Dự thảo Nghị quyết về thủ tục Giám đốc thẩm, tái thẩm: Luật sư kiến nghị làm rõ hơn một số quy định

Ảnh minh họa (nguồn Internet)
Ảnh minh họa (nguồn Internet)
(PLVN) - Theo một số Luật sư, Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự và Luật tố tụng hành chính về thủ ục giám đốc thẩm, tái thẩm (dự thảo Nghị quyết) mà TAND tối cao đang lấy ý kiến được đánh giá là có nhiều điểm mới, tích cực nhưng cũng còn khá nhiều quy định còn có ý kiến băn khoăn.

Quy định có lợi cho người kiến nghị

Qua nghiên cứu dự thảo Nghị quyết mà TAND tối cao đang lấy ý kiến, Luật sư Hà Huy Từ (Công ty Luật Hà Huy, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho rằng có 2 điểm mới trong dự thảo mà ông đánh giá khá cao.

Điểm thứ nhất, dự thảo Nghị quyết đã quy định trong thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải có nội dung: Nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm cần phải xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; tình tiết mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là tình tiết mới cần phải xem xét theo thủ tục tái thẩm và nêu rõ lý do không kháng nghị.

Đánh giá tích cực, Luật sư Từ nói rằng quy định như vậy đã yêu cầu đối với cơ quan chức năng khi ban hành thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm phải nghiên cứu rất kỹ hồ sơ, tài liệu vụ án theo quy định của pháp luật.

Điểm thứ hai, cũng theo Luật sư Từ, dự thảo Nghị quyết cũng đã đưa ra nhiều trường hợp cụ thể, chi tiết để chứng minh trường hợp nào là kết luận trong bản án, quyết định của tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án, trường hợp nào là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.

Đồng tình quan điểm này, Luật sư Vũ Văn Đồng - Trưởng Văn phòng luật sư Miền Trung - Hà Nội (thuộc Đoàn luật sư Hà Nội) cũng cho rằng, trong thực tiễn hành nghề, ở một số vụ việc dân sự, Tòa cấp ra Quyết định (hoặc thông báo về việc trả lời đơn đề nghị xem xét theo trình tự Giám đốc thẩm), ra thông báo về đang xem xét Giám đốc thẩm... quá lâu, chậm trễ dẫn đến lúc Tòa ra quyết định Giám đốc thẩm có quyết định hủy các bản án sơ thẩm, phúc thẩm thì hậu quả của việc chậm trễ khiến việc giải quyết khắc phục, trả lại tài sản thực tế gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không còn tài sản hoặc tài sản đã thay đổi hiện trạng... đến mức không thể xử lý.

“Vậy nên, dự thảo Nghị quyết quy định thông báo giải quyết đơn đề nghị, thông báo, kiến nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm phải có nhận xét, phân tích về từng vấn đề pháp lý trong bản án, quyết định mà cơ quan, tổ chức, cá nhân cho là có vi phạm, sai lầm và nêu rõ lý do không kháng nghị... khi có nhận được đơn đề nghị là quy định rất văn minh, gỡ bỏ được những bất cập hiện nay” - Luật sư Đồng nói.  

Một số quy định cần quy định rõ hơn

Nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực pháp luật, Luật sư Vũ Văn Đồng cho rằng, Quyết định Giám đốc thẩm có vai trò đặc biệt quan trọng, tránh oan sai, sai sót về nghiệp vụ nên dự thảo nghị quyết rất cần thiết quy định trong việc lựa chọn các thẩm tra viên, thẩm phán giỏi về nghiệp vụ, công tâm, có trách nhiệm cao trong việc xem xét đơn thư, kháng nghị và không bị ràng buộc mối quan hệ với Tòa hoặc Thẩm phán Tòa án cấp dưới.

Cũng liên quan đến nội dung nêu trong dự thảo, Luật sư Hà Huy Từ cũng cho rằng, vẫn có một số điểm chưa phù hợp như: Tại Điều 16 “Hoãn thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật” dự thảo có liệt kê Khoản 3 là: “Có đơn đề nghị hoãn thi hành án của người phải thi hành án”. “Nếu như vậy, thì quá đơn giản vì tâm lý của đa số người phải thi hành án thường không muốn phải thi hành án ngay mà hay tìm cớ để xin hoãn thi hành án. Đây là kẻ hỡ đơn giản nhất mà người phải thi hành án luôn sẵn sàng làm”- Luật sư Từ nêu ý kiến.

Để công tác thi hành án không bị ngừng trệ, Luật sư Từ kiến nghị cần sửa đổi Khoản 3 điều này với nội dung: “Người được thi hành án đồng ý cho người phải thi hành án hoãn thi hành án. Việc đồng ý hoãn phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của các bên”.

Cũng theo Luật sư Từ,  Điều 16 của dự thảo Nghị quyết cần phải liệt kê thêm các trường hợp cho phép hoãn thi hành án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì mới đầy đủ và có sự tương thích với luật thi hành án dân sự. Về ngôn ngữ lập pháp, Điều 16 dự thảo Nghị quyết cần sửa cụm từ “khi có đủ các căn cứ sau đây” thành “khi có một trong các căn cứ sau đây” sẽ phù hợp hơn. “Bởi bên cạnh phải tôn trọng, ủng hộ công tác thi hành án theo đúng pháp luật thì cũng phải bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp cả cơ quan, tổ chức, cá nhân, đặc biệt là khi bản án, quyết định có dấu hiệu oan sai, nếu thi hành án có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân” - Luật sư Từ nhấn mạnh.

