Truyền thông phòng, chống, mua bán người cho trên 1.000 học sinh, phụ huynh Quảng Ninh

Các em học sinh chăm chú theo dõi chương trình truyền thông.
Các em học sinh chăm chú theo dõi chương trình truyền thông.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngày 3/11, tại Trường THPT Ngô Quyền, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Công An tổ chức chương trình truyền thông phòng, chống mua bán người, đưa người di cư trái phép. Sự kiện được tổ chức trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam...

Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hương; Quản lý chương trình ASEAN-ACT tại Việt Nam Đặng Thị Hạnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Vũ Thu Hòa, cùng đại diện các sở, ngành Trung ương và địa phương liên quan.

Quang cảnh chương trình truyền thông.
Quang cảnh chương trình truyền thông.

Thông qua hình thức sân khấu hoá, các trò chơi và sự trao đổi của cán bộ Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an, trên 1.000 học sinh, phụ huynh Trường THPT Ngô Quyền được tương tác, tiếp cận, phổ biến các kiến thức, thông tin về phương thức, thủ đoạn của tội phạm mua bán người và cách phòng chống mua bán người và đưa người di cư trái phép.

Sự kiện truyền thông này được tổ chức trong đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022, nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, chống mua bán người cho các em học sinh, hội viên, phụ nữ và nhân dân. Qua đó, góp phần làm giảm các nguy cơ tội phạm liên quan đến mua bán người, thúc đẩy di cư an toàn và hỗ trợ có hiệu quả nạn nhân bị mua bán trở về tái hòa nhập cộng đồng.

Những năm gần đây, tình hình tội phạm mua bán người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương diễn biến rất phức tạp. Trong đó, Việt Nam là một khu vực điểm “nóng”, chịu áp lực rất lớn trước tình trạng mua bán người hiện nay.

Từ năm 2010 đến tháng 6/2021, các địa phương, đơn vị trên toàn quốc đã phát hiện gần 3.500 vụ mua bán người, với 5.000 đối tượng, gần 7.500 nạn nhân. Nạn nhân không chỉ là phụ nữ, trẻ em, mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai, mua bán nội tạng, đẻ thuê, lừa di cư trái phép, di cư lao động bất hợp pháp.

Tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong giai đoạn từ năm 2016 -2021, có tổng cộng 25 vụ án, 47 bị can phạm tội mua bán người. Lực lượng chức năng kịp thời ngăn chăn, giải cứu cho 35 nạn nhân trong các vụ án, trong đó, nạn nhân là phụ nữ và trẻ em dưới 16 tuổi là 32 người, chiếm tỷ lệ hơn 91%.

Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, các đối tượng phạm tội thường lợi dụng những mối quan hệ sẵn có để móc nối hoặc quay về Việt Nam tuyển mộ, lừa gạt. Hiện nay, tội phạm có xu hướng mở rộng phạm vi tìm kiếm nạn nhân, thường nhắm đến đối tượng là phụ nữ, trẻ em, học sinh, người có trình độ học vấn thấp, người dân tộc thiểu số. Sau đó, chúng thông qua các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook... hoặc gặp trực tiếp và dùng thủ đoạn lừa gạt để thực hiện hành vi mua bán.

Đọc thêm

Bắt tạm giam đối tượng đâm người tình vì 'cuồng ghen'

Cán bộ Công an đang ghi lời khai bị can Nguyễn Trọng Nghĩa.
(PLVN) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang mới tống đạt các Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Nguyễn Trọng Nghĩa (SN 2002, cư trú: xã Bình Thạnh, thành phố Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) về tội “Cố ý gây thương tích”.

Cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh hầu tòa

Cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh hầu tòa
(PLVN) -  Sáng 20/5, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh Lào Cai mở phiên tòa xét xử sơ thẩm hình sự đối với bị cáo Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư tỉnh ủy Lào Cai cùng các đồng phạm trong vụ án khai thác và tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 4: Bản lĩnh người quản lý nhóm phạm nhân mang án chung thân

Thiếu tá Cấn Văn Quang - Quản giáo Đội 31, Phân trại 1, Trại giam Yên Hạ (C10 - Bộ Công an). (Ảnh: Ngọc Nga).
(PLVN) - Đội 31 thuộc Phân trại 1 Trại giam Yên Hạ (C10, Bộ Công an) tại huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La; mà Thiếu tá Cấn Văn Quang đang quản lý, là một tập thể đặc biệt. Đội 31 gồm 35 phạm nhân, với 90% phạm nhân đang thụ án chung thân, một số người từng 2 - 3 lần phải chấp hành án tù; từng phạm các tội ma túy, hiếp dâm, giết người, cướp tài sản… Phạm nhân đặc biệt, nên người quản lý các phạm nhân này bản lĩnh cũng phải đặc biệt.

Có 6 tiền án nhưng vẫn không bỏ nghề 'đạo chích'

Cơ quan công an tống đạt quyết định bắt đối tượng Nguyễn Đình An (giữa).
(PLVN) - An đã có 06 tiền án về tội Trộm cắp tài sản, đối tượng hoạt động lưu động liên tỉnh với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng thời gian và các tuyến đường vắng người để tránh hệ thống camera an ninh, sau đó tìm sơ hở của người dân để trộm cắp tài sản.

Vướng lao lý vì... sở thích 'bình thường'

2 khúc ngà voi châu Phi - một trong các sản phẩm ĐVHD bị người dân phát hiện tại nhà đối tượng qua livestream. (Ảnh: ENV)
(PLVN) - Trong đời sống hàng ngày có những hành động tưởng chừng như bình thường trong mắt nhiều người: sử dụng thuốc có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD), đeo trang sức, trang trí nhà cửa bằng tiêu bản ĐVHD, nuôi ĐVHD ngoại lai làm thú cưng... thì đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ ĐVHD, là mối đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước.

Chóng mặt - lừa đảo mạng xã hội

Tội phạm mạng lừa đảo có kịch bản và có hội nhóm.
(PLVN) - Một ngày, chị Hải Anh (Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen qua facebook của một chàng trai “bị vợ bỏ” và đang “gà trống nuôi con”. Chàng kém chị 6 tuổi. Sáng sáng, chàng đưa con đi học (có tài xế riêng) và facetime với chị. Chàng nghiêm túc, điển trai, rủ rỉ tới nỗi chị đã nghĩ hay chàng phải lòng mình thật…

Tìm nạn nhân bị đối tượng Lê Đình Hải lừa

Lê Đình Hải thời điểm bị bắt giữ (Ảnh: Công an Đà Nẵng).
(PLVN) -  Ngày 18/5, Công an Đà Nẵng phát thông báo tìm bị hại liên quan đến vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản do bị can Lê Đình Hải (26 tuổi, trú TP Hồ Chí Minh) thực hiện thông qua việc kêu gọi tiền từ thiện.

Sức mạnh cảm hóa trên hành trình cải tạo, hoàn lương: Bài 3: Vị trung tá giáo dục phạm nhân bằng trách nhiệm, tình cảm chân thành

Trung tá Chấn bồi hồi nhớ lại thời điểm đầu khi phụ trách Đội phạm nhân (Ảnh: Ngọc Nga)
(PLVN) - Để cảm hóa phạm nhân, không chỉ bằng chính sách nhân đạo nhân văn của Đảng và Nhà nước, không chỉ bằng xây dựng môi trường giáo dục của hệ thống trại tạm giam, mà còn bằng sự tận tình của từng quản giáo, cán bộ chiến sĩ (CBCS) làm nhiệm vụ quản lý phạm nhân.