Trung Quốc nói MC của Úc bị bắt vì lý do an ninh quốc gia

MC Cheng Lei của Đài CGTN đã bị bắt giữ vào giữa tháng 8/2020. Ảnh: Australia's Department of Foreing.
MC Cheng Lei của Đài CGTN đã bị bắt giữ vào giữa tháng 8/2020. Ảnh: Australia's Department of Foreing.
(PLVN) - Cheng Lei - người dẫn chương trình của đài truyền hình quốc gia Australia đã bị bắt hồi tháng trước tại Bắc Kinh do vấn đề an ninh quốc gia - một quan chức Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết chỉ vài giờ sau khi hai nhà báo người Úc khác phải vội rời khỏi nước này. 

Tuần trước, chính phủ Úc cho biết, Cheng Lei - nhà báo mảng kinh doanh của đài truyền hình quốc gia CGTN - đã bị bí mật bắt giữ vào giữa tháng 8/2020. Các quan chức lãnh sự quán đã có thể liên lạc với bà bằng cuộc gọi videonhưng không được biết lý do tại sao bà đã bị giam giữ.

Vào chiều ngày 8/9, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết tại một cuộc họp báo hàng ngày rằng bà Cheng bị "nghi ngờ có hành động bất hợp pháp đe dọa an ninh quốc gia của Trung Quốc", tờ Guardian cho biết.

"Vụ việc này đang được xử lý theo quy định của pháp luật, các quyền và lợi ích hợp pháp của bà Cheng Lei được đảm bảo đầy đủ", ông Triệu Lập Kiên nói và không cung cấp thông tin chi tiết nào thêm.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên.  

Đầu năm nay, nhà báo Cheng Lei đã chỉ trích chính phủ Trung Quốc trong các bài đăng bằng tiếng Anh trên trang Facebook của bà, nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy các bài đăng có liên quan đến việc giam giữ. CGTN đã xóa thông tin về việc làm của bà trên các trang web của họ.

Cheng Lei được cho là bị giam giữ dưới "sự giám sát của địa phương tại một nơi được chỉ định".

Chỉ vài giờ trước cuộc họp báo của ông Triệu Lập Kiên, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Maryse Payne vẫn cho biết rằng chính phủ Australia vẫn chưa được biết lý do tại sao Cheng Lei bị giam giữ. Trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ngày càng xấu đi, Maryse Payne cho hay bà chưa liên hệ được với người đồng cấp Trung Quốc qua điện thoại.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cũng thông tin về việc thẩm vấn các nhà báo Bill Birtles của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia (ABC) và Mike Smith của của Tạp chí Tài chính Australia (AFR). Theo ông Triệu Lập Kiên, việc thẩm vấn hai nhà báo này là "hành động bình thường của pháp luật".

Cả hai nhà báo này đều được cơ quan chức năng Trung Quốc thẩm vấn vì cho rằng có liên quan đến cuộc điều tra về Cheng Lei. Trước đó, Bill Birtles và Mike Smith đã được chính quyền Australia cảnh báo rời khỏi Trung Quốc sau khi Cheng Lei bị bắt, và họ đã phải vào trú tại trụ sở cơ quan đại diện ngoại giao trong 5 ngày trong khi các cơ quan cấp cao đàm phán để dỡ bỏ lệnh cấm đi lại đối với họ.

Hai phóng viên Michael Smith (trái) và Bill Birtles. Ảnh: ABC News
Hai phóng viên Michael Smith (trái) và Bill Birtles. Ảnh: ABC News 

Bill Birtles cho biết hôm 8/9 rằng ông được hỏi chủ yếu về phóng sự của mình, mà không phải về Cheng Lei, và ông tin rằng "việc này" là một trường hợp quấy rối các nhà báo.

Mike Smith cho biết việc cảnh sát đến thăm nhà ông ban đêm là "đáng sợ và không cần thiết, đồng thời nhấn mạnh áp lực mà tất cả các nhà báo nước ngoài ở Trung Quốc hiện đang phải đối mặt".

Câu lạc bộ Phóng viên nước ngoài tại Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại việc các nhà báo nước ngoài có trụ sở tại Trung Quốc bị hạn chế tác nghiệp, sau khi chính phủ Trung Quốc trục xuất lớn các nhà báo làm việc cho các ấn phẩm của Mỹ hồi đầu năm nay.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.

Mỹ chế tạo máy bay 'Ngày tận thế' mới

Một máy bay chỉ huy và điều khiển E-4B.
(PLVN) - Mỹ sẽ phát triển một máy bay “Ngày tận thế” mới để cho phép tổng thống Mỹ tiếp tục lãnh đạo đất nước trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân hoặc thảm họa lớn khác phá hủy các trung tâm chỉ huy và kiểm soát trên mặt đất.