Tú lơ khơ nhiễm phóng xạ làm biến dạng, thối rữa nhiều bộ phận cơ thể?

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - “Người sử dụng những bộ bài có tẩm các đồng vị phóng xạ nếu bị nhiễm phóng xạ vào người chúng sẽ phá hủy các tế bào trong cơ thể và làm biến dạng, thối rữa nhiều bộ phận cơ thể nếu liều lượng lớn…”, PGS.TS Ngỗ Sỹ Lương cho biết.
Trước thông tin, ngày 19/8 Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, vừa bắt giữ đối tượng Bùi Đình Chung (SN1980, ở tổ 3 khu Minh Hòa, phường Cẩm Bình, Cẩm Phả). Qua khai thác, đối tượng này khai nhận, do có người muốn mua bộ bài tú lơ khơ quân có Tang (chứa chất phóng xạ) và các phụ kiện kèm theo dùng để đánh bạc bịp. Ngày 14/8, Chung đã liên lạc với một đối tượng ở Hà Nội để mua 4 bộ bài và các phụ kiện kèm theo với giá 1,7 triệu đồng. Ngày 15/8, Chung nhận được 4 bộ bài trên và mang về cất giữ tại nhà riêng chờ người đặt mua đến lấy thì bị cơ quan Công an bắt giữ.
Làm biến dạng và thối rữa nhiều bộ phận của cơ thể
Ông Phạm Hồng Sơn, Trưởng phòng Quản lý công nghệ, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Quảng Ninh, cho biết: 4 bộ bài trên có chứa tia X là chất phóng xạ đều vượt từ 20 - 30 lần cho phép, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường sống. Theo ông Sơn, còn mức độ nguy hiểm cụ thể như nào còn phụ thuộc vào đồng vị phóng xạ đó là gì.
Để tìm hiểu rõ hơn về mức độ nguy hiểm của các chất phóng xạ trên những lá bài này đến sức khỏe con người. PV đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Ngô Sỹ Lương - giảng viên bộ môn hóa vô cơ, khoa Hóa (Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Hà Nội).
PGS.TS Lương cho biết: “Nếu như thông tin báo chí đưa là những quân bài có tẩm các đồng vị phóng xạ, rồi kích hoạt các tia phóng xạ thì người tiếp xúc với các quân bài này là sẽ có hại cho sức khỏe. Còn mức độ có hại như nào thì tùy thuộc vào các chất tẩm lên quân bài là hợp chất gì. Yác hại qua da là do các tia phóng xạ phát ra như vậy gọi là chiếu ngoài; hoặc người ta vô tình cầm quân bài lên cho vào miệng, hay các chất này rụng ra mà hít phải thì gọi là chiếu trong, điều này rất nguy hiểm nó vào trong cơ thể sẽ phá hủy các tế bào. Thậm chí làm biến dạng, thối rữa nhiều bộ phận cơ thể nếu liều lượng lớn”.
PGS.TS Ngô Sỹ Lương cho biết thêm, ngoài tác hại do các tia phóng xạ phát ra, nếu hợp chất đồng vị phóng xạ mà tẩm lên quân bài là thủy ngân, hoặc Asen thì còn vô cùng độc hại nếu những chất này rụng ra và vô tình đi vào cơ thể. “Nó có thể bị bệnh ung thư, tác động lên thần kinh gây ảo giác, gây hậu quả cho các thế hệ sau như sinh con bị tật bẩm sinh, câm điếc…”, PGS.TS Lương nói.

