Hoàn thiện quy định về phí thi hành án dân sự

(PLVN) -Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Trong bối cảnh số lượng việc thi hành án dân sự (THADS) phát sinh ngày càng nhiều và tăng cao về giá trị, vấn đề hoàn thiện các quy định pháp luật về thu phí thi hành án là rất quan trọng và cần thiết.

Theo khoản 3 Điều 24 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể. Vụ án dân sự có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể. Theo quy định tại khoản 6 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC ngày 10/11/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí THADS, cơ quan THADS không thu phí đối với trường hợp bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử. Tuy nhiên, việc áp dụng quy định này trong thực tiễn còn một số vướng mắc. 

Đa số quan điểm cho rằng nên thu phí đối với một số trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch như trường hợp đòi nhà cho thuê, đòi nhà cho ở nhờ,Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu và các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận … bởi vì đối với một số trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch (như trường hợp trên) thì pháp luật quy định miễn thu phí thi hành án như hiện nay hoặc là sẽ quy định thu phí như những trường hợp khác cũng sẽ nảy sinh những bất cập trong thực tế. Việc thu một khoản phí để bù đắp một phần chi phí đầu tư, quản lý của cơ quan THADS là cần thiết. Hơn nữa, việc quy định các trường hợp này thuộc diện miễn phí thi hành án như hiện nay là không hợp lý, không đúng với bản chất của việc miễn “một nghĩa vụ”. Cơ sở cho việc quy định miễn một nghĩa vụ nào đó thường phải căn cứ vào tình trạng nhân thân của đối tượng chứ không căn cứ theo hình thức, thủ tục bên ngoài. 

Trong các trường hợp này cơ quan thi hành án cũng đã thực hiện việc cung cấp dịch vụ và người được thi hành án cũng đã được thụ hưởng những lợi ích nhất định từ dịch vụ này. Do đó, nên quy định thu một khoản phí chung cho các trường hợp Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử, như trường hợp đòi nhà cho thuê, đòi nhà cho ở nhờ… là hợp lý. 

Mặt khác, thủ tục xét miễn giảm phí thi hành án cũng cần phải được rút gọn hơn. Theo quy định về thủ tục xét miễn giảm phí thi hành án, thì bất cứ trường hợp miễn giảm nào đương sự cũng phải làm đơn đề nghị được miễn giảm phí thi hành án và có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp được miễn giảm phí thi hành án cũng đều là những trường hợp được xét miễn giảm án phí ở giai đoạn xét xử. Ở giai đoạn xét xử họ đã phải làm các thủ tục như làm đơn xin xác nhận đối tượng khó khăn về kinh tế, có công với Cách mạng, người neo đơn…. Đến giai đoạn thi hành án họ phải làm lại các thủ tục trên ít nhất là một lần nữa. 

Đa số quan điểm cho rằng, đối với một số thủ tục nếu về bản chất không có gì khác nhau, thì việc tạo ra một cơ chế liên thông giữa các cơ quan với nhau mà không gây ra thiệt hại cho các bên liên quan, hơn nữa còn có lợi cho người dân là cần thiết. Do đó có thể giản tiện thủ tục này bằng cách quy định đối với những trường hợp đã thuộc diện được tòa án miễn giảm án phí thì cơ quan THADS có thể xem xét miễn giảm phí thi hành án cho họ mà không cần phải tiến hành các thủ tục xin xác nhận về hoàn cảnh neo đơn, tàn tật ốm đau kéo dài…. Điều này cũng sẽ góp phần cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục THADS và rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án

Đối với trường hợp mà khoản tiền thi hành án được nhận thành nhiều đợt thì chỉ cần người được thi hành án làm đơn đề nghị xét miễn giảm phí thi hành án một lần. Đối với các lần chi trả tiếp theo, cơ quan THADS chủ động thực hiện xét miễn giảm phí theo đối tượng được miễn giảm để thuận lợi cho người dân và rút ngắn thời gian thi hành án.

Đọc thêm

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

Trẻ em là xương sống trong hệ thống tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới

(PLVN) - Đây là nhận định của Tiến sĩ Samuel J. Juett - Điều phối viên chương trình tư pháp và thi hành pháp luật, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại buổi tập huấn "Tư pháp thân thiện với người chưa thành niên và có trách nhiệm giới" do Học viện Tư pháp phối hợp với UNICEF tổ chức sáng nay, 30/8.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII

TNV tham gia Chương trình.
(PLVN) -Nhân dịp 2/9, với mong muốn lan tỏa thông điệp về giá trị của lòng nhân ái "Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng minh", Câu lạc bộ (CLB) Những trái tim hồng - Đội Thanh niên vận động hiến máu Trường Đại học Luật Hà Nội đã tổ chức chương trình tình nguyện xanh Diều Gió XIII tại xã Nhân Lý, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.

