Ưu tiên các nguồn vốn để phòng, tránh thiên tai

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát kè đê biển tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tháng 4/2016.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khảo sát kè đê biển tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng tháng 4/2016.
(PLO) - Hiện tình hình khí tượng thủy văn vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, các hiện tượng thiên tai bất thường xảy ra một cách cực đoan nên cần chủ động ứng phó nhằm hạn chế thiệt hại.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo sáng qua (12/5) tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn từ năm 2015 đến nay và triển khai nhiệm vụ những tháng tiếp theo.

Dự báo yếu mà chưa được khắc phục 

Biểu dương kết quả tích cực trong công tác ứng phó và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, tìm kiếm cứu nạn trong năm qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ rõ: “Hạn chế lớn nhất là công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đã được chỉ ra nhưng vẫn chưa được khắc phục, chưa đáp ứng yêu cầu”. 

Cùng với đó, tiến độ đầu tư cho các chương trình phòng chống thiên tai còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn còn yếu và thiếu, do vậy cần ưu tiên rà soát các nguồn vốn để tăng cường cho những dự án thiết yếu phòng chống thiên tai. 

Theo Phó Thủ tướng, hạn chế về công nghệ dự báo, hệ thống quan trắc chưa đồng bộ khiến việc quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn, nhất là các hiện tượng thiên tai cực đoan như giông lốc, mưa lũ cục bộ vẫn còn khó khăn, các cơ quan chức năng không chủ động được trong chỉ đạo vận hành hồ chứa, tích, xả nước, kết quả là đến cuối mùa mưa thì nhiều hồ không tích đủ nước, dẫn tới những khó khăn về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. 

Ngoài ra, công tác thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tính tự giác của doanh nghiệp, người dân trong phòng, chống thiên tai, sự cố, tai nạn; việc ứng dụng khoa học - công nghệ cao phục vụ chỉ đạo.

Đồng thời ứng phó, hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực còn hạn chế; những bất cập trong xây dựng cơ sở hạ tầng, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước…, hay hạn chế về nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng ngừa và khắc phục thiên tai cũng là nguyên nhân “đóng góp” vào những thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chủ động ứng phó thiên tai bằng giải pháp cụ thể 

Để chủ động phòng tránh, ứng phó hiệu quả với thiên tai, hạn chế rủi ro, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục ưu tiên các nguồn vốn để thực hiện các chương trình, đề án đã được Thủ tướng phê duyệt. Tăng cường các biện pháp tuyên truyền phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương để người dân có thể nắm được thông tin về thiên tai và chủ động phòng ngừa, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong phòng, chống, ứng phó với thiên tai, sự cố. 

Phó Thủ tướng cũng lưu ý các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào một số giải pháp cụ thể ứng phó với lũ lụt, hạn hán, vận hành hợp lý hồ chứa thủy điện, thủy lợi đảm bảo an toàn công trình vùng hạ du và cấp nước trong mùa kiệt; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý cho vùng thường xuyên bị thiên tai. kiểm tra đánh giá thực trạng hệ thống đê điều, hồ đập, khu vực sạt lở nguy hiểm nhất; xác định vị trí trọng điểm, xung yếu, có nguy cơ mất an toàn; xây dựng phương án, bố trí nguồn kinh phí để xử lý kịp thời đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão và các năm tiếp theo. 

Đặc biệt, trong thời gian tới, các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long vẫn phải tiếp tục triển khai tích cực các giải pháp chủ động ứng phó hiệu quả, khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, sẵn sàng phương án ứng phó với lũ lụt do tác động của La Nina. 

Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn người dân sử dụng tiết kiệm nước, rà soát cung cầu nước tại từng địa phương, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm ứng phó với những tình huống ngày càng cực đoan của thời tiết.

Năm 2015, do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino cường độ mạnh, kéo dài nhất trong lịch sử nên tình hình thiên tai diễn biến bất thường. Số trận thiên tai ít hơn so với trung bình nhiều năm nhưng xảy ra nhiều hiện tượng thiên tai cực đoan, các vụ cháy nổ, cháy rừng tăng so với năm 2014; tai nạn trên biển, trên sông, sập đổ công trình, hầm lò xảy ra nhiều. Còn trong năm nay, tính đến ngày 15/4, toàn quốc xảy ra 5.016 vụ thiên tai, tai nạn, sự cố (không kể tai nạn giao thông đường bộ).

Đọc thêm

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.

Chủ tịch Quốc hội: Tổ chức hoàn thiện pháp luật phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội quán triệt chủ trương, giải pháp về thể chế pháp luật để đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày báo cáo chuyên đề “Chủ trương, giải pháp về thể chế, thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia”.

Hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự Hội nghị - (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).
Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng nay (13/1). Hội nghị được kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội tới 15.345 điểm cầu trên toàn quốc với sự tham dự của hơn 978.500 đại biểu tham dự Hội nghị.

Việt Nam - Lào: Tăng cường trụ cột hợp tác an ninh

Bộ trưởng Lương Tam Quang và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Vilay Lakhamphong ký kế hoạch hợp tác năm 2025 giữa Bộ Công an hai nước. (Ảnh: Khổng Hà/CAND)
(PLVN) -  Ngày 12/1, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an và Đại tướng Vilay Lakhamphong, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Lào đã đồng chủ trì Hội nghị Tổng kết công tác triển khai kế hoạch hợp tác năm 2024 giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Lào.

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát

Thủ tướng: Làm với tất cả trái tim, khối óc vì người nghèo đang phải ở nhà tạm, dột nát
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc xóa nhà tạm, nhà dột nát là nhiệm vụ hết sức quan trọng và ý nghĩa nhân văn cao cả nên khó mấy cũng phải làm, vướng mắc mấy cũng phải tháo gỡ, thách thức mấy cũng phải vượt qua; làm với tất cả trái tim, khối óc vì những người nghèo còn đang phải ở nhà tạm, dột nát...