[Truyện ngắn] Thuyền hoa

[Truyện ngắn] Thuyền hoa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Giữa đêm, Thương nhận được một tin nhắn: “Em mau quên vậy sao Thương?”. Số máy không có trong danh bạ, nhưng Thương biết là ai. Có một thời, dãy số này không chỉ lưu trong trí nhớ, mà còn khắc trong tim Thương. Số máy ấy, Thương từng lưu là “Người yêu dấu”. Cái người sở hữu số máy ấy, Thương từng tưởng như là định mệnh của đời mình.

Ánh sáng điện thoại hắt lên làm chị Hai nằm bên cạnh chói mắt, chị càu nhàu:

- Ngủ đi Thương, ngày mai phải dậy lúc mờ sớm đó, còn sửa soạn cho tươm tất đón nhà trai.

Câu nói cắt ngang dòng kí ức, đưa Thương về với thực tại. Ngày mai, Thương đi lấy chồng.

Đôi khi Thương nghĩ, cuộc đời thật lạ lùng làm sao. Mới chưa đầy hai năm trước, Thương nôn nao chộn rộn cho một đám cưới trong mơ. Giờ đây, đám cưới trong mơ đã tới, nhưng không phải giấc mơ cũ, chú rể cũng đã thay đổi rồi. Có những người, từng thân và thương như hơi thở, như da thịt, nhưng rồi một ngày bỗng quay mặt, làm người xa lạ.

Hai năm trước, Thương còn trẻ hơn bây giờ nhiều nhỉ. Đã từng mơ mộng biết bao nhiêu. Người ấy là mối tình đầu của Thương, quen nhau từ khi Thương còn học năm cuối đại học. Rồi Thương ra trường, đi làm được 2 năm, hai đứa tính đến chuyện kết hôn, Thương dắt anh về nhà ra mắt.

Một chàng trai Sài Gòn gốc, gia đình giàu có, sống trong nhung lụa lần đầu về sâu trong miệt vườn miền Tây. Thương còn nhớ, người ấy hiền khô, không dám từ chối một ly rượu nài ép nào của mấy chú, mấy anh họ Thương. Thương cũng còn nhớ, người ấy loay hoay khổ sở thế nào vì không dám bước chân ra chiếc “cầu cá tra” để giải quyết chuyện vệ sinh hằng ngày, báo hại Thương phải chèo đò đưa người ta qua nhà bác Tám, khá giả nhứt xóm để đi vệ sinh ké...

Từng ấy là kí ức vui vẻ, ngọt ngào. Nhưng rồi, tất cả đã vỡ vụn, sau chuyến gia đình người ta xuống thăm nhà Thương, nói chuyện cau trầu. Từ khi gia đình anh băng qua lần đò, đi hết quãng gò ruộng, bước vô gian nhà ba gian của gia đình Thương, có cái gì đó đã đổi thay giữa hai người. Có lẽ, sự rạn nứt đến từ những chiếc váy quá lộng lẫy của mẹ, của em gái anh lạc lõng trong căn nhà Nam bộ đơn sơ của Thương. Hay đổ vỡ đã chớm khi sự vui vẻ, chân thành của cha mẹ Thương trong buổi gặp mặt đổi lại sự lạnh nhạt, trịch thượng của gia đình họ.

Chỉ biết rằng, người ta tránh Thương cả tuần trời sau đó, để rồi khi gặp mặt, trông đau khổ, bơ phờ. Khó khăn lắm, người ta mới mở lời hỏi Thương, rằng gia đình Thương có thể chuyển nhà lên thị trấn hay không? Rồi, như thu hết can đảm, không kịp để Thương phàn ứng, người ấy nói sẽ xoay sở, để cha mẹ Thương bán gian nhà đang ở, có đủ tiền bù vào để mua một căn nhà ở thị trấn. Sẽ cố gắng lo cho cha mẹ Thương có sinh kế khác, không cần phải làm ruộng vất vả nữa.