Phải có chuyên môn, máy móc hiện đại mới tẩm được…

PGS.TS Ngô Sỹ Lương cho biết thêm, người tẩm chất phóng xạ lên các quân bài phải là người có chuyên môn cao và có máy móc hiện đại hỗ trợ để kích hoạt các nguyên tố hóa học bình thường thành các đồng vị phóng xạ có cường độ bức xạ và thời gian sống phù hợp với mục đích sử dụng.
PGS.TS Lương cho biết, các tia phóng xạ bằng mắt thường sẽ không nhìn thấy được, do dó phải có thiết bị hỗ trợ để nhận biết. Chính vì thế, mục đích các đối tượng sử dụng quân bài có tẩm chất phóng xạ là để chơi cờ bạc “bịp”, để đánh dấu bài. Chúng thường áp dụng cho chơi bài ăn tiền theo kiểu xóc đĩa.
PGS.TS Ngô Sỹ Lương phân tích: Tùy theo đồng vị phóng xạ tẩm vào quân bài, nó có thể tạo ra các tia phóng xạ như Anpha (tia này có thể dùng một tờ giấy mỏng có thể chặn được chúng), tia Bê ta (tia này dùng tấm kim loại là có thể chặn được chúng) và tia phóng xạ Gamma – riêng tia này không mang điện tích, nhưng năng lượng rất lớn và đặc biệt khả năng đâm xuyên rất mạnh, muốn chặn tia này phải có một miếng sắt có mật độ electron lớn hoặc tấm chì mới ngăn được.
PGS.TS Ngô Sỹ Lương
 PGS.TS Ngô Sỹ Lương
Chính vì vậy, các đối tượng chơi cờ bạc “bịp” đã lợi dụng tia Gamma để đánh dấu quân bài: “Vì khả năng đâm xuyên của tia phóng xạ là Gamma, nếu người chơi bài theo kiểu xóc đĩa. Người ta có thể tẩm chất phóng xạ phát ra tia Gamma và tia Anpha lên quân bài để đánh dấu. Khi chơi thiết bị có thể nhận biết được tia Gamma vì chúng đâm xuyên qua dụng cụ là cái bát chẳng hạn, còn quân bài có tia phát ra là Alpha sẽ không xuyên được qua bát, như vậy người chơi sẽ dễ dàng biết được kết quả của ván bài đó”, PGS.TS Lương phân tích.
Cũng theo PGS.TS Ngô Sỹ Lương, thông thường các bộ bài có tẩm các đồng vị phóng xạ đều có thời gian sử dụng nhất định mà các người tẩm đã có sự tính toán cụ thể cho mục đích sử dụng. Vì thời gian sống của các đồng vị phóng xạ hay còn gọi là chu kỳ bán rã (T1/2) có đồng vị phóng xạ phân rã rất nhanh trong vòng chưa đến 1 giây, nhưng cũng có loại phân rã 7 đến 10 ngày, có loại lên đến hàng năm. Nhưng phân rã lâu thì khả năng nhận biết các tia phóng xạ của máy sẽ ít “nhậy”. Do đó người tẩm các chất phóng xạ lên quân bài sẽ phải tính toán rất kỹ, có thể là 1 tuần, sau đó lại phải thay bài mới.

Đọc thêm

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu

Ra mắt máy MRI 3.0 Tesla tầm soát bệnh chính xác tại Bạc Liêu
(PLVN) - Ngày 21/12, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu, tổ chức lễ ra mắt hệ thống máy MRI 3.0 Tesla - công nghệ AI tầm soát đột quỵ. Đồng thời, hệ thống máy MRI 3.0 Tesla hỗ trợ tầm soát, chẩn đoán chính xác các bệnh lý phức tạp về thần kinh, mạch máu, ung thư…

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn

TP HCM có thêm bệnh viện đa khoa hiện đại, chuyên sâu hiếm muộn
(PLVN) - Sáng 19/12, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh khai trương thêm một bệnh viện đa khoa tại Quận 8, góp phần tăng cường hệ thống y tế TP HCM, phục vụ nhu cầu thăm khám, điều trị chuyên sâu, công nghệ cao, chi phí hợp lý cho người dân khu vực Tây Nam thành phố và các tỉnh lân cận.

Cứu sống 2 bệnh nhi bị tan máu bẩm sinh bằng kỹ thuật ghép tủy đồng loại

Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức lễ ra viện cho các cháu.
(PLVN) - Bệnh viện Trung ương Huế vừa thực hiện thành công hai ca ghép tủy đồng loại, cứu sống hai bệnh nhi mắc chứng tan máu bẩm sinh hiếm gặp. Đây là bệnh viện đầu tiên thực hiện thành công kỹ thuật ghép tế bào gốc tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba của Việt Nam áp dụng kỹ thuật cao cấp này trên các bệnh nhân tan máu bẩm sinh.

Bệnh gây chết người từ Congo có nguy cơ lây tới TP HCM không?

Đoàn của CDC châu Phi đến Congo hỗ trợ (Ảnh: AFRICACDC)
(PLVN) - Dù WHO đánh giá nguy cơ lây lan bệnh là thấp ở cấp độ khu vực và toàn cầu, song TP HCM vẫn đang theo dõi sát tình hình diễn biến dịch bệnh lạ nguy hiểm gây chết người hàng loạt tại Congo, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng phương án đáp ứng theo từng mức độ nguy cơ của dịch.