Tuyên Quang tăng cường giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hội nghị tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho người dân xã Khau Tinh, huyện Na Hang (Ảnh: Lê Hanh)
Hội nghị tuyên truyền và phổ biến pháp luật cho người dân xã Khau Tinh, huyện Na Hang (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Tỉnh Tuyên Quang đang tích cực thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2025 với nhiều kết quả tích cực.

Theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng Dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025), tỉnh Tuyên Quang thực hiện Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.

Trong giai đoạn này, tỉnh Tuyên Quang sẽ lựa chọn, xây dựng mô hình điểm ở các xã, thôn vùng đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cư trú để phổ biến, giáo dục pháp luật.

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ tuyên truyền, vận động đồng bào chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, thực hiện chính sách dân tộc.

Theo đó, trong năm 2022, tỉnh Tuyên Quang thực hiện biên soạn, cung cấp tài liệu phổ biến pháp luật; in và phát hành sách, tờ rơi các nội dung liên quan đến công tác dân tộc, chính sách dân tộc cho các đối tượng là đồng bào các dân tộc ở vùng DTTS và cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cũng tổ chức các hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn các huyện, thành phố.

Trong đó, Tuyên Quang tập trung tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại các thôn, xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và có khó khăn đặc thù sinh sống.

Để kế hoạch được triển khai đạt kết quả tốt, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã ký kết chương trình phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Sở Nội vụ, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh Hợp tác xã… để nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đến với đồng bào DTTS và miền núi.

Nhờ những chính sách cụ thể của tỉnh, các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã được triển khai đồng bộ, kịp thời, có hiệu quả. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Lĩnh vực an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, quốc phòng - an ninh được củng cố.

Riêng trong năm 2022, Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức 16 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động đồng bào dân tộc thiểu số cho 1.229 lượt người là cán bộ theo dõi công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã, trưởng thôn, bản, đồng bào dân tộc thiểu số.

Đồng thời, tổ chức 6 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho 566 đại biểu người dân tộc thiểu số. Tổ chức 6 hội nghị tập huấn cung cấp thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh trên địa bàn cho 463 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện cấp ấn phẩm báo chí cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số...

Trong 6 tháng đầu năm 2023, Ban Dân tộc cũng tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động đồng bào dân tộc thiểu số cho 630 lượt người là cán bộ theo dõi công tác dân tộc cấp huyện, cấp xã, trưởng thôn, bản.

Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật lưu động tại xã Phúc Ứng huyện, Sơn Dương (Ảnh: Lê Hanh)

Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang tổ chức buổi tuyên truyền pháp luật lưu động tại xã Phúc Ứng huyện, Sơn Dương (Ảnh: Lê Hanh)

Trong tháng 8 vừa qua, Sở Tư pháp tỉnh Tuyên Quang cũng tiến hành tổ chức 02 buổi tuyên truyền pháp luật lưu động và thi tìm hiểu pháp luật cho 121 người dân tại xã Kháng Nhật và xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương.

Đây là hai xã thuộc khu vực II vùng DTTS và miền núi tỉnh Tuyên Quang. Các buổi tuyên truyền đã nêu ra một số quy định của pháp luật về dân sự; hôn nhân và gia đình; bảo vệ môi trường; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật… Qua đó, đã khuyến khích người dân chủ động chú ý lắng nghe, tích cực, mạnh dạn tham gia tìm hiểu pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật.

Bà Hoàng Thị Thắm - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTS được tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng lồng ghép các hoạt động tuyên truyền với các hoạt động giao lưu văn hóa, các cuộc họp, hội nghị, sinh hoạt của thôn, bản, các đoàn thể chính trị của xã hội thôn, bản”.

Với 22 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 54%, Tuyên Quang đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% cán bộ, công chức cơ quan làm công tác dân tộc từ tỉnh đến cơ sở được phổ biến, giáo dục pháp luật.

Ngoài ra, tỉnh cũng hướng tới việc cung cấp thông tin rộng rãi về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc với nội dung và hình thức phù hợp theo quy định của pháp luật.

Tuyên Quang phấn đấu 100% trưởng thôn, người có uy tín trên địa bàn các xã, thôn đặc biệt khó khăn được tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

Trong thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục thực hiện việc tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các chính sách dân tộc hiện hành. Trong đó, tỉnh chú trọng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo

Quảng Ngãi hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo
(PLVN) - Với sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị, người dân, các mạnh thường quân, tỉnh Quảng Ngãi đang tích cực hiện thực hóa giấc mơ nhà ở cho người nghèo trên địa bàn. Đây không chỉ là những ngôi nhà được xây dựng bằng gạch ngói xi măng… mà còn được xây bởi những tấm lòng.

Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh thành khu vực ĐBSCL trao đổi nghiệp vụ

Quang cảnh Hội nghị
(PLVN) - Tại TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Cụm Trại Tạm giam Công an 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL gồm: An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vinh và Vĩnh Long (do Trại Tạm giam Công an Kiên Giang làm Cụm trưởng), mới tổ chức Hội nghị trao đổi nghiệp vụ trong công tác thi hành tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Trại Tạm giam giai đoạn 2023 - 2024.

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện

Tín dụng chính sách góp phần đưa Quảng Bình phát triển toàn diện
(PLVN) - Nhờ được vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), người dân nghèo tỉnh Quảng Bình có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế. Nguồn vốn tín dụng chính sách trở thành “đòn bẩy” giúp người dân phát triển sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới.