Vì sao Mộc Châu liên tiếp xảy ra động đất?

Trận động đất có độ lớn 5,3 khiến mái nhà dân ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bị sập. Ảnh Tuổi trẻ.
Trận động đất có độ lớn 5,3 khiến mái nhà dân ở xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La bị sập. Ảnh Tuổi trẻ.
(PLVN) - Động đất liên tiếp ở Sơn La do huyện Mộc Châu nằm trên đới đứt gãy sông Đà đang hoạt động. 

Có 4 trận động đất trong sáng 28/7 lần lượt vào lúc 6h17, 8h26, 11h7  và 12h1, với độ lớn từ 2,7 đến 4 độ richter; độ sâu chấn tiêu khoảng từ 8,1 đến 14,9km; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. 

VnExpress đưa tin, từ 12h ngày 27 đến 13h ngày 28, huyện Mộc Châu xảy ra 12 trận động đất, độ lớn 2,6-5,3 và có thể còn xuất hiện tiếp.

Lý giải nguyên nhân xảy ra động đất, ông Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, cho biết do khu vực huyện Mộc Châu nằm trên đới đứt gãy sông Đà đang hoạt động địa chất diễn ra tương đối mạnh.

Theo Viện trường Viện Vật lý địa cầu, trận động đất có độ lớn 5,3 xảy ra lúc 12h14 ngày 27/7 ở huyện Mộc Châu là một trận động đất mạnh nhất từng được ghi nhận từ đầu năm 2020 đến nay. Ở cường độ này, khu vực mặt đất ở vị trí chấn tiêu có thể có rung động nền lên tới cấp 8 – 9. 

Rung động của động đất có thể lan truyền đi xa, theo đó nhiều khu vực ở Hà Nội, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hòa Bình... cũng cảm nhận được rung lắc khi người dân ở trên các tòa nhà cao tầng.

Có thể sắp tới Mộc Châu sẽ xuất hiện những trận động đất lớn hơn. Người dân nên gia cố nhà cửa, tránh xa công trình yếu, vùng có nguy cơ đá lở.

Trước đó, trận động đất đầu tiên xảy ra vào 12h14 phút trưa 27/7, được đánh giá tương đối mạnh với độ lớn 5.3 độ richter, độ sâu chấn tiêu 14 km, cấp độ rủi ro thiên tai cấp 4 vùng chấn tâm. 

Trận động đất này đã khiến 126 nhà dân ở huyện Mộc Châu lún, nứt tường, sập trần. Trường mầm non ở Tầm Phế (xã Tân Hợp) bị nứt, một số trụ sở nhà văn hóa, UBND xã cũng nứt trường, trần nhà. Đá rơi làm bẹp đầu ôtô tải đang đỗ bên vệ đường tiểu khu Pa Khen.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã gửi lời thăm hỏi chính quyền và nhân dân Sơn La bị ảnh hưởng bởi động đất; đồng thời yêu cầu tỉnh hỗ trợ dân khắc phục hậu quả; kiểm tra các công trình hồ đập.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thiên tai tại Việt Nam năm 2023: Xảy ra hơn 1.100 trận với 21/22 loại hình

Thông tin công bố tại Hội nghị dự báo số đợt nắng nóng năm 2024 nhiều hơn và gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. (Ảnh: Vũ Vân Anh).
(PLVN) - Tổng giá trị hoạt động phòng ngừa, ứng phó thiên tai, dịch bệnh và sự cố nghiêm trọng năm 2023 là hơn 149 tỷ đồng, trợ giúp 394.505 lượt người bị ảnh hưởng. Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị phòng ngừa và ứng phó với thảm họa năm 2024 do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam tổ chức tại Đà Nẵng ngày 9/5.

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất

Xu hướng “xanh hóa" năng lượng trong sản xuất
(PLVN) - Khu vực phía Bắc Việt Nam đang sắp bước vào mùa cao điểm nắng nóng, để đảm bảo nguồn cung năng lượng cho sản xuất và tiêu dùng, các doanh nghiệp khu vực này chủ động “xanh hoá” năng lượng với các giải pháp nổi bật như điện mặt trời áp mái.

Vụ sạt lở khiến 7 công nhân thương vong ở Hà Tĩnh: Sức khỏe những người bị thương đã dần ổn định

Hiện trường sau vụ sạt lở đất. (Ảnh: Hữu Anh)
(PLVN) - Chiều 6/5, vụ sạt lở đất kinh hoàng xảy ra do mưa lớn tại lán trại nhóm công nhân đang nghỉ khiến 3 người tử vong, 4 người bị thương. Hiện trường tai nạn là khu vực móng cột số 28, dự án đường dây 500kV Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, đoạn qua tổ dân phố Lê Lợi, phường Kỳ Liên, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).

Làm sao để không tái diễn những tai nạn lao động tang thương?

Hiện trường vụ nổ (Ảnh: suckhoedoisong.vn)
(PLVN) -  Vụ nổ lò hơi tại một Cty gỗ ở Đồng Nai làm 6 người chết, 5 công nhân khác đang làm việc gần đó bị thương, đã có những kết luận xác định nguyên nhân chính thức. Và sau khi cán bộ chức năng công bố thông tin, tất cả cùng chung một mối băn khoăn làm sao để những tai nạn tang thương này không tái diễn nữa?