Tù nhân Mỹ chết khi bị “thẩm vấn”

Bộ Tư pháp Mỹ vừa cho biết sẽ mở cuộc điều tra hình sự về cái chết của 2 nghi phạm khủng bố trong các nhà tù bí mật của Cơ Quan Tình báo Trung ương (CIA) ở nước ngoài, đồng thời kết thúc việc điều tra đối với gần 100 trường hợp khác.

Bộ Tư pháp Mỹ vừa cho biết sẽ mở cuộc điều tra hình sự về cái chết của 2 nghi phạm khủng bố trong các nhà tù bí mật của Cơ Quan Tình báo Trung ương (CIA) ở nước ngoài, đồng thời kết thúc việc điều tra đối với gần 100 trường hợp khác.

Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric H. Holder Jr. Ảnh Washington Post
Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric H. Holder Jr. Ảnh: Washington Post

Tờ New York Times dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric H. Holder Jr. cho biết, sau 2 năm xem xét, công tố viên được chỉ định đặc biệt John H. Durham đã quyết định đặt dấu chấm hết cho tiến trình đòi điều tra gần 100 trường hợp trong đó cáo buộc nhân viên CIA đã dùng nhiều phương pháp thẩm vấn cực kỳ khắc nghiệt đối với những nghi phạm khủng bố bị bắt giữ trong các chiến dịch quân sự của Mỹ sau vụ tấn công khủng bố 11/9/2011. Tuy nhiên, Bộ Tư pháp sẽ mở rộng cuộc điều tra về cái chết của 2 tù nhân khi bị thẩm vấn tại các nhà tù bí mật của CIA và rất có thể kết quả điều tra sẽ dẫn đến các cáo buộc hình sự đối với một số nhân viên thuộc cơ quan tình báo. 

Thông báo của ông Holder được đưa ra hôm 30/6 - 3 năm sau khi Tổng Chưởng lý Michael B. Mukasey giao cho công tố viên Durham điều tra về việc CIA hủy bỏ bất hợp pháp các đoạn băng ghi lại quá trình thẩm vấn của mình. Bộ Tư pháp Mỹ sau đó đã không truy vụ việc nhưng yêu cầu ông Durham mở rộng điều tra về cáo buộc ngược đãi tù nhân.

Năm 2002, các luật sư của Bộ Tư pháp cũng đã viết một loạt các đánh giá pháp lý mà khi đó được cho là bí mật, trong đó ghi chép về việc các nhân viên tình báo được cho phép sử dụng các “kỹ thuật thẩm vấn tăng cường” như ép các tù nhân vào tình trạng ngủ liên miên, dìm nước hay dùng máy khoan gí vào đầu các nghi phạm khủng bố để thu thập thông tin về Al Qaeda.

Đến tháng 1/2009, ít lâu sau khi lên nhậm chức, Tổng thống Barack Obama Obama cũng thông báo ông muốn kiểm tra lại những chiến thuật chống khủng bố gây tranh cãi nhất của chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush, trong đó bao gồm việc sử dụng các biện pháp thẩm vấn khắc nghiệt và ngược đãi tù nhân.

Bộ Tư pháp Mỹ không tiết lộ thông tin về vụ việc đang bị điều tra và danh tính của 2 tù nhân nhưng theo tiết lộ của một số quan chức giấu tên, họ đang điều tra về cái chết của một nghi phạm người Iraq là Manadel al-Jamadi và một người Afghanistan tên là Gul Rahman. Theo tờ Washington Post, al-Jamadi bị đội đặc nhiệm Hải quân Navy SEAL bắt ngày 4/11/2003 trong một chiến dịch truy quét thủ phạm vụ đánh bom ở Baghdad. Sau khi bị thẩm vấn, người này được đưa đến nhà tù khét tiếng Abu Ghraib, bị trùm đầu, bị xích vào cửa sổ phòng tắm và tử vong tại đó. Al-Jamadi được nhiều người biết đến với biệt danh “Người đá” sau khi bức ảnh chụp thi thể ướp đá bọc trong một chiếc túi nhựa của anh ta bị phát tán và đã gây ra sự phẫn nộ từ cộng đồng quốc tế.

Vụ việc của al-Jamadi, theo một nguồn tin thân cận với quy trình tố tụng, đã được trình lên một bồi thẩm đoàn để thảo luận. Các nhân viên quân sự làm việc tại nhà tù Abu Ghraib ở thời điểm al-Jamadi tử vong đã được triệu tập và phải trả lời các câu hỏi về hoàn cảnh dẫn đến cái chết, về vai trò của CIA trong việc bắt giữ, vận chuyển và thẩm vấn nghi can này tại nhà tù…

Trường hợp còn lại được đưa ra điều tra là Gul Rahman, tử vong sau khi bị thẩm vấn vào năm 2002. Trong vụ này, theo một trang web không được chính phủ Mỹ thừa nhận, một nhân viên CIA bị cáo buộc đã yêu cầu lính gác xích Rahman vào bức tường bêtông tại nhà tù bí mật Salt Pit ở Afghanistan khiến cho nghi phạm này bị chết cóng trong đêm. Sau đó, Rahman được ghi nhận là đã được chôn cất trong một ngôi mộ không đánh dấu và nguyên nhân dẫn đến tử vong theo như hồ sơ là do “giảm thân nhiệt”.

Quyết định thu hẹp cuộc điều tra của cơ quan hành pháp Mỹ đã nhận được sự đồng tình của nhiều người, trong đó có cựu Giám đốc CIA. “Vào ngày cuối cùng của mình trên cương vị Giám đốc, tôi rất vui mừng đón nhận thông tin rằng những cuộc điều tra rộng hơn đã bị hủy bỏ.

Cuối cùng chúng ta cũng kết thúc được chương sử này” – ông Leon Panetta, người đã kết thúc nhiệm kỳ của mình để tiếp nhận chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 1/7 thay ông Robert Gates tuyên bố. Trong khi đó, những người bảo vệ CIA cũng lên tiếng cảnh báo về việc bất kỳ một thủ tục tố tụng nào cũng có thể gây tổn thất cho cơ quan tình báo.

Và người phải đứng ra lãnh đạo CIA vượt qua những biến động có thể xảy ra chính là Tướng David H. Petraeus – người vừa chính thức được bổ nhiệm làm Giám đốc của cơ quan tình báo khét tiếng hôm 30/6.

Bảo An

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.