[Truyện ngắn] Ma nơ canh

Ảnh minh họa nguồn Internet.
Ảnh minh họa nguồn Internet.
Tôi là một con ma-nơ-canh, cứ mỗi đợt hàng nội hàng ngoại ùa về, là tôi lại được khoác lên mình bộ mới. Dù là cổ điển, hậu cổ điển hay hiện đại, thì tôi luôn tự hào được bà chủ ưu ái, và tự phát huy hết tác dụng. 

Trong ngôi nhà mặt phố rộng rãi, được quản lý bằng cái đầu nhanh nhạy hoạt bát của bà chủ, nói chung là rất phát đạt. Lũ ma-nơ-canh chúng tôi cũng từ đó mà nở mày nở mặt. Cứ như mấy cửa hàng trong ngõ, bọn ma-nơ-canh đứng hứng bụi và buồn như ngỗng ỉa quanh năm chẳng có khách nào sờ mó đến. Tất nhiên, ở đây bà chủ không chỉ cưng chiều tôi. Trong tay bà còn bốn đứa khác. Nhưng nói thật là tôi không thích. Bốn con ma-nơ-canh kia rất xỏ lá ba que. Chúng sẵn sàng nói xấu sau lưng, kể cả với khách hàng. Có lần còn tâu với bà chủ tôi thế này, tôi thế nọ. Con Sexy một hôm đứng ngứa mắt chình ình ngay lối đi, bị cậu chủ say xỉn từ quán nhậu về va phải, ngã bổ chửng. Đáng đời.

Chuyện xảy ra giữa bọn ma-nơ-canh chúng tôi nhiều vô kể. Nhưng tôi muốn nói về nền móng hạnh phúc đang bị lung lay của gia đình bà chủ trước đã. Một gia đình mà thực sự, mỗi khi để tâm đến, tôi đều muốn mình mãi mãi... đừng là người. Bà chủ cặp bồ với một nhà thơ. Có hôm gã nhà thơ mang tập thơ tình chẵn trăm bài đến ký tặng bà chủ. Bà e lệ như gái xuân thì nói “thanh kiu”. Gã nhà thơ đè bà chủ vào sát người tôi chùn chụt hôn. Phải đến khi chiếc đồng hồ lanh lảnh ngân báo giờ, gã nhà thơ mới giật mình rút tay khỏi ngực bà chủ và “sờ-tốp” hôn. Bà chủ có hai niềm đam mê lớn trong đời: Kinh doanh và đọc thơ. Vốn là hai phạm trù trái ngược nhau. 

Thường bà chủ rất nghiêm khắc với chồng và quyết liệt trong kinh doanh nhưng lại ngã quỵ dưới ba tấc lưỡi của một kẻ làm thơ... Bà chủ nhận ra chồng mình có biết lão ta bị cắm sừng. Nhưng mặc. Lão cũng có niềm vui riêng của lão. Và chẳng ai dám chắc rằng, khi bà nằm dưới bụng gã nhà thơ nhâm nhi tận hưởng, thì lão chồng lại chẳng nằm trên bụng một ả nạ dòng hoặc một đứa con gái mới lớn hay bất kỳ con điếm nào. Tuy nhiên, bà vẫn rất có trách nhiệm với hai đứa con một trai một gái của mình. Cậu chủ không đến nỗi ngoan cho lắm, nhưng nếu được giáo dục tử tế thì đã chẳng hư hỏng nặng. Giờ tất cả đều biết, bọn ma-nơ-canh chứng kiến đó, cậu chủ đã thân tàn ma dại, vừa là đệ tử của Lưu Linh, vừa là nô lệ của ma túy.

Không ít lần, cậu chủ cảm thấy nhục nhã vì bị những kẻ “trên phân” nói xấu. Cậu căm ghét bọn chúng, hận đời. Lòng cậu hừng hực lửa thiêu. Nhưng chẳng biết làm thế nào. Cậu có cái thú là nằm dưới sàn, dưới chân bọn ma-nơ-canh mà chích hút. Cô chủ năm nay mới mười sáu, nữ sinh cấp ba vô tình làm mất trinh từ năm mười hai tuổi. Cô tên Thúy Thúy, hiện đang cầm đầu một nhóm ảo tưởng, không mục đích bắt chước phong cách ăn mặc của những nhân vật trong truyện tranh, những bộ phim kinh dị. Cô đang học làm ma-nơ-canh còn gì. Có lần cô dẫn đám bạn cả trai lẫn gái đến cửa hàng. Tất cả diễu trên những chiếc xe đạp cởi truồng, bánh to bè và được trang trí màu mè diêm dúa sặc sỡ. Họ ngúng nguẩy trước mặt chúng tôi và khách. Mấy con ma-nơ-canh kia, đứa nào cũng dè bỉu và khạc nhổ. Kinh! 

