Vắc xin ngừa COVID-19 có thể sẽ về muộn hơn sự kiến

 Vắc xin ngừa COVID-19 có thể sẽ về muộn hơn sự kiến
(PLVN) -  Sáng nay 23-3, Bộ Y tế có thông báo về tình hình mua và tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19.

Bộ Y tế cho biết, nguồn vắc xin lớn nhất và rõ nhất của Việt Nam cho đến nay là vắc xin do Bộ Y tế mua của Hãng AstraZeneca thông qua Công ty VNVC (30 triệu liều). Lô đầu tiên trong số này đã về ngày 24-2. Tiếp theo đó là nguồn hỗ trợ miễn phí của COVAX Facility (sáng kiến chung nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19) cũng là 30 triệu liều.

Lô vắc xin (1,37 triệu liều) đầu tiên trong số vắc xin của COVAX dự kiến có thể về Việt Nam ngày 25-3. Lô kế tiếp sẽ về cuối tháng 4 (2,8 triệu liều).

Tuy nhiên, theo Bộ Y trế, do nguồn cung trên thế giới khó khăn, việc xuất khẩu vắc xin tại các nước sản xuất bị hạn chế, nên  các lô vắc xin này có thể bị lùi thời gian cung ứng. Số vắc xin COVAX còn lại dự kiến về Việt Nam vào quý 3-2021 có thể bị lùi thời gian cung ứng sang năm 2022.

Riêng vắc xin Bộ Y tế mua thông qua VNVC, Bộ Y tế cho biết còn hơn 29 triệu liều sẽ về trong quý 2 và 3, trong đó lô trên 1 triệu liều về trong tháng 4.

Để đảm bảo nguồn cung vắc xin, Bộ Y tế cho biết Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế (Polyvac) đang đàm phán với nhà sản xuất vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm.

Việt Nam cũng đã đàm phán mua vắc xin Pfizer (Mỹ). Cuối tuần qua, hãng đã thông báo có thể bán cho Việt Nam 31 triệu liều, lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo sớm.

Tuy nhiên vắc xin này phải bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, hiện chỉ có 3 thành phố Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM có kho lạnh âm sâu để bảo quản vắc xin này, sau khi rã đông sử dụng được trong 15 ngày, nhưng ngay tại Mỹ cũng phải hủy bỏ tới 50% vắc xin do sự cố kho lạnh.

Bộ Y tế cũng đang đàm phán với Hãng Johnson& Johnson và các nhà sản xuất khác để tìm nguồn cung ứng vắc xin, nhưng đến nay vẫn chưa có nhà sản xuất nào thông báo chính thức về nguồn cung cấp cho Việt Nam.

Về tình hình tiêm chủng, Bộ Y tế cho biết, vắc xin AstraZeneca mà Việt Nam đang sử dụng có hiệu lực bảo vệ đạt 76%  sau 3 tuần sau tiêm liều 1. Liều 2 sau liều 1 từ 4-12 tuần và hiệu lực bảo vệ đạt 82%.

Bộ Y tế cũng cho biết dữ liệu về tính an toàn và hiệu lực của vắc xin với người trên 65 tuổi còn hạn chế, nhưng vắc xin này có thể chỉ định cho phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người nhiễm HIV, người bị suy giảm miễn dịch... nếu những người này thuộc nhóm nguy cơ cao, và lợi ích của tiêm vắc xin là vượt trội so với nguy cơ.

Qua 2 tuần triển khai tại Việt Nam, đến nay đã có trên 36.000 người được tiêm, chưa ghi nhận phản ứng rối loạn đông máu - phản ứng đã ghi nhận tại một số nước châu Âu.

Trong số người được tiêm, các phản ứng hay gặp nhất là sưng, đau nơi tiêm, một tỉ lệ nhỏ (0,7%) gặp phản ứng mạnh hơn như sốt, rối loạn huyết áp, bồn chồn, choáng, phù mạch vị trí tiêm..., nhưng tất cả đều đã ổn định sức khỏe.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.