Tự chủ hay "tự do trong khuôn khổ" của GD ĐH

Mặc dù dự thảo luật giáo dục Đại học đã được chỉnh sửa rất nhiều so với dự thảo được trình tại Kỳ họp thứ 2 QH khó XIII, tuy nhiên, tại phiên họp lần này, các đại biểu vẫn còn nhiều ý kiến đề nghị cần hoàn thiện về quyền tự chủ của các cơ sở GD ĐH

Mặc dù dự thảo luật giáo dục Đại học đã được chỉnh sửa rất nhiều so với dự thảo được trình tại Kỳ họp thứ 2 QH khó XIII, tuy nhiên, tại phiên họp lần này, các đại biểu vẫn còn nhiều ý kiến đề nghị cần hoàn thiện về quyền tự chủ của các cơ sở GD ĐH
ĐB Phạm Thị Hải - Đồng Nai:
Không thể thực hiện một cách đồng loạt và cào bằng
“Trong tình hình thực tế của nước ta hiện nay là có sự phát triển không đồng đều giữa các cơ sở giáo dục đại học và phần lớn các cơ sở giáo dục đại học chưa đạt được chuẩn mực của một cơ sở giáo dục đại học thực thụ nên việc thực hiện quyền tự chủ cần có lộ trình thích hợp.
Tôi cho rằng việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục đại học là một sự tiến bộ rất lớn trong việc tiếp thu chỉnh lý của dự thảo luật lần này. Tuy nhiên, trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng hiện nay còn có sự khác nhau, không đồng đều về quy mô cũng như chất lượng. Vì vậy, việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở giáo dục đại học không thể thực hiện một cách đồng loạt và cào bằng được.
Giao quyền tự chủ cần phải dựa trên cơ sở của điều kiện năng lực, kết quả kiểm định chất lượng của từng trường. Điều này sẽ khuyến khích các đơn vị trường học nâng cao khả năng cạnh tranh để được giao quyền tự chủ. Với thực trạng của giáo dục hiện nay ở nước ta, nếu tất cả các trường đều được giao quyền tự chủ ngay thì tôi e rằng sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát làm ảnh hưởng chất lượng giáo dục đại học. 
Huỳnh Thành Đạt - TP Hồ Chí Minh:
Không ít điều chưa thể hiện hoặc thể hiện rất ít sự giao quyền tự chủ

Theo tôi, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm là quyền rất quan trọng của đại học, là điều kiện tiên quyết để đại học thực hiện nhiệm vụ sứ mệnh và trách nhiệm xã hội của mình. Nói cách khác, một cơ sở giáo dục đại học được phép thành lập là một pháp nhân cần được đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước xã hội và trước pháp luật. Nếu cơ sở giáo dục đại học hoạt động kém chất lượng thì nó sẽ bị cộng đồng, bị xã hội đào thải, nếu vi phạm thì sẽ bị xử lý theo pháp luật, đình chỉ hoặc thậm chí có thể bị giải thể. Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học cần được khẳng định rõ trong luật. 

Dự thảo luật lần này có quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Điều 33 theo cách dẫn chiếu đến 27 điều khác trong dự thảo luật mà chúng ta điều chỉnh. Trong 27 điều được dẫn chiếu này thì hầu hết thể hiện được sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Tuy nhiên, không ít điều chưa thể hiện hoặc thể hiện rất ít sự giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục đại học hoặc ít nhiều mang tính xin cho và còn giao cho Thủ tướng và cho Bộ trưởng quy định khá nhiều. 
Nguyễn Thanh Thảo - Đồng Tháp:
Không có công cụ quản lý chặt, sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng

Điều 35, chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh, Điều 37, chương trình giáo dục đại học… đã thể hiện sự trao quyền tự chủ của Bộ giáo dục đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học. Nhưng tôi thấy có trao nhưng không có công cụ để quản lý chặt chẽ, điều này sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như trong thời gian qua đã có rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm do thừa, không có ai dám thu nhận vì trình độ không đáp ứng được yêu cầu của cơ sở tuyển dụng.