Anh hùng Đinh Thế Văn và chuyện hồi sinh phường rối nước Đào Thục

Đại tá, Anh hùng Đinh Thế Văn giới thiệu ảnh Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến trận địa Chèm để nghe báo cáo cách đánh B52 mới
(PLVN) - Trở về đời thường sau kỳ tích chỉ đạo bắn rơi 4 máy bay B-52 của Mỹ trong 12 ngày đêm oanh liệt - chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không diễn ra tháng 12/1972, Đại tá, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND) Đinh Thế Văn đã cùng với chính quyền và nhân dân làng Đào Thục làm hồi sinh phường rối nước nổi tiếng, thiết kế những con rối chưa từng có trong lịch sử để dựng vở rối nước “ Hà Nội chiến thắng B-52 ” .

Lấy xét xử là trung tâm, tranh tụng là đột phá: Bảo đảm tố tụng tư pháp dân chủ, công bằng, văn minh

Ông Phùng Trung Tập. (Ảnh: PV).
Nghị quyết số 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết 27) đã đề ra rất nhiều mục tiêu cụ thể đến năm 2030; trong đó, hoàn thành cơ bản việc xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân, bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa...

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh dâng hương tại Khu di tích lịch sử Bộ Tư pháp

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cùng đoàn chụp ảnh lưu niệm tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp
(PLVN) - Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Tư pháp (28/8/1945 – 28/8/2024), sáng 28/8, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp làm Trưởng đoàn, đến dâng hương tại Khu di tích lịch sử của Bộ Tư pháp tại tỉnh Tuyên Quang; dâng hương tại đình Tân Trào và lán Nà Nưa - những di tích lịch sử cách mạng ghi dấu ấn hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chính quyền cách mạng hơn 79 năm trước.

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm

Tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy chuyển đổi số trong đăng ký biện pháp bảo đảm
(PLVN) - Sáng 28/8, Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp) đã phối hợp với Dự án JICA tổ chức Tọa đàm nghiên cứu hoàn thiện pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, về đăng ký biện pháp bảo đảm để phù hợp xu hướng vận động, phát triển của khoa học công nghệ, của xây dựng kinh tế số, xã hội số.

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật

Talkshow: Xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn pháp luật
(PLVN) - Quan niệm về thượng tôn Hiến pháp và pháp luật tại Việt Nam hình thành từ bao giờ? Tại sao chúng ta cần xây dựng ý thức và lối sống thượng tôn Hiến pháp, pháp luật? Mời Quý độc giả cùng trò chuyện với 2 Chuyên gia khách mời của Báo Pháp luật Việt Nam là Ts.Nguyễn Thúy Hoa, Phó Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Khu vực 1 và TS. Ngô Ngọc Diễm, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Tăng cường trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi

Công tác trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi ở tỉnh Sơn La luôn được quan tâm.
(PLVN) - Nhằm giúp người cao tuổi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thời gian qua, Trung tâm Trợ giúp pháp lý (TGPL) Nhà nước tỉnh Sơn La luôn đồng hành, hỗ trợ về mặt pháp lý cho người cao tuổi trên địa bàn, giúp họ nắm bắt được quyền được TGPL và khả năng tiếp cận dịch vụ TGPL.

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn

Để chuyển đổi số trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật khả thi và đi vào thực tiễn
(PLVN) - Ngày 27/8, tại Đà Nẵng, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý về dự thảo Đề án “Chuyển đổi số trong công tác Phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2025- 2030” với sự tham gia của các chuyên gia và lãnh đạo Sở Tư pháp TP. Đà Nẵng cùng các tỉnh Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Định…

Tiêu hủy 5 cá thể hổ, ma túy và pháo nổ

Tang vật gồm hổ đã chế, pháo và ma túy của 5 vụ án được đưa đi tiêu hủy. Ảnh: PV
(PLVN) - Hội đồng tiêu hủy vật chứng do Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh vừabtổ chức tiêu hủy tang vật của 5 vụ án đã có hiệu lực theo quy định của pháp luật.