Truyện Kiều thời 4.0 - “kịch bản” thách thức tài năng các nghệ sĩ

Nàng Kiều luôn được thể hiện đầy mới lạ, sáng tạo nghệ thuật.
Nàng Kiều luôn được thể hiện đầy mới lạ, sáng tạo nghệ thuật.
(PLVN) - Những năm gần đây, Truyện Kiều được chuyển thể sang nhiều loại hình nghệ thuật sân khấu độc đáo, mới lạ, mang hơi thở thời 4.0. Thông qua nghệ thuật sân khấu, mỗi đạo diễn lại “hóa thân” nàng Kiều theo một cách thể hiện khác nhau. 

Dù vậy, tất cả đều có điểm chung là không những đưa Kiều trở lại như một tác phẩm văn chương của quá khứ, mà làm thế nào để tạo ra cuộc đối thoại cùng con người hôm nay, để tìm ra sự liên quan giữa các câu chuyện tưởng như xưa cũ về những vấn đề xoay quanh tình yêu, đạo hiếu, công lý, tha hóa quyền lực, sự bất công đối với người phụ nữ khiến họ phải rơi vào kiếp nạn khổ đau - “đau đớn thay phận đàn bà” ...

Từ sân khấu truyền thống…

Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 255 năm ngày sinh và 200 năm ngày mất Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, giữa tháng 10/2020, Nhà hát Múa rối Việt Nam công diễn vở “Thân phận nàng Kiều”. Vở diễn được coi là hiện tượng sân khấu năm 2019 - 2020, từng đạt nhiều giải thưởng và huy chương vàng, bạc tại Liên hoan quốc tế sân khấu thể nghiệm cuối năm 2019. 

Được biết, vở diễn “Thân phận nàng Kiều” được chuyển thể sang sân khấu múa rối mang đầy tính đột phá, sáng tạo và thử nghiệm mới dưới sự chỉ đạo tài tình của đạo diễn - NSND Nguyễn Tiến Dũng. Việc sử dụng nghệ thuật múa rối với các “diễn viên” là những con rối có khi chỉ là một thanh tre hay một mảnh vải không biết khóc cười, không biết tức giận, không biết hờn ghen… để kể về nàng Kiều mang kiếp ba đào giữa chốn trần ai luôn chất chứa biết bao màu sắc hỉ, nộ, ái, ố… là khá mạo hiểm đối với cả ê kíp sáng tạo, với các nghệ sĩ, diễn viên. Theo NSND Nguyễn Tiến Dũng, dù kịch bản có nhiều thay đổi để phù hợp với sân khấu múa rối nhưng những diễn biến tâm lý nhân vật vẫn phải triển khai theo những xung đột chính của nguyên tác. Sự thể nghiệm rối – người rất có hồn đã khiến người xem dễ hiểu, dễ nhập tâm, đau đáu với số phận của nàng Kiều.

Tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du lần đầu tiên được dựng thành vở ballet, áp dụng công nghệ chiếu hologram (ảnh nổi 3D) do Nhà hát Giao hưởng Nhạc vũ kịch TP HCM dàn dựng. Vở gồm ba hồi, 15 cảnh, với các phân đoạn giới thiệu chân dung Thúy Kiều - Thúy Vân, hồn ma Đạm Tiên trong ngày tảo mộ, Kiều gặp Kim Trọng, chịu cơn gia biến và bị bán vào lầu Ngưng Bích... Vở khép lại bằng cảnh Kiều trầm mình xuống sông Tiền Đường, gặp lại hồn ma Đạm Tiên và ngộ ra chân tâm. Tác phẩm sử dụng các làn điệu ca trù, hát xẩm, tuồng với những nhạc cụ dân tộc như đàn nguyệt, thập lục, trống... NSƯT Trần Hoàng Yến cho biết Kiều là một vai nặng với chị. Suốt 15 cảnh, chị phải múa trên mũi giày cứng. Vai diễn yêu cầu nhiều kỹ thuật múa phức tạp: múa dân tộc Kinh, chèo, tuồng, ballet kiểu châu Âu... Thử nghiệm cho thấy sự sáng tạo và thổi một làn gió mới trong nghệ thuật ballet tại Việt Nam.

Năm 2017, vở kịch “Chuyện nàng Kiều” đã được Nhà hát Kịch Việt Nam trình làng do NSND Anh Tú đạo diễn. Vở diễn “Kiều” được NSND Anh Tú thực hiện nhiều phương pháp sân khấu thử nghiệm khi kết hợp diễn, hát và múa. Ngoài ra, đạo diễn còn khéo léo đưa múa bài bông - một điệu múa cổ của đất Thăng Long vào vở diễn.  

