"Tuyệt chiêu" chữa động kinh của hậu duệ Hải Thượng Lãn Ông

Là hậu duệ thứ 9 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ban đầu ông Lê Huy Hoàng (SN 1961, ngụ số 35, phố Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại thờ ơ với nghề thuốc. Chỉ đến khi tự chữa khỏi bệnh cho mẹ, ông mới quay lại nghề gia truyền. Bài thuốc chữa động kinh và chữa ho là hai trong số các “tuyệt chiêu” của lương y này.

Là hậu duệ thứ 9 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, ban đầu ông Lê Huy Hoàng (SN 1961, ngụ số 35, phố Lãn Ông, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) lại thờ ơ với nghề thuốc. Chỉ đến khi tự chữa khỏi bệnh cho mẹ, ông mới quay lại nghề gia truyền. Bài thuốc chữa động kinh và chữa ho là hai trong số các “tuyệt chiêu” của lương y này.

Lương y Hoàng với bài thuốc chữa động kinh
Lương y Hoàng với bài thuốc chữa động kinh

Bài thuốc chữa động kinh

Theo lương y Hoàng, nguyên nhân bệnh này do phong nhiệt xâm nhập vào tâm thận (tim thận) làm rối loạn chức năng thần khí. Từ đó làm tâm thần bất giao, khí huyết ngừng trệ không lên não được, não thiếu oxi, ảnh hưởng đến thần kinh trung ương. Ngoài ra, còn lý do khác như dân gian nói, có thể khi mang bầu, người mẹ có tâm địa không tốt, con mình sẽ có nguy cơ mắc bệnh.

Thông thường độ tuổi động kinh từ 9 - 16 là phổ biến, cấp độ cao hơn là thần kinh phân liệt, thường rơi vào người từ 16 - 26 tuổi. Bệnh nhân thường có những biểu hiện như: Hai tay co giật, nặng thì ngã vật ra đất, sùi bọt mép. Bệnh thần kinh phân liệt thì giảm trí nhớ, làm việc không mục đích định hướng, tâm trí rối loạn, đêm nằm toát mồ hôi.

Hai loại bệnh này sử dụng chung một bài thuốc, chỉ có khác liều lượng. Bài thuốc bao gồm các vị: Đương quy (10g), Đẳng sâm (10g), Thiên ma (15g), Hoàng liên (15g), Hồng hoa (15g), Đan sâm (10g), Hoàng cầm (10g), Tạo nhân (10g), Phục thần (15g), Trần bì (15g), Sinh hoàng kỳ (15g), Táo đỏ (5g), Sinh địa (10g), Cam thảo (4g), Cát cánh (10g), Ngũ vị tự (15g).

Nếu chữa bệnh động kinh phải kết hợp thêm với thuốc Hoa đà tái tạo hoàn (làm theo chỉ dẫn của nhà sản xuất) để có hiệu quả hơn. Trọng lượng thuốc không cố định mà tăng dần theo số tuổi. Tác dụng của bài thuốc là thanh nhiệt, an thần, hoạt huyết dưỡng não.

Cách sắc thuốc cũng khá đơn giản, chỉ cần đổ nước ngập thuốc, đun sôi khoảng 5 phút, để nguội là bệnh nhân có thể uống được, ngày đun hai lần, uống thay nước trắng trong ngày, một thang có thể sử dụng trong 3 ngày. Đặc biệt, bệnh nhân không cần kiêng kị bất kì thực phẩm nào.

Một gia đình đã kiểm chứng tác dụng bài thuốc này là ông Nguyễn Duy Tiến (số nhà 502, G2, tập thể Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) có con trai bị bệnh động kinh từ năm học lớp 2, sau khi gõ cửa nhiều nơi, chữa trị nhiều loại thuốc, đã dùng bài thuốc này.

“Ban đầu cháu ngủ dậy hai tay thường bị co giật, lơ ngơ khoảng 5 phút mà không biết gì. Vợ chồng tôi đã chạy chữa nhiều nơi nhưng bệnh tình cháu không suy giảm. Sau khi tự chế bài thuốc trên, uống 3 tháng, cháu đã không còn biểu hiện co giật, tinh thần ổn định trở lại”, người cha cho biết.

Một cháu bé mắc bệnh động kinh nay đã thuyên giảm
Một cháu bé mắc bệnh động kinh nay đã thuyên giảm

“Khuyến mãi” bài thuốc chữa ho

Một “sở trường” khác của ông Hoàng là chữa ho. Nguyên nhân bệnh do môi trường tác động đến phế (phổi), làm chức năng phế khí suy giảm, dẫn đến viêm họng, ho có đờm. Bệnh nhân thường ho liên tục, ho có đờm, hơi sốt nhẹ.

