Truyền tải hình ảnh di sản của dân tộc lên tà áo dài

Bộ sưu tập áo dài Ngọc Viễn Đông. Ảnh vtv.vn
Bộ sưu tập áo dài Ngọc Viễn Đông. Ảnh vtv.vn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việc truyền tải những hình ảnh di sản của dân tộc lên tà áo dài rất quan trọng. Phải làm sao có thể thổi hồn vào đó là những nét đẹp văn hóa của các vùng miền...

Trong khuôn khổ Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9, ngày 5/3, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Hội Liên Hiệp phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh đã tổ chức chương trình diễu hành với chủ đề “Tôi yêu áo dài Việt Nam” và họp mặt nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3, 1983 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Chương trình diễu hành đã quy tụ gần 3.000 người mặc áo dài.

Theo Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, trải qua 8 năm tổ chức, Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh đã có nhiều hoạt động sôi nổi được các cấp tổ chức sâu rộng và lan tỏa khắp thành phố, nhằm góp phần truyền cảm hứng, lan tỏa tình yêu áo dài Việt Nam đến nhân dân thành phố, kiều bào và khách du lịch quốc tế với thông điệp “Tôi yêu áo dài Việt Nam”. Trước đó, Hội Liên hiệp phụ nữ TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh, Sở Ngoại vụ TP Hồ Chí Minh đã tổ chức tọa đàm “Nét đẹp Áo dài Việt – Bảo tồn và Phát triển” nhằm tìm ra những giải pháp bảo tồn và phát triển áo dài Việt Nam.

Các đại biểu tham dự đều cho rằng, cùng với sự phát triển về kinh tế xã hội của đất nước, sự gia nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam trong các hoạt động quốc tế, hình ảnh chiếc áo dài Việt Nam đã trở nên quen thuộc và trở thành một trong các biểu tượng của Việt Nam trong lòng bạn bè thế giới. Chính vì vậy, việc truyền tải những hình ảnh di sản của dân tộc lên tà áo dài rất quan trọng. Phải làm sao có thể thổi hồn vào đó là những nét đẹp văn hóa của các vùng miền, xuất hiện một cách phù hợp nhất với mỗi người khi mặc lên trên mình chiếc áo dài đó.

Mở màn Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 9, nhà thiết kế Đỗ Trịnh Hoài Nam đã trình diễn bộ sưu tập áo dài Ngọc Viễn Đông. Đây là bộ sưu tập được thiết kế riêng cho Lễ hội áo dài lần này nhằm quảng bá du lịch trên sông Sài Gòn đến với đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. Bộ sưu tập Ngọc Viễn Đông được thực hiện với những kỹ thuật thêu tay và đính kết thủ công cầu kỳ, tinh xảo của hàng trăm nghệ nhân đến từ các làng nghề thêu may truyền thống tại Thường Tín, Hà Nội.

Đọc thêm

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping

Bức tranh 'Chiến dịch Điện Biên Phủ' rộng 3.000m2 đến với người dân thủ đô bằng công nghệ 3D mapping
(PLVN) - Từ tối 3/5 đến hết ngày 7/5/2024, người dân Hà Nội có thể chiêm ngưỡng bức tranh panorama 3D “Chiến dịch Điện Biên Phủ” tại khu vực tượng đài Cảm tử (41 Hàng Dầu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là bức tranh tròn quy mô lớn nhất Đông Nam Á và là một trong những bức tranh đề tài chiến tranh lớn nhất thế giới.

Đà Nẵng tăng cường thu hút khách du lịch MICE 2024

Chào đón đoàn khách MICE đến Đà Nẵng năm 2024.
(PLVN) - Nhằm góp phần phục hồi ngành du lịch, với kỳ vọng định vị Đà Nẵng là điểm đến hàng đầu về du lịch MICE trong khu vực Đông Nam Á, thành phố này tiếp tục triển khai Chương trình xúc tiến thu hút khách du lịch MICE trong năm 2024.

Độc đáo bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn ở Hải Dương

Tam quan chùa Côn Sơn.
(PLVN) - Không những có giá trị đặc biệt về lịch sử, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn (phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là tác phẩm nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một phong cách, một thời kỳ. Với những giá trị đặc sắc, bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào tháng 01/2024.

Viết tiếp Câu chuyện nỏ Thần An Dương Vương: Giáo sư chế tạo tàu ngầm nổi tiếng thế giới bất ngờ về siêu vũ khí của người Việt cổ

GS.TSKH Vladimir Koroman và Thượng tướng, Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại Văn phòng Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tận mắt xem mũi tên đồng Cổ Loa tại Bảo tàng lịch sử Việt Nam, GS.TSKH Vladimir Koroman - “cha đẻ” của một loạt tàu ngầm nổi tiếng thế giới không giấu được sự ngạc nhiên và xúc động về những mũi tên mà người Việt cổ chế tạo cách đây 2.300 năm không khác gì các mũi tên flechette của không quân trong Thế chiến I và các mũi tên flechette rải từ UAV, drone, máy bay ngày nay…

Những bài ca sống mãi cùng lịch sử

Nhạc sĩ Phạm Tuyên và poster bài hát “Như có Bác trong ngày vui đại thắng” một người bạn Mỹ tặng ông. (Ảnh: Lộc Văn).
(PLVN) - Ngay sau thời điểm ngày 30/4/1975 lịch sử, có rất nhiều tác giả với cảm xúc mãnh liệt, dâng trào đã sáng tác các ca khúc để ghi dấu mốc son chói lọi của dân tộc.