…Tới sân khấu thể nghiệm

Tháng 10/2019, dự án sân khấu thể nghiệm diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ với bốn vở kịch về thân phận nàng Kiều do các đạo diễn: Amélie Niermeyer (Đức), Trần Lực (đoàn kịch xã hội hóa LucTeam), Bùi Như Lai (Nhà hát Tuổi trẻ) và Hồng Vân (Sân khấu kịch Hồng Vân TP HCM) thực hiện. Mỗi vở kéo dài từ 25 - 30 phút qua góc nhìn từ phụ nữ tới đàn ông, từ Đông sang Tây, từ truyền thống tới hiện đại của bốn đạo diễn đem tới trải nghiệm sân khấu đa dạng, mới mẻ cho người yêu nghệ thuật. Khi được mời dựng Kiều chỉ 20 - 25 phút mà vẫn đảm bảo hấp dẫn và nổi bật tinh thần hiện đại, đạo diễn Bùi Như Lai cho rằng đây là một thử thách, một bài toán để các đạo diễn phải suy nghĩ nhiều. Hai hình ảnh nàng Kiều của thời cổ xưa và nàng Kiều của thời hiện đại cứ như quấn chặt vào nhau, lạ lùng là mấy trăm năm cách biệt nhưng nghịch cảnh và những tâm tư cứ thế tương đồng, những day dứt cứ thế hoang hoải: phụ nữ sinh ra cả thế giới, cớ sao họ dễ dàng bị đẩy xuống bùn đen?...

Tiết mục của đạo diễn Amélie Niermeyer không có nhân vật nàng Kiều trên sân khấu. Lấy không gian ở một nhà hàng, nơi cô Quỳnh được chồng tổ chức buổi sinh nhật và tặng cho cô món quà là quyển Truyện Kiều. Vở diễn mở ra những cuộc bàn luận sôi nổi về Kiều giữa nhóm bạn của Quỳnh và các thực khách khác trong nhà hàng. "Tôi muốn khuyến khích những cuộc thảo luận không chỉ về nàng Kiều mà còn về vai trò của người phụ nữ trong xã hội đương đại" - đạo diễn Amélie Niermeyer nói. 

Đạo diễn Trần Lực chia sẻ: "Kiều đẹp chắc chắn rồi. Nhưng tôi lại muốn nói về những người đàn ông bên cạnh Kiều. Đó là câu chuyện của tôi". Vở kịch xoay quanh mối quan hệ giữa Kiều với Từ Hải và Kiều báo ân báo oán với Sở Khanh, qua đó bộc lộ sự trưởng thành, mạnh mẽ của Kiều cũng như cách nàng làm chủ cuộc đời mình. "Phụ nữ cần phải thể hiện bình đẳng với nam giới. Chỉ khi họ nhận thức được điều ấy, chúng ta mới xóa bỏ được định kiến và phân biệt", Trần Lực nói. 

Kinh dị là một trong những nét riêng của vở “Ngẫm Kiều” của NSND Hồng Vân. Màu sắc liêu trai tạo nên mạch nối giữa các quyết định của Kiều, để đến cuối cùng vở kịch đi tới câu hỏi: Bi kịch của con người là do nhân định hay thiên định?

Vở kịch hình thể “Nguyễn Du với Kiều” do NSND Lan Hương đạo diễn vừa được Nhà hát Tuổi Trẻ phục dựng và tham gia Liên hoan quốc tế sân khấu thử nghiệm lần 3 năm 2019 tại Hà Nội. Vở diễn từng được công diễn từ năm 2012 đã mượn cuộc luận bàn đầy cảm xúc giữa Nguyễn Du và Hồ Xuân Hương để lý giải về kiếp nạn “đau đớn thay phận đàn bà” của nàng Kiều. Kịch hình thể tiếp tục được đạo diễn thử nghiệm để biểu đạt nội tâm nhân vật. 

Theo NSND Lan Hương, chị khá hài lòng với thử nghiệm mới mẻ này. Các nghệ sĩ trẻ cũng đã chuyển tải khá tốt về tấn bi kịch trong tâm hồn nàng Kiều. Với bức tượng Phật Bà nghìn mắt nghìn tay trên cao cùng những cánh sen hé mở trên sân khấu, đạo diễn đã gợi mở rõ ràng hơn cho khán giả về sự đồng cảm cũng như ước mơ, khát vọng của người nghệ sĩ mong muốn sau kiếp đoạn trường, nàng Kiều được Đức Phật chở che...

“Truyện Kiều” của Nguyễn Du được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam, được UNESCO tôn vinh như một tài sản vô giá của nhân loại. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa - nghệ thuật, “Truyện Kiều” đã vượt không gian, thời gian, trở thành một thi phẩm quốc tế bởi chính nội dung về số phận con người, đặc biệt là người phụ nữ, suốt gần 3 thế kỷ vẫn luôn mang tính thời sự. Với sân khấu Việt Nam, đây thật sự là một kịch bản thách thức tài năng của các nghệ sĩ mọi thời đại. Và dù với góc nhìn nào thì Truyện Kiều vẫn là một giá trị không gì thay thế.

Đọc thêm

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

TP HCM chiếu phim kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
(PLVN) - Tối 26/4, triển lãm, chiếu phim kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) chủ đề “Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh” sẽ khai mạc tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, TP HCM.