Cách tự chế bài thuốc chữa ho khá đơn giản, gồm 5 vị: Kha tử (30g), Xuyên bối ngẫu (20g), Cát cánh (10g), Trần bì (10g), Cam thảo (30g). Tác dụng của bài thuốc là giải độc, tiêu đờm, tiêu viêm, bổ phế khí. Số thuốc này đem nghiền nhỏ, tán bột dùng mật ong để vê tròn lại đường kính khoảng 1cm mỗi viên.

Giải thích tác dụng của thuốc ngậm này, ông Hoàng cho biết: “Ngậm thuốc có tác dụng thẩm thấu vào tế bào phế quản, chống lại tác nhân gây bệnh bên ngoài, ngăn sự xâm nhập vi khuẩn vào phổi. Qúa trình thuốc tan làm tăng lỗ khí của phổi để tiêu diệt mầm mống gây bệnh ở phổi”. Mỗi ngày bệnh nhân ngậm từ 20 - 30 viên, chia làm nhiều lần, nếu trẻ nhỏ thì số lượng chỉ bằng một nửa người lớn. Phụ nữ có thai và cho con bú đều sử dụng được. Bệnh nhân cũng không cần kiêng thực phẩm nào.

Đó là bài thuốc chữa ho thông thường, còn nếu ho do do nguyên nhân như thận hư hay tâm phế bất hòa thì phải dùng bài thuốc khác. Cụ thể, nếu ho do thận hư thì thường ho khan, ho về đêm nhiều hơn, đi tiểu nhiều. Bài thuốc chữa trị sẽ gồm các vị: Đơn bì (10g), Hoài sơn (20g), Sơn thù (15g), Trạch tả (15g), Thục địa (20g), Bạch linh (15g); cần gia giảm thêm Bán hạ chế (10g), Trần bì (15g), Chỉ xác (15g), Hương phụ (20g), Cát cánh (15g), Hoàng liên (15g), Hoàng bá (10g) tùy theo thể trạng từng người. Người bệnh đổ 3 bát nước vào thuốc, cô cạn còn một bát; lần hai cũng đun 3 bát nước được một bát, lần 3 tương tự. Ba lần thuốc trên đổ chung vào một lần để chất lượng đều nhau, uống khi nguội; liều lượng 3 lần/ngày, trước khi ăn. Khi uống thuốc này, cần kiêng đồ ăn nóng như ớt, hạt tiêu, gừng…

Nếu ho do tim phổi bất hòa, bệnh nhân thường có những cơn ho kéo dài, một ngày có nhiều lần ho từ 30 giây đến 1 phút, có nhiều đờm. Nguyên nhân do kẹt động mạch phổi, khiến máu không lưu thông vào phổi được. Nguyên nhân bệnh ho tim phổi bất hòa này đa phần là do bẩm sinh nhiều hơn, ngoài ra cũng có thể do tinh thần bất an, nếu để ho kéo dài thường dẫn đến tràn dịch vào phổi.

Bài thuốc bao gồm các vị: Đan sâm (30g), Hồng hoa (15g), Đương quy (20g), Uất kim (10g), Cát cánh (10g), Hoàng liên (15g), Tạo nhân (20g), Táo đỏ (10g), Ngọc trúc (10g), Bạch thược (15g), Cam thảo (6g), Tâm sen (10g). Tác dụng của bài thuốc là an thần, hoạt huyết, bổ tâm phế. Cách sắc thuốc cũng như bài thuốc chữa ho do thận hư.

Chia sẻ về chuyện nghề, lương y Hoàng cho hay nỗi trăn trở của ông là ngày nay, nhiều bài thuốc gia truyền có khi lại không phát huy hết hiệu quả nếu không biết sáng tạo gia giảm, thay đổi một số thành phần. Lương y này nhận định: “Bài thuốc gia truyền chỉ là nền, cần phải gia giảm nhiều vị thuốc để phù hợp với mỗi người. Nếu quá dập khuôn máy móc, bệnh không thuyên giảm, thậm chí có thể làm cho người bệnh mệt mỏi hơn”.

Kỹ sư chế tạo máy chuyển nghề thuốc Nam

Gia đình có 9 anh em, ông Hoàng là con lớn trong gia đình hậu duệ đời thứ 9 của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ nhỏ cậu bé chỉ ham học ngành kỹ thuật, sau này trở thành kỹ sư chế tạo máy, giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên.

Bước ngoặt quay lại nghề gia truyền là năm 1993, mẹ ông bị bệnh viêm đại tràng co thắt, chạy chữa nhiều nơi không khỏi, người con cả liền nhớ đến thuốc Nam. Kết quả thành công, ông quay lại với nghề gia truyền từ ấy.

Hà Bắc

Đọc thêm

PGS.TS Trần Đắc Phu khuyến cáo về virus HMPV

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  “Đây là những loại virus bình thường, không phải loại nguy hiểm vì vậy người dân không nên quá hoang mang. Tuy nhiên, cũng cần chú ý phòng bệnh giống như các bệnh được hô hấp khác”, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho hay.

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.