Hoá ra, đề nghị kì lạ ấy là bởi phản ứng của gia đình người ta khi chứng kiến cảnh sống của nhà Thương. Họ đã nghe Thương là gái quê, nhưng không thể hình dung là “quê” đến thế. Họ lo lắng đứa con trai vàng ngọc của họ phải làm rể một nhà nghèo miệt vườn, mỗi dịp về thăm nhà vợ là khổ sở trăm bề.

Thương biết, người ta thương Thương lắm mới đưa ra một đề nghị như vậy, để tìm cách dàn xếp ổn thoả đôi bên.

Nhưng làm cách nào mà dàn xếp được cái hố sâu ngăn cách giữa hai gia đình bây giờ? Thương cũng chưa bao giờ dám nói cái đề nghị của người ta cho cha mẹ biết. Gia đình Thương sống trong một gian nhà ba gian, giữa mảnh vườn xanh mướt, trước mặt là sông, sau lưng là ruộng, không phải bởi họ nghèo. Nhà Thương đâu có nghèo! Bà nội Thương từng là con gái của ông bà Hội đồng Nhân giàu có nức danh của vùng, từng đi Pháp du học.

Họ sống nơi đây, bởi đây là mảnh đất tổ tiên để lại, mà cha Thương là người kế thừa hương hỏa. Ông từng đi dạy, nhưng rồi sau do một căn bệnh không dạy học được nữa, hưu sớm, về làm vườn tược sống thong dong.

Cha mẹ Thương có đủ tiền để mua một căn nhà không nhỏ trên phố, nhưng Thương biết, họ sẽ không bao giờ rời đi. Họ là cái cây đã cắm rễ vào mảnh đất này. Họ thương từng nhánh lá dừa, luống hoa, bờ ruộng. Họ hạnh phúc với từng bữa ra đồng sớm, với nồi cơm nấu bằng bếp củi, với xóm làng quây quần mỗi tối cùng ngồi trên tấm phản hiên nhà, xem thời sự nói đủ chuyện đời.

Và Thương cũng vậy. Thương yêu căn nhà ba gian mái ngói, mùa hè thì mát mùa đông ấm áp. Thương cái mảnh vườn đủ thứ cây thứ trái, thương khạp gạo, lu nước. Nhà ở mé sông, mỗi lần cần việc gì, ra sông bắc tay làm loa gọi bà con hàng xóm qua tiếp một tay. Nấu món gì ngon, chèo cái xuồng ba lá đi đưa cho chòm xóm mé bên này, bên kia sông.

Rồi con đường ruộng sau nhà, hồi nhỏ, trăng sáng bầy trẻ rủ nhau rượt đuổi. Những đêm mùa hè, cả xóm rủ nhau tụ tập lại một nhà, ca vọng cổ chơi.

“Đêm nghe bài vọng cổ. Ai đàn dây Long Xuyên. Mưa tuôn ngoài cửa sổ. Xao động nỗi niềm riêng. Khơi dậy mối tình hoài hương. Điệu đàn buồn dòng sông dòng suối. Có lũy tre còn thương bụi chuối ở sau hè...”. Thương giật mình, tưởng kí ức vọng thành lời ca, hoá ra là tiếng vọng cổ vọng về từ bên kia sông. Dưới quê đi ngủ sớm, người hát vọng cổ khuya mà giọng mùi như vầy chỉ có vợ chồng anh Bảy Tên. “Chắc họ đang tập dợt cho ngày mai đám cưới mình”, Thương thầm nghĩ.

Hai năm về trước, Thương từng đau chết đi sống lại khi chia tay người mình ngỡ sẽ gắn bó cả đời. Khi Thương dứt ruột rời đi, người ta cũng có sung sướng gì. Người ta đã từng đứng trước ban công nhà trọ của Thương suốt một đêm mưa. Từng gọi cho Thương biết bao cuộc gọi vô vọng. Nhưng biết làm sao được, người ta không thuyết phục được gia đình. Còn Thương thì không thể bứt cả nhà ra khỏi xóm làng, chỉ để đeo đuổi một tình yêu.