'Đất ơi nở hoa' - Ca khúc mừng thống nhất non sông

 NSƯT Hoàng Tùng thể hiện ca khúc "Đất nước nở hoa". (Ảnh H.V)
(PLVN) - Chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung vừa sáng tác tác phẩm “Đất ơi nở hoa”. Tác phẩm như lời tri ân của nhạc sĩ với quê hương, đất nước, với mẹ trong những ngày tháng tư lịch sử đong đầy những cảm xúc thương yêu, tự hào.

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ

Hòa nhạc “Tchaikovsky’s night” công diễn những tác phẩm bất hủ
(PLVN) -  “Tchaikovsky’s night” – chương trình hòa nhạc giao hưởng tối 19/4 là sân khấu nghệ thuật đặc biệt với sự tham gia của Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội. Với vai trò là đơn vị đồng hành, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) mong muốn lan toả tình yêu âm nhạc cổ điển đến đông đảo khán thính giả Việt.

Cục trưởng Nguyễn Xuân Bắc: Bất kỳ ai quảng cáo sai sự thật đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật

BTV Quang Minh, MC Vân Hugo bị xử phạt vì quảng cáo sai sự thật.

(PLVN) - Theo Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn Nguyễn Xuân Bắc, bất kỳ công dân nào có hành vi quảng cáo sai sự thật, bán hàng giả… đều chịu trách nhiệm trước pháp luật, không chỉ riêng những người nổi tiếng; Liên quan tới việc quảng cáo sữa sai sự thật, dự kiến BTV Quang Minh và MC Vân Hugo sẽ bị phạt với tổng số tiền là 107,5 triệu đồng.

41 thí sinh rạng rỡ tại đêm chung khảo 'Hoa hậu Việt Nam 2024'

Các thí sinh rạng rỡ, duyên dáng với trang phục áo dài truyền thống. (Ảnh BTC)
(PLVN) - Bám sát chủ đề “Rạng rỡ Việt Nam” và bốn trụ cột: “Nhan sắc - Văn hóa - Trí tuệ - Cống hiến”, 41 thí sinh có màn thể hiện ấn tượng tại đêm chung khảo "Hoa hậu Việt Nam 2024" diễn ra tối 20/4/2025 tại Cung thể thao Quần Ngựa (Ba Đình, Hà Nội).

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ

Sân khấu kịch nỗ lực đưa lịch sử đến gần khán giả trẻ
(PLVN) - Sau “Đức Thượng công Tả quân Lê Văn Duyệt - Người mang 9 án tử”, “Lệ Chi Viên! (Bí mật vườn Lệ Chi)” là vở diễn tiếp theo của chương trình “Sân khấu Sử Việt học đường” được Sân khấu kịch Idecaf (nay là Nhà hát kịch Idecaf) thực hiện mục tiêu lan tỏa tinh thần yêu sử đến thế hệ trẻ.

VTV và CMG công bố chương trình hợp tác truyền thông trọng điểm

Lãnh đạo VTV và CMG nhấn nút khởi động chuỗi chương trình hợp tác giữa hai đài truyền quốc gia của Việt Nam và Trung Quốc (ảnh BTC).
(PLVN) - Chiều 14/4/2025, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) đã phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025–2026. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi thư chúc mừng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên và biên tập viên của VTV và CMG.

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ

Phim “Địa đạo” cán mốc 130 tỷ
(PLVN) - Tuần qua, phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” tiếp tục đứng đầu phòng vé. Sự quan tâm của khán giả được dự đoán sẽ giúp bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên trụ rạp lâu dài.

Điều ít biết về những nét vẽ đầu tiên của phim hoạt hình Việt Nam

“Đáng đời thằng Cáo” - bộ phim hoạt hình đầu tiên của ngành hoạt hình Việt Nam. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Tại Việt Nam, hành trình phát triển của phim hoạt hình tựa như một bức tranh sống động, rực rỡ sắc màu và đầy cảm xúc. Từ nét vẽ đầu tiên cho đến thành công rực rỡ như hiện tại, đó là công sức của biết bao thế hệ nghệ sĩ đầy đam mê, miệt mài cống hiến với bộ môn được gọi là môn nghệ thuật thứ 8.

Dalat Best Dance Crew vươn tầm quốc tế

Dalat Best Dance Crew 2024 quy tụ nhiều nhóm nhảy chuyên nghiệp.

(PLVN) -  Ngày 11/4, thông tin tại Hội nghị cung cấp thông tin cho báo chí, bà Trần Diệp Mỹ Dung - Phó Bí thư Tỉnh đoàn Lâm Đồng khẳng định: “Dalat Best Dance Crew đã tạo dấu ấn lớn không chỉ trong nước mà còn vươn tầm quốc tế. Cuộc thi không chỉ là sân chơi nghệ thuật mà còn là nguồn cảm hứng sống tích cực, sáng tạo cho giới trẻ”.