Nên “nâng cấp” pháp luật phòng tránh thiên tai

Hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường hiệu quả công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai hiệu quả là ý kiến chung được đưa ra tại hội thảo về dự án Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội và Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP) phối hợp tổ chức sáng qua  - 7/8.

Khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra đối với sản xuất và đời sống là nhiệm vụ nặng nề hàng năm của các cơ quan chức năng và địa phương. Hoàn thiện khung pháp lý để tăng cường hiệu quả công tác phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai hiệu quả là ý kiến chung được đưa ra tại hội thảo về dự án Luật phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai do Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội và Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam (UNDP) phối hợp tổ chức sáng qua  - 7/8.

“Gió chiều nào che chiều ấy”?

Hiện, với khoảng 200 văn bản pháp lý điều chỉnh về phòng chống thiên tai (PCTT) nhưng chủ yếu mới qui định về PCTT liên quan đến nước. Vì chưa có một đạo luật chung điều chỉnh các loại thiên tai nên theo ông Nguyễn Xuân Diệu - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) - trong qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các bộ, ngành và địa phương vẫn thiếu các qui định và chế tài cụ thể về lồng ghép nội dung PCTT.

Các bộ, ngành, địa phương cũng không chú trọng bố trí nguồn lực lượng tương xứng cho việc PCTT, chưa có qui định cụ thể về quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, cũng như sự tham gia của cộng đồng, trách nhiệm của chính quyền địa phương …

“Thực trạng khung pháp lý như trên đã khiến công tác PCTT và giảm nhẹ thiên tai rất bị động, theo kiểu “gió chiều nào, che chiều đấy”, ông Diệu nói.

Tuy nhiên, theo đại diện Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, một số qui định trong dự thảo Luật phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai có thể gây khó khăn cho việc phân định rành mạch, rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cũng như quá trình tổ chức triển khai thực hiện công việc liên quan đến PCTT của các Bộ, dễ dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có thiên tai hay hậu quả.

Từ thực tiễn công tác PCTT, đại diện Bộ Quốc phòng đề nghị phải bổ sung một số hành vi phải thực hiện như với các phương tiện tàu thuyền hoạt động trên sông, biển phải trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn, phương tiện liên  lạc và chấp hành qui định của cơ quan chức năng; khi hoạt động trên biển nhận được thông tin về bão, áp thấp nhiệt đới hoặt thời tiết nguy hiểm qua các phương tiện thông tin, tín hiệu cảnh báo phải nhanh chóng di chuyển về bờ hoặc thoát ra khỏi vùng nguy hiểm; tuân thủ sự điều hành của các lực lượng tìm kiếm cứu nạn… vào dự thảo để công tác PCTT không bị rơi vào thảm cảnh “ném đá ao bèo”, nỗ lực hết sức nhưng thiệt hại vẫn nghiêm trọng.

Nhà nước “gánh” trọng trách

Chuyên gia PCTT Nguyễn Văn Lễ cho rằng, về nguyên tắc cơ bản, Nhà nước không thể chỉ hỗ trợ mà phải đảm nhiệm trọng trách trong PCTT, nhất là các hoạt động dự báo, cảnh báo thiên tai, tổ chức di dời khẩn cấp hàng vạn người trong một vài giờ ra khỏi vùng có nguy cơ siêu bão hoặc sóng thần… vì đây là những hoạt động mà cá nhân, và cộng đồng không làm được.

Xác định nguyên nhân trực tiếp dẫn đến thiên tai là nạn phá rừng và khai khoáng trái phép đang trở thành quốc nạn, nhưng các cơ quan chức năng và chính quyền “gần như bất lực” còn hậu quả “nhãn tiền” do các hành vi trên thì đã ảnh hưởng đến đời sống của không ít người dân, nhiều chuyên gia đề nghị bổ sung thêm qui định cấm chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển, khai thác tài nguyên, khoáng sản trong các sông suối không theo qui hoạch, không được cấp phép của các cơ quan có thẩm quyền…

Để công tác PCTT có “đầu mối”, các chuyên gia đề xuất phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan. Theo Văn phòng Ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão Lào Cai, Điều 21 dự thảo nên bổ sung trách nhiệm của Bộ TN&MT trong việc công cấp thông tin về diễn biến thời tiết khí hậu vì đây là cơ quan cung cấp thông tin quan trọng nhất về nguyên nhân dẫn đến thiên tai, biến đổi khí hậu. Đồng thời, nên tổ chức Ban chỉ đạo PCTT thay cho Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn hiện nay.

Bên cạnh đó, bổ sung, tăng cường năng lực để đáp ứng việc chỉ đạo, chỉ huy khi phạm vi điều chỉnh về thiên tai được mở rộng, tăng cường trách nhiệm của người dân trong công tác phối hợp để PCTT, đơn nhất là tuân thủ các hiệu lệnh, yêu cầu của cơ quan chức năng khi có thiên tai xảy ra… nên thành lập một đội tìm kiếm cứu nạn chuyên nghiệp,  được huấn luyện chuyên môn nghiệp vụ và trang bị thiết bị, xe cộ cần thiết cho việc PCTT là kiến nghị của đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang nhằm đảm bảo lực lượng thường trực và chuyên nghiệp để PCTT và giảm nhẹ, ứng cứu, khắc phục kịp thời khi có thiên tai…

Huy Anh

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Chiều 15/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức thức Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Czech, tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 55 Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) tại Davos, Thụy Sĩ và làm việc song phương tại Thụy Sĩ.

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống

Để sớm đưa Nghị quyết 57-NQ/TW vào cuộc sống
(PLVN) -  Để đất nước có thể vươn mình như kỳ vọng, nhiều vấn đề lớn đang được đặt ra cần giải quyết, trong đó có khoa học công nghệ (KHCN). Chính vì thế, ngày 22/12/2024, Bộ Chính trị có Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia.

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm

Thủ tướng: Hà Nội, Đồng bằng sông Hồng cần đột phá tăng trưởng 2 con số và cấp bách xử lý ô nhiễm
Sáng 14/1, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị lần thứ 5 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết các lực lượng vũ trang tại Phú Quốc
Trong không khí cả nước chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 14/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm và chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bảo đảm nguyên tắc không bỏ chức năng, nhiệm vụ của các ngành

Quang cảnh Phiên họp lần thứ 10 Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Chiều 13/1, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Nghị quyết 18-NQ/TW) của Chính phủ chủ trì Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chỉ đạo.

Hoàn thiện phương án sắp xếp của Bộ, ngành, địa phương

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình. (Ảnh: VOV)
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW vừa đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ hoàn thiện phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Bộ, ngành.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc với tỉnh Bắc Ninh
Chiều 13/1, tại Bắc Ninh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh khóa XX; kết quả thực hiện Nghị quyết 18 về việc sắp xếp, tinh giản tổ chức bộ máy tinh gọn đảm bảo hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả và hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại I, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 57 sẽ tạo bước đột phá, góp phần phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng, an ninh
Sáng 13/1, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia kết hợp trực tuyến đến 15.345 điểm cầu trên cả nước và truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam.