Quy định “không chụp ảnh, ghi âm…” của Hà Nội: Bộ Tư pháp lắng nghe ý kiến nhiều chiều

(PLO) - Hôm nay - 11/1, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) Đồng Ngọc Ba đã chủ trì buổi làm việc với đại diện Thanh tra Chính phủ, UBND TP Hà Nội để cùng làm rõ tính hợp pháp của quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân” trong nội quy tiếp công dân của TP Hà Nội. 

Ngay sau khi nắm được thông tin từ dư luận, Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật đã kịp thời cử cán bộ tiến hành kiểm tra và buổi làm việc nói trên là bước tiếp theo trong quy trình kiểm tra. Tuy nhiên, tính chất của buổi làm việc chỉ là một cuộc trao đổi nội bộ giữa các chuyên gia và những người có trách nhiệm về nội dung chuyên môn của văn bản này để Cục Kiểm tra văn bản có thể lắng nghe các chiều ý kiến khác nhau đối với quy định đang gây xôn xao của UBND TP Hà Nội.

Trước đó, ngày 3/1/2019, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ký Quyết định số 12/QĐ-UBND ban hành nội quy về việc tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân TP, trong đó có quy định “không quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của người tiếp công dân”. Quy định này áp dụng đối với công dân khi đến làm việc tại trụ sở tiếp công dân TP Hà Nội lập tức nhận được sự phản ứng rất khác nhau từ dư luận.

Trao đổi với các phóng viên báo chí, ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà quản lý cũng khác nhau. Cụ thể, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ) Nguyễn Hồng Điệp chia sẻ: Từ lâu, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng đã ban hành quy định “không được tự ý quay phim, chụp ảnh, ghi âm khi chưa có sự đồng ý của lãnh đạo Ban Tiếp công dân Trung ương, cán bộ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân”.

Trước thắc mắc việc khi quay phim, chụp ảnh phải “xin phép” khiến quyền giám sát của người dân bị ảnh hưởng, Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương nhấn mạnh, quy chế không cấm mà quy định trước khi làm việc đó phải xin phép và được sự đồng ý từ người có thẩm quyền.

Theo ông Điệp, điều quan trọng nhất là thái độ của cán bộ, công chức khi làm việc với người dân. Qua tiếp xúc, người dân nhận thấy cán bộ cư xử đúng mực sẽ cảm thấy việc ghi âm, ghi hình là không cần thiết.

Ông Điệp nhấn mạnh một lần nữa mục đích của hoạt động tiếp dân là cùng nhau hợp tác để giải quyết công việc chứ không phải “cứ đến trụ sở tiếp dân, gặp cán bộ tiếp dân là lập tức đưa máy lên quay hết mọi thứ mà không tập trung vào mục đích chính trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh”.

Ảnh minh họa: Trụ sở tiếp công dân TP Hà Nội
Ảnh minh họa: Trụ sở tiếp công dân TP Hà Nội


Bên cạnh ý kiến tán thành, cũng có ý kiến cho rằng đây là một loại quy phạm pháp luật xác định quyền của người dân có điều kiện. Nghĩa là người dân chỉ được thực hiện quyền quay phim, chụp ảnh, ghi âm của mình khi được sự đồng ý của cán bộ tiếp dân.

Trong khi đó, Quyết định số 12/QĐ-UBND của Hà Nội là văn bản hành chính cá biệt lại đưa các quy phạm pháp luật vào, có nội dung mang tính chất cấm đoán công dân, vừa trùng lắp với luật vừa trái thẩm quyền. 

Có chuyên gia thẳng thắn cho rằng, quy định này gây phản cảm về mặt xã hội và ngược với tinh thần của Luật Tiếp công dân và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quy định công dân muốn ghi hình, ghi âm phải có sự đồng ý của cán bộ tiếp công dân cũng tương tự vụ cấm công dân quay phim chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ gây ồn ào trước đây. 

Theo Đại biểu Quốc hội khóa XIII Nguyễn Ngọc Bảo, hoạt động tiếp dân rất bình thường, không có gì nên cấm. Cấm ghi âm, ghi hình là không đúng.

“Khi tiếp dân cần hết sức rộng rãi, cởi mở và cho phép thông tin đại chúng, báo chí, truyền hình phát thanh đưa tin như buổi tiếp xúc cử tri. Người dân phản ánh điều bức xúc, đương nhiên là không hạn chế, còn quản lý thông tin ấy như thế nào là việc khác. Tiếp dân nên theo hướng mở và tất cả nên công khai minh bạch để người tiếp và người được tiếp làm hết trọng trách của mình” – ông Bảo nêu quan điểm.

Chính vì vậy, theo Cục trưởng Đồng Ngọc Ba, sau cuộc họp này, Cục sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng các quy định pháp luật liên quan, tất cả các ý kiến phát biểu trong cuộc họp, trình văn bản báo cáo Bộ trưởng Bộ Tư pháp để xin ý kiến chỉ đạo và sẽ thông tin chính thức cho báo chí trong thời gian sớm nhất.

Tin cùng chuyên mục

Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024 và hai nội dung rất quan trọng đối với công tác công đoàn.

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).