UNICEF kêu gọi hiến tặng các liều vaccine COVID-19 dư thừa

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cơ chế COVAX sẽ cung cấp 65 triệu liều vaccine trong tuần này. Đáng lẽ con số này phải là 170 triệu liều. Đây là thời điểm cần hiến tặng các liều vaccine dư thừa.

Ngày 17/5, tại thời điểm các nước G7 đang chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh vào tháng 6 tới đây, Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore đã ra Tuyên bố trên.

Cụ thể, Giám đốc điều hành UNICEF cho biết: “Cơ chế COVAX – cơ chế đảm bảo công bằng vaccine COVID-19 toàn cầu – sẽ cung cấp 65 triệu liều vaccine COVID-19 trong những ngày tới. Đáng lẽ con số này phải là 170 triệu liều. Vào thời điểm các nhà lãnh đạo G7 tập trung tại Vương quốc Anh vào tháng tới và khi làn sóng COVID-19 thứ hai chết chóc có thể sẽ tiếp tục càn quét  Ấn Độ và nhiều nước ở  Nam Á, sự thiếu hụt vaccine ước tính sẽ lên tới gần 190 triệu liều.

Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore.
Giám đốc điều hành UNICEF Henrietta Fore.

UNICEF đã đưa ra nhiều cảnh báo về những rủi ro của việc buông lỏng cảnh giác và không đảm bảo tiếp cận công bằng tới vaccine, chẩn đoán và điều trị tại các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. UNICEF cũng lo ngại rằng sự gia tăng chết người ở Ấn Độ sẽ tiếp tục xảy ra nếu những cảnh báo đó vẫn không được quan tâm. 

Tình hình ở Ấn Độ rất bi thảm và không chỉ riêng Ấn Độ. Các ca bệnh đang tăng nhanh chóng mặt và hệ thống y tế đang gặp khó khăn ở các quốc gia gần đó - như Nepal, Sri Lanka và Maldives – và cả ở các quốc gia xa hơn như Argentina và Brazil. Những thiệt hại cho trẻ em và gia đình là không thể tính toán được. 

Virus tiếp tục lây lan không được kiểm soát càng lâu thì nguy cơ càng cao cho việc xuất hiện nhiều biến thể gây chết người hoặc lây lan nhanh hơn. Con đường rõ ràng nhất để thoát khỏi đại dịch này là công bằng toàn cầu trong việc phân phối vaccine, chẩn đoán và điều trị. COVAX, do WHO, Gavi và CEPI đồng sáng lập và UNICEF là  đối tác thực hiện, hướng tới cho một con đường như vậy. Nhưng COVAX đang bị thiếu nguồn cung.

Lô vaccine Covid-19 thứ 2 về Việt Nam ngày 16/5 qua cơ chế COVAX.
 Lô vaccine Covid-19 thứ 2 về Việt Nam ngày 16/5 qua cơ chế COVAX.

“Một trong số các hậu quả mà tình hình ở Ấn Độ, một trung tâm sản xuất vaccine toàn cầu mang lại cho toàn thế giới là sự giảm đáng kể nguồn cung vaccine cho COVAX. Nhu cầu trong nước tăng vọt dẫn tới việc COVAX không có được 140 triệu liều dự định phân phối cho các nước có thu nhập thấp và trung bình cho đến cuối tháng 5. Khả năng 50 triệu liều dự kiến vào tháng 6 cũng không được cung cấp. Điều này cùng với chủ nghĩa dân tộc vaccine, năng lực sản xuất hạn chế và thiếu kinh phí, là những lý do tại sao tiến độ triển khai vaccine COVID quá chậm”, bà Henrietta Fore chỉ rõ.

Theo bà, các nhà lãnh đạo G7 sẽ gặp nhau vào tháng tới và có thể đưa ra một biện pháp ngăn chặn tình trạng khẩn cấp này. Phân tích dữ liệu mới được cung cấp bởi Airfinity, cơ sở nghiên cứu khoa học đời sống và được ủy quyền bởi Ủy ban UNICEF Quốc gia của Vương quốc Anh, chỉ ra rằng các quốc gia G7 và nhóm các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu có thể quyên góp khoảng 153 triệu liều vaccine nếu họ chia sẻ chỉ 20% nguồn cung sẵn có của họ trong tháng 6, tháng 7 và tháng 8. 

Quan trọng là họ có thể chia sẻ nguồn vaccine này mà vẫn đáp ứng được các cam kết tiêm phòng cho người dân của mình. Một số thành viên G7 có nguồn cung ứng vaccine lớn và một số thành viên đã triển khai vaccine trên diện rộng, vì vậy một cam kết chung khẩn cấp trong việc thu lại các liều vaccine dư thừa và chia sẻ gánh nặng trách nhiệm sẽ có thể giúp cho các quốc gia dễ bị tổn thương không trở thành điểm nóng toàn cầu trong thời gian tới.

“Chia sẻ ngay những liều vaccine hiện đang dư thừa là một biện pháp ngăn chặn tối thiểu, thiết yếu và khẩn cấp và nó là cần được thực hiện ngay”, bà Fore kêu gọi. 

Đọc thêm

Việt Nam – Hoa Kỳ thúc đẩy việc triển khai các thỏa thuận cấp cao

Hình ảnh tại Đối thoại.
(PLVN) - Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất.

Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất

Tháp Eiffel là biểu tượng nổi tiếng và hấp dẫn nhất của thủ đô Paris, Pháp. Ảnh: REUTERS/Sarah Meyssonnier.
(PLVN) - Chính phủ Pháp đã nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau vụ xả súng đẫm máu tại nhà hát ở ngoại ô Moscow, Nga. Thông báo được đưa ra sau cuộc họp giữa các quan chức an ninh và quốc phòng cấp cao của Pháp với Tổng thống Emmanuel Macron.

Lái máy bay khi say rượu, phi công Mỹ bị kết án tù

Ông Lawrence Russell Jr bị phát hiện uống rượu vượt quá giới hạn cho phép của hãng hàng không gấp gần 2,5 lần.
(PLVN) - Phi công Lawrence Russell (63 tuổi), một công dân Mỹ, vừa bị kết án 10 tháng tù tại Scotland sau khi bị phát hiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép trong máu trước khi tiến hành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương vào ngày 16 tháng 6 năm 2023.

Chưa ghi nhận công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công khủng bố tại Nga

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
(PLVN) - Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Nga, đến nay, chưa ghi nhận có công dân Việt Nam là nạn nhân trong vụ việc. Thực hiện chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán đang khẩn trương phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại bám sát tình hình, sẵn sàng các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp có công dân Việt Nam gặp nạn.

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga

Hiện trường vụ tấn công khủng bố ở Nga
(PLVN) - Ít nhất 60 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau vụ xả súng vào đoàn người tham dự hòa nhạc ở Nga. Đây là một trong những vụ tấn công đẫm máu nhất ở Nga trong nhiều thập kỷ.