Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng ở Kiên Giang

Quang cảnh Hội nghị.
Quang cảnh Hội nghị.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Để đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng nhất. Các sở, ngành liên quan, địa phương cần tập trung tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp cho từng đối tượng, quan tâm tuyên truyền trên các nền tảng xã hội...

Ngày 7/8, UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức sơ kết công tác đảm bảo an toàn thực phẩm 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.

6 tháng đầu năm 2024, Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Kiên Giang đã tham mưu tốt cho UBND tỉnh kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành các hoạt động đảm bảo ATTP. Đồng thời, Ban Chỉ đạo cũng đã tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về ATTP, giám sát mối nguy ATTP, kiểm tra việc tuân thủ các quy định ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm tỉnh Kiên Giang, trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn, mùa Lễ hội xuân năm 2024 đã tổ chức 244 đoàn kiểm tra đối với 3.779 cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố. Trong “Tháng hành động vì ATTP” năm 2024, đã thành lập 162 đoàn kiểm tra đối với 2.714 cơ sở.

Bên cạnh đó, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Y tế, Công thương cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền trên báo, đài về ATTP trên địa bàn toàn tỉnh cũng như tại các tại các trung tâm hành chính, chợ, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông - lâm - thủy sản, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống và hộ kinh doanh thức ăn đường phố. Từ đó, ý thức về đảm bảo ATTP của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân được nâng lên rõ rệt. Nhiều cơ sở đã chấp hành tốt các quy định về ATTP.

Bà Phạm Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang báo cáo tình hình theo dõi, kiểm tra tại các cơ sở dạy học.

Bà Phạm Xuân Bình - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang báo cáo tình hình theo dõi, kiểm tra tại các cơ sở dạy học.

Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Kiên Giang Phạm Xuân Bình cho biết, hằng năm sở Giáo dục và Đào tạo có phối hợp với Sở Y tế tập huấn cho nhân viên y tế trường học về an toàn thực phẩm và phòng, chống dịch bệnh để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Bên cạnh đó, Sở thường xuyên hướng dẫn, chỉ đạo tổ chức nuôi dưỡng nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ tại các cơ sở giáo dục; rà soát các cơ sở dịch vụ cung cấp thực phẩm, suất ăn và ký hợp đồng lao động, kiểm tra sức khỏe định kỳ đối với nhân viên nấu ăn tại trường học.

Đồng thời, tuyên truyền đến từng trường, lớp và học sinh về an toàn thực phẩm, dinh dưỡng hợp lý, không ăn quà vặt trước cổng trường; các bếp ăn phải công khai danh mục, nguồn gốc thực phẩm và ký cam kết, ký giao nhận thực phẩm mua hằng ngày và lưu mẫu theo yêu cầu. Ngoài ra, còn thành lập Ban giám sát nhằm theo dõi, giám sát đối với các cơ sở cung cấp suất ăn tại các cơ sở giáo dục.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (áo xanh) phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung (áo xanh) phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung đánh giá công tác quản lý an toàn thực phẩm, ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm 2024 đạt kết quả khá tốt. Tuy nhiên, nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh vẫn còn đáng lo ngại, trong khi các biện pháp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm chưa toàn diện, chưa đạt hiệu quả như yêu cầu. Nhất là các bếp ăn tập thể tại trường học, khu, cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn đường phố…

Để đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung nhấn mạnh, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng nhất. Do đó, yêu cầu các sở, ngành có liên quan, địa phương tập trung tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp cho từng đối tượng, quan tâm tuyên truyền trên các nền tảng xã hội. Ngoài ra, cần lưu ý đến các đối tượng tuyên truyền là các tổ chức, cá nhân đang kinh doanh thực phẩm, nhất là quan tâm đến cá nhân, hộ gia đình có nguy cơ ảnh hưởng bởi mất an toàn thực phẩm.

Đọc thêm

Hải Phòng bắt đầu di chuyển các cơ quan sang Trung tâm Chính trị- Hành chính Bắc sông Cấm

Trung tâm Chính trị - Hành chính TP mới tại Khu đô thị Bắc sông Cấm.
(PLVN) - Từ ngày 23/6, TP Hải Phòng bắt đầu triển khai việc di chuyển các cơ quan Đảng, chính quyền, sở, ban, ngành sang làm việc tại Trung tâm Chính trị - Hành chính TP mới đặt tại Khu đô thị Bắc sông Cấm. Đây là bước chuyển quan trọng nhằm hiện thực hóa định hướng phát triển không gian đô thị, xây dựng mô hình chính quyền điện tử hiện đại, đồng bộ và hiệu quả hơn.

Lâm Đồng sắp xếp còn 10 Trung tâm Y tế khu vực

Trạm y tế phường 8 sẽ trở thành Trạm y tế Lâm Viên - Đà Lạt - một đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế khu vực Đà Lạt.
(PLVN) -  Ngày 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại hệ thống y tế cấp huyện, thành lập 10 Trung tâm Y tế khu vực trực thuộc Sở Y tế tỉnh. Đây là bước đi nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cà Mau bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh

Cà Mau bắn pháo hoa chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh
(PLVN) - Ngày 23/6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có văn bản thống nhất với đề xuất của UBND tỉnh Cà Mau về việc tổ chức bắn pháo hoa nổ tại Chương trình nghệ thuật cầu truyền hình chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Cà Mau.

Siết chặt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai

 Siết chặt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai
(PLVN) - Để làm tốt công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là buôn bán các mặt hàng thực phẩm đông lạnh từ biên giới vào thị trường tỉnh Lào Cai, Lực lượng Biên phòng và Hải quan đã siết chặt kiểm tra, kiên quyết bắt giữ, xử lý các mặt hàng “cấm” qua cửa khẩu, qua đó đã ngăn chặn tuyệt đối hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng vận chuyển trái phép qua biên giới vào nội địa