Do đó, tôi đề nghị trong hai điều này cần thêm vào nội dung: Bộ giáo dục, đào tạo có trách nhiệm duyệt chỉ tiêu tuyển sinh các cơ sở giáo dục đại học đưa ra và chương trình, giáo trình mà các cơ sở giáo dục đại học biên soạn và cần đặc biệt chú ý các trường đại học địa phương, đại học tư thục để tránh phát hiện ra sau khi kiểm định chất lượng thì sự đã rồi phải đi giải quyết hậu quả rất phức tạp và tốn kém.

Nguyễn Thành Tâm - Tây Ninh:
Không nên tự do một cách thái quá, tự chủ hoàn toàn
Chúng ta phải thực hiện các biện pháp quản lý về chất lượng giáo dục đại học như trong dự thảo luật qui định. Bởi nói gì thì nói, chất lượng giáo dục đại học là một vấn đề rất quan trọng đối với việc đào tạo nguồn nhân lực, trong thời gian qua chúng ta có một thực tiễn là chất lượng giáo dục đại học có nhiều vấn đề bất cập.
Nếu như chúng ta để cho các trường đại học tự do một cách thái quá, tự chủ hoàn toàn mà không có sự kiểm soát quản lý của Nhà nước thì rất khó trong việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực trong thời gian sắp tới. Do đó tôi đề nghị phải có biện pháp xử lý và xử lý chặt chẽ để bảo vệ đảm bảo người học có một chất lượng đào tạo được đảm bảo. 
Đại biểu Huỳnh Ngọc Đáng - Bình Dương
Quyền tự chủ không phải là một phần thưởng
“Điều 33 của Dự thảo luật GD ĐH viết rất gọn chỉ có 2 khoản. Khoản thứ nhất quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm này đã được dẫn chiếu đến 27 điều khác, tôi cũng là đại biểu Quốc hội 2 khóa cũng tham gia đóng góp một điều, nhưng cũng chưa tìm thấy dự thảo luật nào một điều luật dẫn chiếu 27 điều. Điều này chúng ta cũng nên tính toán, thật ra về mặt kỹ thuật lập pháp theo tôi cũng không có gì sai, nhưng cho nó hợp lý hay ta sợ tốn giấy, mực hay có lý do gì khác.
Hai là cũng trong Khoản 1 có câu là cơ sở giáo dục đại học được tự chủ trong những hoạt động khác, tôi không rõ chữ "hoạt động khác" là gì, cơ sở giáo dục đại học thì nó được tự chủ trong công tác đào tạo, trong nghiên cứu khoa học, trong hợp tác quốc tế, trong tổ chức và nhân sự, trong tài chính và tài sản...
Doanh nghiệp thì khác, còn đây là cơ sở giáo dục đại học thì còn hoạt động khác nào nữa. Nếu nhóm đào tạo thấy rằng có hoạt động nào khác mà có thể tự chủ được thì nên đưa ra.
Khoản 2 có ghi cơ sở giáo dục đại học không đủ năng lực để thực hiện quyền tự chủ hoặc vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện quyền tự chủ thì tùy theo mức độ bị hạn chế quyền tự chủ. Theo tôi, nếu chúng ta xác định quyền tự chủ giống như một phần thưởng, nếu làm tốt thì ta thưởng cho quyền tự chủ, làm không tốt thì ta phạt, ta cắt bớt quyền tự chủ, là không được.
Để thành lập, đưa vào tiến hành hoạt động cơ sở trường đại học thì phải qua hai bước, bước thứ nhất là quyết định thành lập do Thủ tướng Chính phủ ký, bước thứ hai là có quyết định được phép đào tạo, như vậy rất nhiều điều kiện, quy định rất chặt chẽ. Cho nên theo tôi cơ sở trường đại học nào đã đầy đủ các quyết định đó thì đương nhiên có thuộc tính của nó là quyền tự chủ. 
Nhật Thanh (ghi)

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.