Tuyên Quang tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự

Toàn cảnh hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Toàn cảnh hội nghị tập huấn cho doanh nghiệp về Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
(PLVN) - Ngày 29/10, Sở Tư pháp Tuyên Quang đã tổ chức Hội nghị tập huấn Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19/03/2021 của Chính phủ quy định thi hành bộ luật Dân sự về đảo đảm thực hiện nghĩa vụ.   

Theo đó, hội nghị với sự tham gia của ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ tư pháp; bà Nguyễn Thị Thược, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tư pháp; ngoài ra còn có các đại biểu là đại diện Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, các tổ chức tín dụng, chi nhánh tổ chức tín dụng, văn phòng đăng ký đất đai tỉnh, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, thành phố, các tổ chức hành nghề công chứng, các tổ chức đại diện của doanh nghiệp, UBND một số xã, phường, thị trấn, một số Doanh nghiệp, Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu tại hội nghị, bà Nguyễn Thị Thược, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tư pháp, khai mạc hội nghị, giới thiệu các đơn vị tham gia và có gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo cơ quan ban ngành, các đơn vị, báo đài đã tham gia buổi hội nghị.

Ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư PhápÔng Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư Pháp

​Tại Hội nghị, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Cục trưởng Cục đăng ký quốc gia giao dịch đảm bảo, Bộ Tư Pháp, truyền đạt những nội dung Nghị định số 21/2021/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ. Nghị định hướng dẫn một số vấn đề còn chưa thống nhất trong thi hành Bộ luật Dân sự năm 2015 thuộc thẩm quyền của Chính phủ về các nội dung như: một số quy định chung, tài sản đảm bảo, xác lập thực hiện biện pháp đảm đảm thực hiện nghĩa vụ, xử lý tài sản bảo đảm.

Nghị định 21/2021/NĐ-CP đã có những giải thích khái niệm chưa được làm rõ như “Tài sản gắn liền với đất”, “Hợp đồng bảo đảm”, “Giấy chứng nhận”, hay “Thời hạn hợp lý”; tài sản dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, được quy định rõ hơn như: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất, Tài sản được tạo lập từ quyền bề mặt, quyền hưởng dụng; Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng…tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn cho các chủ thể, đặc biệt là các doanh nghiệp và ngân hàng có thể sử dụng các tài sản này làm tài sản bảo đảm cho việc huy động vốn và cấp tín dụng.

Ngoài ra, Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định cụ thể về các phương thức xử lý một số tài sản bảo đảm như: Giải quyết trường hợp bên bảo đảm hoặc người có nghĩa vụ được bảo đảm là cá nhân chết hoặc bị Tòa án ra quyết định tuyên bố là đã chết, xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ, tài sản có tài sản gắn liền, quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác, giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi, vận đơn, chứng từ vận chuyển. Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai, xử lý tài sản thế chấp được đầu tư./.

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh phiên họp.

Tiếp tục đột phá thể chế, đổi mới tư duy làm chính sách

(PLVN) - Đây là ý kiến được đại biểu Quốc hội đưa ra tại phiên họp sáng 17/6, thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2025; việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và một số nội dung khác.

Đọc thêm

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.
(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Tâm sự nữ cán bộ thi hành án 9X về bài học quý giá từ vụ thuyết phục thành công tự nguyện thi hành án trước “giờ G”

Tác giả bài viết - chuyên viên tổ chức THADS Phạm Thị Thùy Linh
(PLVN) - Từ khi còn là học sinh, tôi đã ước mơ được mang màu áo đồng phục của cán bộ Thi hành án dân sự (THADS), nghề không chỉ giúp các bản án, quyết định của Tòa án được thực thi nghiêm minh, mà qua đó còn giúp người dân hiểu về quyền, nghĩa vụ của mình, nâng cao tinh thần thượng tôn pháp luật.

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá

Chắp “đôi cánh” cho kinh tế tư nhân Việt Nam: Cần cơ chế, niềm tin và không gian bứt phá
(PLVN) -  Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu số hóa, xanh hóa, hội nhập sâu rộng, khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam ngày càng khăng định vai trò then chốt trong phát triển kinh tế đất nước. Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 0 4/5/2025 của Bộ Chính trị, thể hiện rõ quan điểm nhất quán: Kinh tế tư nhân là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Nhưng để tư nhân thực sự vươn lên thành trụ cột, “mở đường” thôi chưa đủ – họ cần thêm cơ chế, niềm tin và không gian để bứt phá.

Chủ trương không hình sự hóa quan hệ kinh tế đang đi vào cuộc sống

(Hình minh hoạ)
(PLVN) - Việc doanh nhân được đặc xá, ra tù trước thời hạn đã bắt tay vào triển khai các dự án lớn, tiếp tục đóng góp cho sự phát triển kinh tế của các địa phương cho thấy Nghị quyết 68, Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân đang được lan tỏa và đi vào cuộc sống.

Phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Cảnh phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06.
(PLVN) - Sáng 16/6, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp thứ hai Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06. Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh – Trưởng Ban Chỉ đạo. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh; Tổng Giám đốc Tập đoàn FPT Nguyễn Văn Khoa cùng dự.

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó
(PLVN) - Công tác trong lĩnh vực Thi hành án dân sự từ những ngày còn gian khổ nhất, đi làm với phương tiện công cụ tác nghiệp thô sơ, nếm trải đủ những vất vả của sạt lở đất, lũ đầu nguồn, mưa rừng, đến bị đương sự doạ nổ súng kíp, cho “ăn” dao phát nương...; đến giờ, thậm chí tôi cũng không lý giải được tại sao vất vả, khổ cực vậy mà chúng tôi vẫn vượt qua tất cả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bằng tất cả sự tận tuỵ, say mê nhiệt huyết! Phải chăng đó là nhờ cái tình yêu trọn đời với nghề Thi hành án dân sự!

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.