Cô mở lại tin nhắn, coi một lần nữa, rồi nhấn nút xoá.

* * *

Thương ngồi trong phòng, chung quanh là chị em bạn dì, bác gái Ba, thím Sáu, mỗi người một lời, ồn ã như cái chợ. Nhỏ bạn học cấp hai, giờ mở tiệm tóc dưới quê phụ trách trang điểm, mần tóc cô dâu cho Thương. Chị Hai Cẩn ngồi bên, lúc thì đòi chỉnh cái này, lúc đòi chỉnh cái nọ cho vừa ý. Bác gái Ba càu nhàu:

- Lẹ lẹ tay bây. Nhà trai sắp tới rồi, coi chừng lỡ giờ lành là bây chết với bác Ba.

Bác Ba trai, tức chồng bác Ba gái, anh trai thứ của ba Thương, giờ bác Hai đã mất, nên bác thay mặt họ làm chủ lễ cho Thương.

Tóc tai, mặt mũi làm xong, mấy người phụ nữ chạy ra cắt đặt cái này cái nọ. Nhỏ bạn lấy quạt mo cau quạt lia lịa cho Thương, sợ mồ hôi làm trôi phấn. Chợt thằng Út con thím Sáu chạy vô, rối rít:

- Chị Ba chị Ba, nhà trai tới rồi!

Cả đám phụ nữ tức thì đứng lên, ồn ào. Rồi Thương, như trong mơ, không rõ mình đang làm gì nữa. Chỉ nhớ là sau đó, cô được đưa ra gian nhà ngoài. Chỉ nhớ là hai nhà gặp mặt, nói chuyện, uống trà. Chỉ nhớ ánh mắt Quân nhìn Thương lấp lánh vui và âu yếm, xuyên qua từng ấy những gương mặt quen lạ.

Hai cây đèn cày được bác Ba trai cẩn trọng thắp lên trên bàn thờ gia tiên. Mâm cau trầu nhà trai mang tới, đưa đến trước mặt Thương và Quân, mở nắp ra, có tiếng hối thúc:

- Hái một trái cau đi, nhanh tay lên!

Thương vội vàng thò tay bẻ trái cau xanh trước mặt. Nhánh cau hơi dai, nhưng với cô gái miệt vườn thì trái cau dễ dàng rời nhánh với một cú vặn. Bên này, Quân vẫn bặm môi cố dứt. Có tiếng cười xòa. Tiếng bác Ba gái nói:

- Con Thương đúng con gái miệt vườn, bẻ cau bẻ dừa cái rẹt. Ngon nha con, đứa nào bẻ cau trước, mai mốt nắm quyền trong nhà.

Thương cười, đỏ mặt. Liếc qua thấy Quân cũng cười, trái cau đã rời cuống. Mắt Quân tinh nghịch nhìn Thương như muốn nói “ừa, thì em nắm quyền, anh cũng có dám đòi làm chủ nhà đâu”.

Rồi mẹ Thương, mẹ Quân, rồi các bác, các thím, chị hai, các mợ... thi nhau đến, đeo vào tay, vào cổ Thương những món xuyến vàng, xuyến bạc, cùng lời chúc lành.

Rồi phút tạm biệt đến, Quân nắm tay Thương, đi cùng người nhà Quân ra cổng. Ngoái lại, thấy mẹ đứng ngay say lưng, bỗng Thương bật khóc, ôm chầm lấy mẹ. Chị Hai đứng bên cạnh cũng quàng tay ôm Thương. Mẹ không nói được gì, chỉ vỗ vỗ tay vào lưng Thương. Phía sau mẹ, mắt cha cũng ươn ướt.

Có tiếng so dây đàn kiềm của anh Bảy, rồi tiếng chị Bảy cất lên: “Nghe xôn xao xóm trên làng bên/ Ôi vui ghê rước dâu miệt vườn/ Kìa màu son tươi chiếc áo cô dâu nắng che lộng mới/ Rộn ràng lăng xăng...”.

Đoàn người đi qua cổng lá dừa được Tết cầu kì long phụng, đi dài qua gò ruộng, tới mé sông. Một chiếc thuyền hoa đang nằm cập mép nước. Con thuyền này không giống xuồng ba lá Thương hay chèo. Nó là xuồng máy cỡ lớn, chứa được nhiều người, có cả trần che nắng, áo phao dưới ghế. Hai bên hông thuyền tết đầy những hoa đồng tiền, hoa hồng, hoa cúc với những nhánh lá xanh. Còn có những dải lụa hồng thắt nơ phấp phới.

Quân đứng ở mép thuyền, đưa tay đỡ, dìu Thương xuống. Nắng rọi vào mắt Quân, đôi mắt thật ấm, làm Thương nhớ khi Thương ngồi khóc trong công viên một chiều buồn thất tình năm xưa, lúc ngẩng lên có người mắt ấm, đưa cho Thương miếng khăn giấy. Người ấy giờ đây sóng vai cùng Thương trên thuyền hoa.

Tiếng máy nổ bình bịch, rồi con thuyền bắt đầu rời bến, hướng về bên kia bờ, nơi đó, ô tô nhà Quân đang đậu, sẽ rước dâu về tới Sài Gòn.

Bên này bờ, cha, mẹ, chị Hai, các cô, bác, thím, các chị em họ vẫy tay trên mé sông, rồi hình ảnh ấy xa dần. Gió sông thổi vào mặt Thương mát rượi, Quân lấy chiếc khăn quàng qua vai để giữ ấm cho Thương. Giọng Quân cũng thật ấm:

- Rước dâu quê em hay quá. Ngày vui không có được rầu nha, mấy ngày nữa thong thả, anh lại đưa em về nhà thăm cha mẹ.

Thương nép mình vào vai Quân, bờ vai rộng rãi, chở che. Cô rút ra một chiếc nhẫn nhỏ, trên đó có viên đá xinh xinh lấp lánh, món quà người xưa tặng vào một dịp sinh nhật mà mấy năm qua cô lưu luyến không nỡ bỏ.

Thương thả chiếc nhẫn xuống sông.

Con thuyền hoa vẫn băng băng trên sóng, bờ đã thấp thoáng đằng xa kia rồi.

Truyện ngắn của Ngọc Mai

Đọc thêm

Sách Tết đong đầy hương vị mùa xuân

Các bạn trẻ quan tâm nhiều hơn đến các ấn phẩm sách Tết được thiết kế tinh xảo, nội dung hấp dẫn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Khi nhắc đến Tết, ta thường nghĩ đến mâm cơm đoàn viên, sắc mai đào khoe sắc hay những phong tục cổ truyền. Nhưng trong nhịp sống hiện đại, có một món quà tinh thần đang dần trở thành biểu tượng của mùa xuân: sách Tết. Đó không chỉ là những trang viết đơn thuần mà còn là hơi thở của Tết xưa hòa quyện với Tết nay, là những lát cắt tinh tế từ cuộc sống, văn hóa, nghệ thuật được gói ghém trong từng dòng chữ, trang giấy.

Sắc xuân bung nở trên những tà áo cổ truyền

Áo dài truyền thống là sự lựa chọn của Bạch Dương vào dịp Tết đến, Xuân về. (Nguồn: NVCC)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán, đường phố trên khắp các tỉnh, thành Việt Nam đang nở rộ những nhánh hoa mai, hoa đào, cây quất tươi. Đây là thời điểm nhiều người dân lên kế hoạch chụp những bộ ảnh đón Tết bằng tà áo truyền thống.

Thầm thì hoa nở

Tranh minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Người phụ nữ đó hay mua lắm và thường đội mũ và không tháo khẩu trang. Lần nào đến cũng chỉ chọn một bó nhỏ, hoặc chục bông hồng về cắm. Tôi tự nhủ, lần sau phải ghi nhớ biển số xe máy của cô. Dễ chừng một tháng mua một lần, có khi hai lần. Cô sẽ dừng trước cửa, lặng lẽ, nhìn quanh, rồi đi.

