Vì sao chậm giải ngân đầu tư công?

Ảnh minh họa (Nguồn: Vneconomy).
Ảnh minh họa (Nguồn: Vneconomy).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đến hết tháng 11/2023, giải ngân vốn đạt khoảng 65,1% kế hoạch. Đây là nội dung được nêu tại Thông báo số 511/TB-VPCP (kết luận của Thường trực Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến với các Bộ, cơ quan trung ương (TƯ) và địa phương về đôn đốc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023).

Lưu ý, thông báo ban hành ngày 08/12/2023, có nghĩa là năm kế hoạch chỉ còn 22 ngày. Liệu những ngày còn lại có hoàn thành 34,9%?

Tại thông báo trên, Thường trực Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan TƯ, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa; quyết tâm giải ngân ít nhất 95% kế hoạch vốn được giao.

Thời điểm hiện nay, như vậy việc “giải ngân” quả là khó khăn. Từng có những thời kỳ, nhiều địa phương khát khao được đầu tư. Nay thì một số vấn đề đã thay đổi.

Về mặt chỉ đạo, cho đến thời điểm có Thông báo 511, Chính phủ đã ban hành khoảng 8 nghị quyết, 1 chỉ thị, 6 công điện và nhiều văn bản điều hành; trong đó đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm yêu cầu các Bộ, cơ quan TƯ và địa phương phải tập trung, quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công.

Thế nhưng, đến nay còn 21 Bộ, cơ quan TƯ và 33 địa phương (gọi tắt là đầu mối) chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được Thủ tướng Chính phủ giao; 41 đầu mối giải ngân thấp hơn mức trung bình của cả nước, trong đó có 15 đầu mối chỉ giải ngân dưới 15% và 8 đầu mối giải ngân dưới 50%; còn nhiều dự án trọng điểm chậm tiến độ.

Nguyên nhân vì sao? Thông báo 511 nêu rõ, việc chậm giải ngân có nhiều nguyên nhân, trong đó: công tác chuẩn bị dự án còn hạn chế dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần; việc lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế và khả năng thực hiện, bố trí vốn còn dài trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện ở một số Bộ, cơ quan, địa phương chưa quyết liệt, sâu sát, kịp thời; năng lực nhà thầu, ban quản lý dự án một số trường hợp còn hạn chế; kỷ cương, kỷ luật trong đầu tư công chưa nghiêm; công tác phối hợp giữa các Bộ, cơ quan, địa phương nhiều trường hợp chưa chặt chẽ, hiệu quả; giải phóng mặt bằng còn nhiều vướng mắc; một số cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật còn chồng chéo, áp dụng thiếu thống nhất, chậm được sửa đổi, bổ sung; vẫn còn tình trạng thiếu nguyên vật liệu thi công, nhất là với các dự án giao thông quan trọng quốc gia.

Trong bối cảnh khó khăn, đẩy mạnh giải ngân đầu tư công đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm sinh kế cho người dân, nâng cao đời sống của Nhân dân. Chỉ còn ít ngày nữa là hết niên độ ngân sách năm 2023, trong khi khối lượng vốn chưa giải ngân còn khá lớn. Mục tiêu 95% có đạt được hay không, thực tế sẽ trả lời. Và để những năm sau tình trạng này không còn xảy ra; cần phải phân cấp, phân quyền rõ ràng hơn nữa; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính trong đầu tư công; hoàn thiện chế tài xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Cuộc đua Net Zero: Doanh nghiệp xanh hóa để dẫn đầu hay bỏ lại phía sau?

Nestlé Việt Nam nỗ lực bảo vệ rừng, góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu. (Ảnh: Nestlé Việt Nam )
(PLVN) - Thời gian gần đây, “tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn”… là những từ khóa nổi bật trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng toàn cầu, sau cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050, các doanh nghiệp Việt Nam đang tích cực xanh hóa thông qua ba bước quan trọng là cắt giảm phát thải khí nhà kính; chuyển đổi sang sử dụng nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo và hấp thụ khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất.