Lão chủ có tính rất xấu xa là rất hay véo vú bọn ma-nơ-canh. Có lần tôi cau mày định chửi nhưng lại thôi. Sợ bị ghét. Bị thất sủng là điều tai hại nhất với loại người được làm bằng nhựa này. Mấy đứa kia, nhiều khi làm tôi lộn ruột. Bọn chúng đĩ thõa để cho lão chủ cưỡng bức một cách thoải mái, rồi tự thỏa mãn cùng lão. Lão nhiều lần cưỡng bức con Đồ Lót ở trong buồng. Nhưng con đó cũng hợp tác. Tôi quan sát nên tôi thấy. Còn bốn con kia đứng cạnh tôi tỏ vẻ thèm thuồng. Bao nhiêu lần lão làm tình với con Đồ Lót là bấy nhiêu lần lòng tôi như lửa đốt. Tôi cám cảnh cho thế giới ma-nơ-canh. Cám cảnh cho những con người với nỗi thèm thuồng kỳ dị. Và cũng ngần ấy lần con Đồ Lót van xin tôi đừng tố cáo chuyện của nó với bà chủ. Bà chủ biết chuyện, nó sẽ bị chặt ra làm mười. 

Bữa ăn tối thật ngột ngạt và căng thẳng. Cô con gái nhõng nhẽo xin tiền mẹ và khoe những bộ đồ “khủng” nhất vừa sắm được. Ngực cô đã bự, người đã đẫy đà, cô lại trễ tràng mặc một bộ tối om, toàn những dây rợ, những phần thịt óng ánh chìa ra ngoài. Riêng con Đồ Lót rất thích hình ảnh này. Bà chủ bĩu mỏ mấy cái rồi cũng mở ví, ném cho cô con mấy tờ xanh xanh năm trăm ngàn. Êm chuyện.

Bên trong toi-lét, ông chủ đóng hờ cửa nôn. Hồi chiều cưỡi trên xe máy cùng một em, rồi tả tơi cùng đám bạn nhậu, lúc về ông xô đổ mấy con ma-nơ-canh ngoài cửa vào. Tôi cũng quay, may mà cô bé giúp việc đã lần lượt đỡ dậy. Cậu chủ đã húi trọc cái đầu, nhìn gớm chết. Đêm qua, cậu lại về muộn và nằm ệch dưới chân bọn ma-nơ-canh mà chích với hút. Giờ ăn cơm, cậu nuốt vội một bát với hai cái đùi gà, rồi ngáp ngắn ngáp dài chuyển cơn.

Xin tiền bà chủ, mãi cậu chủ mới nhận được sau khi “khóc lóc”. Lúc đó ông chủ chân nam đá chân chiêu, từ đâu về gắt gỏng, bảo cả nhà chẳng ai quan tâm đến ông…

Lão chủ loạng choạng ném vù quả chuối trên đĩa vào bà chủ. Lão chủ đã túm được bà chủ và đập tới tấp. Bà chủ níu vào bọn ma-nơ-canh để tránh đòn. Cuối cùng là cả bà và ma-nơ-canh ăn đòn. Bọn mặc đồ ren đã đổ đến ụp, mồm miệng hôn sàn nhà. Cậu chủ và cô chủ chạy đến giữ lão chủ. Bà chủ lao vụt ra ngoài, biến mất.

Từ hôm ăn mấy cú đập của lão chủ, bà chủ hậm hực lắm. Lại có mấy bà bự phấn sấy tóc vàng như râu ngô, với giọng mỉa mai kích động vào lòng tự ái của bà. Họ bảo bà không nên để yên cho một gã chồng như thế. Bà chủ càng điên tiết, nghĩ cách tìm dịp đập lại.

 

Lão chủ cũng được người ta bơm vá thêm vào, rằng phải trừng trị con-đàn-bà-vợ mất dạy. Lão hùm hoằm tính dịp phải dạy bảo cho hả. Lão lại được tung tin rằng, gã nhà thơ một tuần mấy lần mò đến hẹn hò chim chuột bà chủ. Trai năm thê bảy thiếp, gái...

Tôi có rất nhiều điều ước. Và trong nhiều giấc mơ, tôi thấy mình thú vị trong vai trò chế giễu thế giới người. Con người chung quanh tôi rặt những kẻ hèn nhát, như con rùa rụt cổ. Lão chủ, bà chủ của tôi đờ đẫn trong mê muội. Lúc nào họ cũng có vẻ như thiếu đói, trong đó có thiếu ngủ. Và họ ngủ liên miên, nếu bị dựng dậy, họ lại ngáp dài và tiếp tục lăn ra ngủ. Họ mê muội vì phải phục dịch đám ma-nơ-canh. Mỗi con ma-nơ-canh, kể cả những đứa xấu xa nhất cũng có một quyền uy nhất định. Những khi đó, tôi thà không có mặt ở trên đời nữa, chứ đừng quay vòng lại, để con người làm chủ chúng tôi, để tôi lại thấy những điều tồi tệ đã xảy ra, như đang thấy ở nhà chủ.

Thôi chết, mải mê nghĩ. Tôi bị mấy con đứng bên cười khẩy.

Rồi cái ngày kinh khủng trong tưởng tượng của tôi cũng đến. Đó là một ngày khét lẹt ghen tuông và tơi tả giận dữ. Vắng khách. Sau khi bà chủ thắp hương, rắc gạo trộn muối trắng thì gã nhà thơ mò đến. Có gã nhà thơ, bà chủ vơi bực bội trong người lòng phần nào rạo rực. Hai người say đắm hôn nhau. Bà chủ mặc xác ngoại cảnh, như thể thách thức, như thể muốn phá bĩnh mọi thứ. Họ quên trời đất.. Như có ai đó mách bảo, lão chủ lừng lững chạy về với sát khí đằng đằng. Lão đẩy cửa kính tiến vào. Trò lố bịch diễn ra in hằn trong con mắt sục sôi, tóe lửa. Lão chủ vung một cú đấm vào mặt gã nhà thơ, khi gã vừa kịp dứt một nụ hôn dài đầy lạc thú. Cặp kính trên mặt gã vỡ nát tơi bời rơi.

- Đồ chó, dám làm cái trò này ở nhà tao sao? Lũ gian phu dâm phụ kia!

Bà chủ lúc đó thoáng chút hốt hoảng, lúng túng và sợ hãi, chỉ mười giây sau, như thể có một phép lạ, bà lấy lại được bình tĩnh và dõng dạc:

- Bỏ tay xuống đi. Ông không đáng để thốt ra những lời đó đâu. Ông vừa ở chỗ nào, tôi có gián điệp theo dõi cả.

Gã nhà thơ lồm cồm bò dậy, vươn vai đứng thẳng, mặt mũi bê bết máu. Thừa cơ lão chủ không để ý, gã vung tay, đấm trả lão chủ một đòn. Bị trả miếng bất ngờ, lão chủ điên tiết, xông vào thi sĩ tưởng chỉ biết mỗi làm thơ và ngoại tình. Hai người xông vào nhau, đấm đá túi bụi, kêu gào ầm ĩ. Bà chủ bối rối đứng ngoài không biết phải gỡ hai người đàn ông ra như thế nào. Đúng lúc đó, cậu chủ từ đâu về, xách theo một can nhựa nặng. Cậu xông vào “trận chiến”. Cậu định làm gì? Bao nhiêu ân oán giang hồ, bao nhiêu căm phẫn bị người đời rỉa rói, bao tan nát vì cha mẹ mỗi người mỗi phách. Cậu dồn tất cả trong một phút quyết định nghiệt ngã đầy bản lĩnh. Cậu lao tới chỗ hai người đàn ông vẫn dính chặt lấy nhau.

- Các người chỉ có mỗi việc làm này thôi sao? Tôi hận các người. Tôi hận các người. Vì các người mà tôi ra nông nỗi này. Tôi sẽ đốt, đốt hết. Tôi không muốn là một thằng nghiện nữa. Tôi muốn làm người tử tế.

Không để ai kịp nói gì, cậu chủ không nói nữa là bắt đầu hành động. Tôi thấy cậu đúng là một anh hùng.

Cậu chủ dốc ngược cái can nhựa vào đầu. Xăng. Đó là xăng. Xăng ộc lên đầu cậu và lênh lánh xuống sàn. Cậu vung cho xăng bay vào những mắc quần áo, vào đệm. Cậu châm lửa. Và bùng bùng... Ngọn lửa trong nháy mắt đã lan ra một phần tư gian nhà. Hai người đàn ông chẳng kịp làm gì, thấy vậy liền bỏ chạy. Bà chủ cũng bỏ chạy, chỉ cậu chủ là bắt đầu quằn quại, như một cây đuốc khủng lồ. Lúc gã nhà thơ, lão chủ, bà chủ chạy xô ra cửa. Họ va phải bọn tôi, mấy con ma-nơ-canh đang hốt hoảng, làm cho tất cả cùng ngã. Cửa kính bị xô quá mạnh, vỡ tung. Chỉ có tôi, trong đám ma-nơ-canh là may mắn nhờ cú ngã của gã thi sĩ nên đã được đẩy ra ngoài. 

Tôi được gã chủ cửa hàng đối diện mang về nhà, đặt ở một góc. Tôi được gần ma-nơ-canh bụng bầu. Cô ấy tỏ vẻ khinh khỉnh không muốn bắt chuyện. Tôi buồn.

Nhìn về nhà mình, căn nhà vừa bị thiêu rụi, vẫn đang bốc hơi. Không khí tang tóc bao trùm. Lão chủ biến mất. Bà chủ ngồi ở vỉa hè, gọi điện đến hết chỗ này, chỗ kia rồi mệt mỏi ngáp dài. Chẳng biết bà có gọi đến những gã thi sĩ vẫn tặng thơ bà không. Mà sao không thấy ai. Cô chủ loăng quăng ở đó, khóc một tí rồi cũng biến đi với bạn trai. Chỉ cậu chủ, một oan hồn là đã may mắn thoát khỏi đau khổ. Lúc này, ước gì bà chủ được như một con ma-nơ-canh, để chỉ phải đóng vai một đứa đứng làm mẫu. Tôi cảm ơn trời, vì mình đã không là... người.

Truyện ngắn của Nguyễn Văn Học

Tin cùng chuyên mục

Nhạc sĩ Văn Cao - tác giả ca khúc “Mùa xuân đầu tiên”. (Ảnh: TL)

Những khúc ca mùa xuân đi cùng năm tháng

(PLVN) - Những ngày giáp Tết thật rộn ràng bởi những khúc ca xuân. Trong đó, không thể nào thiếu những ca khúc bất hủ đã đi cùng âm nhạc Việt nhiều thập kỉ. Đó không chỉ là bản hòa ca của niềm vui, tình yêu mà còn là giai điệu của những kí ức hào hùng đẹp đẽ, của niềm tin và hy vọng vào tương lai tươi sáng.

Đọc thêm

'Cánh chim đầu đàn' của nền âm nhạc cách mạng Việt Nam

Nhạc sĩ Đỗ Nhuận có cống hiến to lớn cho nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Được biết đến là người tiên phong trong sáng tác nhạc cách mạng, nhạc sĩ - chiến sĩ Đỗ Nhuận sở hữu kho tàng những tác phẩm âm nhạc cách mạng bất hủ, sống mãi với thời gian. Ngày nay, trong các buổi hòa nhạc hay đêm nhạc tôn vinh trang sử hào hùng và chói lọi của dân tộc Việt Nam, âm nhạc của ông vẫn vang lên như ngọn lửa bất diệt của lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành

MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành
(PLVN) - MV “Đà Nẵng vẫy gọi yêu” chính thức phát hành vào tháng 12/2024. Đây là dự án âm nhạc mới nhất của nhạc sĩ Lê Minh Phương và đạo diễn Phan Ngọc Trung - được lấy cảm hứng từ ý thơ của nhà thơ Dương Quyết Thắng.

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024

Lý do Kiều Duy đăng quang Hoa hậu Quốc gia Việt Nam 2024
(PLVN) - Theo Trưởng Ban tổ chức Phạm Kim Dung, Kiều Duy được chọn vì sở hữu hình thể cân đối, hài hòa, trí tuệ xuất sắc và đáp ứng tiêu chí của cuộc thi. Cô có tố chất cần thiết để tham gia cuộc thi sắc đẹp quốc tế.

NSND Mai Hoa ra mắt đĩa than “Nốt trầm”

“Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa (ảnh BTC).
(PLVN) - “Nốt trầm” không chỉ là một phong cách âm nhạc mà còn là thương hiệu giọng hát của NSND Mai Hoa. NSND Mai Hoa thích hát những bài buồn, nhưng là buồn ánh lên tia hy vọng, ánh lên niềm lạc quan về cuộc sống chứ không phải buồn não nề, bi ai.

"Hoa hậu Việt Nam năm 2024" góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc

Các Hoa hậu: Tiểu Vy, Ngọc Hân, Đỗ Thị Hà, Đỗ Mỹ Linh cùng hội ngộ (ảnh BTC).
(PLVN) - Được thiết kế chuỗi hoạt động giàu tính thực tế, đậm chất nhân văn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 sẽ góp phần nhân lên niềm tự hào dân tộc, lan tỏa lòng nhân ái và khát khao chinh phục những đỉnh cao mới trong mỗi người dân đất Việt, để từ đó làm "Rạng rỡ Việt Nam".

Nguyễn Mộc An dành Quán quân "Tiếng hát Hà Nội 2024"

Thí sinh xứ Nghệ Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi (ảnh BTC).
(PLVN) - Tối 25/12/2024 tại Nhà hát Hồ Gươm, Chung kết cuộc thi Tiếng hát Hà Nội 2024 do Đài Hà Nội tổ chức đã diễn ra với 15 thí sinh tranh tài. Với ca khúc "Lời ru" (sáng tác: Quang Thái) và "Mênh mang một khúc sông Hồng" (sáng tác: Phó Đức Phương), thí sinh xứ Nghệ - Nguyễn Mộc An đã giành giải thưởng cao nhất của cuộc thi.

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam

Cần “luồng gió mới” cho phim truyền hình Việt Nam
(PLVN) - Sau giai đoạn thành công với các bộ phim về đề tài gia đình, phim truyền hình Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn khi các mô típ quen thuộc dần trở nên nhàm chán. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những tác phẩm khai thác các đề tài mới mẻ cho thấy tín hiệu đáng mừng, khẳng định sự cần thiết của một “luồng gió mới” để làm phong phú mảng phim truyền hình và đáp ứng nhu cầu khán giả hiện nay.

Triển lãm “Thiên Quang” - câu chuyện ánh sáng đất trời Thăng Long

Triển lãm truyền tải ý nghĩa về ánh sáng đất trời, tri thức, văn hóa và lịch sử lâu đời đất Thăng Long (ảnh P.V)
(PLVN) - Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của trời và đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống diễn ra tại khu Thái Học, Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Từ ngày 22/12/2024 đến ngày 25/3/2025

Câu chuyện thoát nghèo của người phụ nữ Mường chinh phục Liên hoan phim quốc tế

Chị Bùi Thị Thu Huyền cầm trên tay hai chiếc cúp danh dự của Liên hoan phim SineMaya 2024. (Ảnh: TYM)
(PLVN) - Những ngày cuối năm 2024, tin vui đã đến khi bộ phim ngắn mang tên “Escaping Poverty: A Story of a Muong Woman Supported by TYM” được xây dựng dựa trên câu chuyện có thật của chị Bùi Thị Thu Huyền, một phụ nữ dân tộc Mường sống tại Thanh Sơn, Phú Thọ, đã đạt giải tại Liên hoan phim quốc tế SineMaya 2024. Bộ phim gây ấn tượng khi chị Huyền và các thành viên trong gia đình tự đóng vai chính, mang đến cảm xúc chân thực và sâu sắc.

Cuộc đời buồn của 'ông hoàng bolero' Trúc Phương

Những bản nhạc sầu thương đã vận vào đời nhạc sĩ Trúc Phương. (Nguồn: Amnhac.net)
(PLVN) - Nhạc sĩ Trúc Phương nổi tiếng khoảng những năm 60 của thế kỷ trước với dòng nhạc bolero uyển chuyển, hấp dẫn. Mỗi câu hát, lời ca của ông đều gắn liền với thân phận con người trôi nổi, đau thương, buồn khổ. Có lẽ, âm nhạc đã vận vào cuộc đời của nhạc sĩ Trúc Phương “chữ tài đi với chữ tai một vần”.