Lần theo dấu chữ

Lần theo dấu chữ
(PLVN) - Ngày nay, tận mắt nhìn lại một cuốn sách, tận tay chạm vào một tờ báo đã ra đời cách đây hơn một trăm năm, ta không khỏi xúc động trước những di sản đã góp phần làm nên một giai đoạn đặc biệt trong lịch sử Việt Nam.

Nỗ lực để mọi miền, mọi nhà đón Tết vui

Chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ Nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. (Nguồn: VGP)
(PLVN) - Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng, cả nước đang tập trung tăng tốc, bứt phá thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, đồng thời chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 tiến tới Đại hội XIV của Đảng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Tháng Chạp đến rồi kìa

Với người xưa, tháng Chạp được coi như "tháng Tết", "về nhà ăn Tết". (Ảnh: Tuấn Ngọc).
(PLVN) - Nói đến Tháng Chạp là chộn rộn chuyện Tết đến, Xuân về. Mùa đông đã hết, chuyện bây giờ là bàn nhau sắm Tết, du ngoạn, thăm thú, “chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” (Truyện Kiều). Dù thời thế đổi thay, nhưng khi giao mùa, hết năm, vẫn đầy háo hức, tha thiết.

Bước chân mùa xuân trên khắp Việt Nam

Gần Tết Nguyên đán, phố phường Hà Nội tràn ngập sắc đỏ rực rỡ.
(PLVN) - Khi những tia nắng ấm áp của mùa xuân bắt đầu chiếu rọi qua những đám mây màu xám bạc còn sót lại của đông chí, khắp phố phường ở mọi tỉnh, thành tại Việt Nam lại bừng lên sức sống của một năm mới. Dù có những khác biệt về không khí đón Tết Nguyên đán ở làng quê và thành phố nhưng tựu trung lại, Tết cổ truyền vẫn là thời gian sum họp gia đình, tưởng nhớ ông bà, tổ tiên.

“Chở” mùa xuân đến với mọi người

Tết Nhân ái đến với những người dân có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Ngày Tết là ngày đoàn viên, là ngày sum họp của gia đình, ngày Tết cũng là ngày mà người dân Việt Nam cùng nhau “chia ngọt, sẻ bùi”. Phương châm hành động “ai có gì giúp nấy, có của góp của, có công góp công, có nhiều góp nhiều, có ít góp ít”, các tổ chức, cá nhân đã tạo nên sức mạnh đoàn kết to lớn, chung tay hỗ trợ người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn, không để ai bị bỏ lại phía sau tại kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Vinh danh nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu năm 2024

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trao hoa và biểu trưng vinh danh các nghệ sĩ, diễn viên tiêu biểu.
(PLVN) - Tối 11/1, tại Nhà hát TP Hải Phòng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với UBND TP Hải Phòng tổ chức Chương trình giới thiệu các gương mặt nghệ sĩ tiêu biểu và một số cuốn sách nổi bật lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn, văn học năm 2024.

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thể thao Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 33

Điền kinh tiếp tục là môn thể thao được kỳ vọng đem về nhiều HCV cho TTVN. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - “Chiến lược phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045” nêu rõ mục tiêu cụ thể đối với lĩnh vực thể thao thành tích cao là: “Duy trì trong tốp 3 tại các kỳ SEA Games và trong tốp 20 tại các kỳ ASIAD; trong đó phấn đấu đạt từ 5 đến 7 HCV tại các kỳ ASIAD, có huy chương tại các kỳ Olympic”.

Giáng Son thực hiện giấc mơ âm nhạc âm nhạc của mình

 Giáng Son thực hiện một giấc mơ về âm nhạc được khám phá các phong cách âm nhạc (ảnh BTC).
(PLVN) - “Giấc mơ Sol” đó chính là giấc mơ của Giáng Son, một giấc mơ về âm nhạc, được tung hoành ngang dọc, được khám phá, được thử nghiệm, với các phong cách âm nhạc mà mình yêu thích như là Pop, dân gian đương đại, thính phòng, Jazz, Blue, thậm chí là Rock…