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2

Phải khởi công đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên trong tháng 2
(PLVN) - Đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên sẽ là một trong những công trình trọng điểm vừa đáp ứng việc giải tỏa công suất của các dự án điện khu vực Tây Bắc ở thời điểm hiện tại và tương lai, vừa sẵn sàng cho việc nhập khẩu điện từ nước bạn Trung Quốc khi Việt Nam có nhu cầu.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo khắc phục cảnh báo của EU về thực phẩm xuất khẩu

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam đang đối diện nguy cơ bị siết chặt kiểm soát tại EU do hàng loạt cảnh báo về an toàn thực phẩm. Trước tình hình này, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu các bộ ngành liên quan triển khai ngay các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu nhằm bảo vệ uy tín và vị thế của nông sản Việt Nam trên trường quốc tế.

Tầm nhìn Quy hoạch điện VIII

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 với nhiều điểm mới so với các quy hoạch trước đây, như “mang tính động và mở”, phát triển tối ưu các loại nguồn điện để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, bảo đảm cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế với mức tăng trưởng GDP theo Nghị quyết 81/2023/QH15 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường: Tái cấu trúc để phát triển bền vững

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Bộ NN&MT Đỗ Đức Duy chủ trì Hội nghị. (Ảnh Đình Trung)
(PLVN) -  Chiều 19/2, Hội nghị triển khai quyết định hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) được tổ chức dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan và Bộ trưởng Đỗ Đức Duy. Theo kế hoạch, bộ mới sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/3/2025.

Thời cơ 'chín muồi' để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 2: Doanh nghiệp Việt cần chủ động bứt phá, gắn kết

Cần xây dựng thêm nhiều doanh nghiệp lớn, tiên phong ở Việt Nam. (Ảnh minh họa)
(PLVN) -  Không ít chuyên gia từng đề cập về vấn đề xuất khẩu (XK) hiện nay phụ thuộc quá lớn vào doanh nghiệp (DN) đầu tư nước ngoài (FDI). Vấn đề này cũng được các tổ chức quốc tế, các định chế tài chính quốc tế nhận diện. Vậy để giảm dần phụ thuộc vào FDI, chúng ta cần làm gì?

Dừng miễn thuế giá trị gia tăng với hàng nhập khẩu trị giá thấp từ 18/2: Tổng cục Hải quan sẵn sàng hỗ trợ xử lý khó khăn, vướng mắc

Hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp sẽ không còn được miễn thuế GTGT. (Ảnh minh họa: H.Phúc)
(PLVN) - Tổng cục Hải quan cho biết đã chuẩn bị nội dung, tài liệu, sẵn sàng hỗ trợ khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình nộp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu trị giá thấp gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh khi triển khai thực hiện Quyết định số 01/2025/QĐ-TTg từ ngày 18/2/2025.

Thời cơ “chín muồi” để phát triển nội lực nền kinh tế - Bài 1: Nhận diện thẳng thắn về nội lực của nền kinh tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu đang hướng đến mốc kỷ lục 800 tỷ USD nhưng tỷ trọng của DN trong nước chưa đến 30%. (Ảnh trong bài: Báo Công Thương).
(PLVN) -  Những nhận định thẳng thắn về nội lực kinh tế đã được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra thông qua những con số kỷ lục về xuất khẩu điện tử. Cơ quan quản lý về xuất nhập khẩu, lần đầu tiên sau rất nhiều năm báo cáo về kỷ lục xuất khẩu cũng đã có những nhận định thẳng thắn về con số này…

Đồng Nai bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế 2025 đạt 10%

Ông Võ Tấn Đức, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai phát biểu tại Hội thảo.
(PLVN) -  Ngày 17/2, UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo: “Giải pháp cần tập trung ưu tiên thực hiện đề án tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Hội nghị nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp của từng sở, ngành, địa phương thực hiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội từ 10% trở lên trong năm 2025.

PMU Giao thông đã sẵn sàng cho các siêu dự án đường sắt tỉ USD?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, dự kiến vốn đầu tư hơn 67 tỉ USD.
(PLVN) - Các siêu dự án đường sắt trị giá 8,3 đến gần 70 tỉ USD đã, đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công. Câu hỏi đặt ra là các Ban quản lý dự án (PMU) ngành Giao thông đã “lên dây cót” như thế nào để có thể quản lý, điều hành các dự án, dự kiến con số giải ngân phải đạt từ 2 - 7 tỉ USD/năm?