Trung tâm KTTH-HNDN-GDTX Lào Cai: Địa chỉ tin cậy của người học

(PLVN) - Bằng tinh thần trách nhiệm, tận tụy và tâm huyết với nghề, những năm qua, cán bộ, giáo viên, nhân viên Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp dạy nghề và Giáo dục thường xuyên tỉnh Lào Cai (KTTH-HNDN-GDTX) đã góp nhiều công sức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, hướng nghiệp cho học viên và người dân, góp phần nâng cao trình độ và giải quyết nhu cầu việc làm tại địa phương.
Học viên khóa đào tạo tiếng Trung Quốc tại Trung tâm KTTH-HNDN-GDTX tỉnh Lào Cai.
 Học viên khóa đào tạo tiếng Trung Quốc tại Trung tâm KTTH-HNDN-GDTX tỉnh Lào Cai.

Với đặc thù là cơ quan đứng trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, lâu nay nhu cầu học nghề, hướng nghiệp, tìm việc làm luôn là một trong những vấn đề luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lào Cai đặc biệt quan tâm.

Cùng chia sẻ với những khó khăn đó, nhằm giúp người dân địa phương học nghề, tạo việc làm cho lao động, hàng năm, Trung tâm luôn bám sát các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, của tỉnh, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, tuyển sinh theo nhu cầu người học, liên kết với các trường mở các lớp dạy nghề phù hợp với khả năng của người học.

Trong câu chuyện với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Minh, Giám đốc Trung tâm KTTH-HNDN-GDTX tỉnh Lào Cai, cho biết: Trung tâm là đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập. Từ khi thành lập 1994 đến nay, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trung tâm luôn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, nhất là các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao.

Hàng năm, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của ngành, của tỉnh, được Trung tâm cụ thể hóa bằng các kế hoạch, việc làm, đặc biệt là đa dạng các loại hình đào tạo, bồi dưỡng với nhiều phương thức đào tạo linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm, đáp ứng nhu cầu thực tế của người học.

Lớp đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh.
 Lớp đào tạo ngoại ngữ tiếng Anh.

Hiện nay, Trung tâm có tổng cộng 61 cán bộ, giáo viên. Mỗi năm tổ chức dạy hàng chục lớp giáo dục phổ thông, tổ chức đào tạo từ 5.500 – 7.000 học viên với các loại hình: Đại học hệ vừa làm vừa học; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, bồi dưỡng, thi cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc; liên kết đào tạo trung cấp nghề, hướng nghiệp và dạy nghề cho lao động nông thôn; tư vấn du học và quan hệ quốc tế; dạy văn hóa bậc THPT…

Bên cạnh đó, dựa trên đặc điểm phát triển kinh tế của tỉnh, tổ chức khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề, xác định các nghề đạo tạo, thực hiện tư vấn học nghề, giới thiệu việc làm cho lao động; chủ động xây dựng kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện đáp ứng nhu cầu đào tạo, chiêu sinh; liên kết với các trường mở các lớp dạy nghề phù hợp với khả năng của người học.

Ngoài ra, Trung tâm cũng tập trung huy động các nguồn lực đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy; đa dạng hóa các loại hình đào tạo; giảng dạy theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, học đi đôi với làm, cầm tay chỉ việc...

Sau mỗi khóa học, đối với hệ giáo dục phổ thông khi học xong các em học sinh sẽ được phân luồng, đối với em có thành tích học tốt có thể được vào các trường đại học, cao đẳng, kể cả những trường đại học chất lượng cao. Còn những em còn lại sẽ được đào tạo nghề, hướng nghiệp, tư vấn việc làm ngay tại Trung tâm. 

Những năm gần đây, Trung tâm thường xuyên mở các đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tin học, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Mông cho đội ngũ cán bộ, viên chức và người lao động trên địa bàn tỉnh Lào Cai, đáp ứng các yêu cầu của vị trí việc làm và chuẩn hóa đội ngũ cho các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, cũng như đáp ứng nhu cầu việc làm của người lao động.

Lớp dạy văn hóa bậc THPT.
 Lớp dạy văn hóa bậc THPT.

Qua nắm bắt nhu cầu học tập, bồi dưỡng và thi nhận chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, ngoại ngữ (tiếng Anh trình độ bậc 2, bậc 3, tiếng Trung Quốc HSK 2,3,4,5,6), tiếng Mông của cán bộ, viên chức và người lao động cũng như nhu cầu học tiếng Việt của người Trung Quốc ngày càng nhiều, Trung tâm đã liên tục tổ chức các lớp tin học, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Mông, tiếng Việt.

Tính từ năm 2017 đến nay, Trung tâm đã tự tổ chức và phối hợp với các trường Đại học uy tín như: Đại học Hà Nội; Đại học Ngoại ngữ; Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Đại học Thái Nguyên... và Công ty IIG đã tổ chức gần 90 kỳ thi, cấp gần 7.000 chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin trình độ cơ bản; hơn 20 kỳ thi tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, cấp gần 600 chứng chỉ A, B và xác nhận năng lực tiếng Anh trình độ A2, B1, tiếng Trung Quốc trình độ HSK 3,4,5 cho gần 700 người; dạy tiếng Việt cho gần 150 người Trung Quốc; tiếng Mông cho gần 600 người...

Hiện tại, Trung tâm KTTH-HNDN-GDTX tỉnh Lào Cai tiếp tục triển khai dạy, tổ chức thi, cấp chứng chỉ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản, chứng chỉ tiếng Anh A2, B1, chứng chỉ tiếng Trung Quốc các trình độ HSK 2,3,4,5,6 phục vụ cho việc chuyển hạng, nâng ngạch, tuyển dụng và bổ nhiệm cán bộ, viên chức cũng như giải quyết các công việc thực tiễn.

Với nỗ lực đó, suốt nhiều năm qua Trung tâm luôn được đánh là đơn vị dẫn đầu các Trung tâm GDTX trong tỉnh về công công tác đào tạo, bồi dưỡng, trở thành địa chỉ tin cậy của người học, góp phần tích cực vào phong trào xây dựng xã hội học tập, thực hiện chuẩn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tỉnh, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở địa phương. 

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Căng thẳng chuẩn bị kỳ thi vào lớp 10

Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ. (Ảnh: Anh Nhi)
(PLVN) - Niên học 2024 - 2025 là năm cuối cùng thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông cũ, nhiều sự thay đổi về phương thức, chỉ tiêu xét tuyển khiến học sinh (HS), phụ huynh lo lắng. Đặc biệt, chỉ còn hơn tháng nữa kỳ thi sẽ diễn ra, nên đây là thời điểm HS cấp tốc ôn tập...

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.