp chế. Ông được giao chuyên trách về nợ xấu và có nhiệm vụ chính trong việc chỉ đạo tái cơ cấu những ngân hàng hoạt động yếu kém, trong đó có VNCB.

Ông cũng là người đảm nhiệm vị trí Trưởng ban trù bị thành lập công ty VAMC. Có thể nói, ông Bình gắn bó cả quãng đời công tác với ngành ngân hàng, là một lãnh đạo kỳ cựu về pháp chế, thanh tra trong lĩnh vực này cho đến khi nghỉ hưu và nay bi truy tố.

Tuy nhiên, đảm nhiệm vị trí người đứng đầu VAMC chưa đầy một năm, ông Bình đã thôi nhiệm, chuyển giao vị trí Chủ tịch HĐTV tại công ty mua bán nợ này cho ông Nguyễn Quốc Hùng vào tháng 5/2014, đồng thời ông cũng thôi nhiệm vai trò Phó thống đốc NHNN vì đến tuổi nghỉ hưu.

Tin cùng chuyên mục

Nguyễn Duy Khanh (áo trắng) cùng đồng bọn bị bắt giữ. (Ảnh: CTTĐT BCA)

Đà Nẵng: Triệt phá đường dây cá độ bóng đá với số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ

(PLVN) - Theo CTTĐT Bộ Công an, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Phòng An ninh mạng) - Công an TP Đà Nẵng phối hợp với Công an quận Hải Châu và Công an TP Hồ Chí Minh vừa triệt xóa một đường dây đánh bạc dưới hình thức cá độ bóng đá qua mạng quy mô liên tỉnh, thành phố, với tổng số tiền giao dịch lên tới 2.000 tỷ đồng.

Đọc thêm

Liên quan vụ bắt giữ ca sĩ Chi Dân và người mẫu An Tây: Còn nhiều đối tượng khác trong diện mở rộng điều tra

Từ vụ 4 nữ tiếp viên xách ma tuý từ nước ngoài về, đến nay cơ quan công an khởi tố, bắt 1.132 đối tượng. (Ảnh: Hải quan cung cấp)
(PLVN) - Liên quan vụ án, hiện còn nhiều đối tượng khác tham gia nhưng trong diện mở rộng điều tra nên công an chưa thông tin chi tiết. Sở dĩ việc bắt giữ các bị can trên được công bố vì các đối tượng là người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng nhất định trên mạng xã hội...

Truy bắt nhanh đối tượng cướp tài sản ở TP Hạ Long

UBND TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh khen thưởng đột xuất Đội Cảnh sát hình sự Công an thành phố và 6 cán bộ, chiến sỹ của Đội.
(PLVN) -  Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Hạ Long (Quảng Ninh) mới truy bắt được Đỗ Hoàng Thanh (sinh năm 2005, đăng ký thường trú tại tổ 4, khu 1, phường Việt Hưng, thành phố Hạ Long) - đối tượng có hành vi dùng hung khí tấn công gây thương tích người dân, cướp tài sản.

Thêm một đối tượng bị bắt về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

Huỳnh Nhật Phương bị bắt về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" và tang vật (Ảnh: Công an TP HCM)
(PLVN) -  Mở rộng điều tra vụ án “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân do Trần Văn Linh và Nguyễn Thị Hường thực hiện theo chỉ đạo của tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” với âm mưu rải truyền đơn kích động tuần hành, gây rối trật tự trong Lễ Quốc khánh 2/9/2024, Công an TP HCM đã khởi tố, bắt tạm giam thêm Huỳnh Nhật Phương (SN 1982, ngụ quận Bình Thạnh).

Xin đi nhờ xe để cướp đoạt tài sản

Đối tượng Đồng Văn Đại (Ảnh: CATH).
(PLVN) - Ngày 13/11, Công an tỉnh Thanh Hóa thông tin, Công an huyện Hoằng Hóa vừa bắt giữ được đối tượng xin đi nhờ xe rồi dí dao vào cổ tài xế để cướp tài sản.