Cũng theo vị Luật sư này, Điều 12 dự thảo Nghị quyết mới liệt kê thủ tục nhận và xử lý đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là đương sự nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính là chưa đầy đủ. Cần bổ sung việc đương sự có quyền gửi trực tuyến đơn đề nghị qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Viện kiểm sát. Điều này tương thích với Khoản 3 Điều 119 Luật tố tụng hành chính (Luật tố tụng hành chính cho phép Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đến Tòa án qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án); giúp đương sự tiết giảm thời gian, chi phí khi thực hiện thủ tục trên môi trường điện tử, thuận lợi cho việc quản lý số hóa, hiện đại hóa.

Góp ý cho cơ quan soạn thảo, Luật sư Từ đề nghị cần bổ sung thêm các trường hợp Thẩm phán tiến hành một hoặc một số biện pháp để thu thập tài liệu, chứng cứ quy định tại Điều 15 dự thảo Nghị quyết. Bởi tiêu đề Điều 15 dự thảo Nghị quyết là “kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ trong thủ tục giám đốc thẩm”. Đây là một nội dung công việc cực kỳ quan trọng của Thẩm phán, thể hiện năng lực, vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán; tuy nhiên tại Khoản 2 Điều 15 dự thảo Nghị quyết chỉ liệt kê 6 trường hợp và một trường hợp tùy nghi là chưa đầy đủ, chưa toàn diện.

Đọc thêm

Hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo bị xử phạt như thế nào?

Hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo bị xử phạt như thế nào?
(PLVN) - Bạn đọc Phan Văn Phi (Hà Tĩnh) hỏi: Gần đến Tết Nguyên đán 2025, tình trạng buôn bán, vận chuyển pháo lậu gia tăng. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường tới tính mạng, sức khỏe và tình hình an ninh trật tự. Xin hỏi, hành vi mua bán, vận chuyển trái phép pháo nổ bị xử phạt thế nào?

Thủ tục tặng đất cho người dưới 18 tuổi

Luật sư Chu Quỳnh Vương.
(PLVN) - Bạn Lan Anh (huyện Đông Hưng, Thái Bình) hỏi: Tôi có mảnh đất riêng, dự định cho con trai út 12 tuổi và muốn anh trai quản lý cho đến khi em trai đủ 18 tuổi. Xin hỏi, thủ tục, giấy tờ, cách làm để tôi có thể chuyển quyền sử dụng cho con trai út, anh trai có quyền giám hộ, trông coi thửa đất nhưng không có quyền bán, khi con trai út đủ 18 tuổi phải bàn giao lại cho em trai?

Có phải đổi giấy phép lái xe cũ theo mẫu mới từ 1/1/2025 không?

Luật sư Nguyễn Quang Tâm.
(PLVN) - Bạn Huy Thông (Hà Nội) hỏi: Tôi được biết, Bộ Giao thông vận tải mới ban hành quy định mới về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; theo đó từ ngày 1/1/2025 sẽ có mẫu bằng lái xe mới. Xin hỏi, người có giấy phép lái xe cũ có phải đổi sang giấy phép lái xe mẫu mới hay không?

Bảo hiểm đối mặt với nạn trục lợi: Những vụ việc nổi bật và giải pháp cấp bách

Bảo hiểm đối mặt với nạn trục lợi: Những vụ việc nổi bật và giải pháp cấp bách
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các vụ trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ tinh vi. Hậu quả để lại không chỉ dừng người phạm tội phải chịu phạt mà các doanh nghiệp bảo hiểm, niềm tin của xã hội và quyền lợi của những người tham gia bảo hiểm chân chính cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp

Từ 31/01/2025, quy mô của trường mầm non được nâng lên tối đa 30 nhóm, lớp. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 23/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT.

Người lao động đi làm muộn, doanh nghiệp có được trừ lương không?

Người lao động đi làm muộn, doanh nghiệp có được trừ lương không?
(PLVN) - Bạn Vũ Hương (Hà Nội) hỏi: Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng hình thức phạt tiền khi nhân viên đi làm muộn. Vậy việc các doanh nghiệp trừ lương người lao động khi đi làm muộn có đúng quy định của pháp luật không? Người sử dụng lao động được trừ lương người lao động trong trường hợp nào?

Có làm được sổ đỏ khi hàng xóm không ký giáp ranh?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Phạm Trường (Hà Nội) hỏi: Tôi đang làm sổ đỏ mảnh đất 200m2 do cha ông để lại. Hiện tại thửa đất không có tranh chấp khi cấp sổ đỏ, nhưng hàng xóm không ký giáp ranh cho tôi. Vậy, đối với trường hợp này tôi có làm được sổ đỏ không?

Bộ Tài chính đề xuất tăng mức chi công tác phí

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị.