Trung Quốc: Cấm quan chức "can thiệp" xét xử

Wang Shengjun - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Trung Quốc mới đây đã yêu cầu thẩm phán trên toàn lãnh thổ nước này không cho các nhà chức trách địa phương can thiệp, nhúng tay vào bất cứ vụ kiện tụng của người dân.

Wang Shengjun - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) Trung Quốc mới đây đã yêu cầu thẩm phán trên toàn lãnh thổ nước này không cho các nhà chức trách địa phương can thiệp, nhúng tay vào bất cứ vụ kiện tụng của người dân.

cc
Đang có quá nhiều quan chức can thiệp vào chuyện xét xử của Tòa án

Thẩm phán sửa sai
Trong một bức thư gửi đến cuộc họp ngành tòa án toàn quốc tổ chức tại tỉnh Quảng Đông, Chánh án TANDTC Wang Shengjun  đã nhấn mạnh, tòa án và thẩm phán trên toàn lãnh thổ nước này phải xử lý một cách đúng đắn các vụ kiện để bảo vệ một cách đầy đủ quyền lợi của nhân dân, tăng cường  hơn nữa vài trò giám sát các cơ quan hành chính nhà nước.

Phó Chánh án TANDTC Jiang Bixin thì cho rằng, các tòa án nên giải quyết các vụ án theo đúng luật, sự thiên vị cho các cơ quan ban ngành của chính phủ sẽ gây hại cho công việc của nhà nước cũng như sự ổn định của quốc gia.

Ông Jiang Bixin cũng yêu cầu các thẩm phán  phải là những người phản đối chính sách “bảo hộ” của các địa phương hoặc sự can thiệp quá sâu vào các phiên tòa của quan chức tại đó.

Theo ông Jiang, tòa án các cấp sẽ tiến hành một chiến dịch kéo dài 6 tháng (từ cuối tháng 5/2010-hết năm) nhằm đánh giá lại các đơn kiện của nhân dân về các quyết định của tòa án trong các vụ khiếu kiện và những sai lầm trong các phán quyết đó. Động thái này sẽ có hiệu quả trong việc giải quyết xung đột và giảm thiểu tỷ lệ khiếu kiện của dân trong thời gian ngắn.

Ying Songnian, giáo sư hàng đầu về Luật hành chính tại trường đại học Khoa học chính trị và luật pháp Trung quốc nhận định, chiến dịch này sẽ giúp giảm khiếu nại và khiếu kiện liên quan đến các quyết định, chính sách của chính quyền.

 “Như tôi biết tính đến thời điểm hiện nay chưa có bất cứ chiến dịch nào tương tự như thế được tổ chức và tôi tin rằng nó sẽ giúp các nhà chức trách hiểu rõ hơn về nguyên nhân không hài lòng của nhân dân.”.

Tẩy sạch tham nhũng trong toà án
Số vụ kiện tụng tại tòa ở Trung Quốc  đã tăng lên con số 11,37 triệu vụ trong năm 2009, các vụ chuyển cho tòa án địa phương xử lý tăng 6,3% trong khi TATC giải quyết 13.318 vụ, tăng 26,2% - đó là con số đưa ra trong bản báo cáo mới đây  của Chánh án TATC Wang Shengjun.

Theo ông Wang, nguồn nhân lực của ngành tòa án không đáp ứng được hết nhu cầu, do đó cần nâng cao năng lực cho ngành tòa án, ủng hộ dịch vụ cho các tòa án cấp cơ bản.  

Thống kê ngành tòa án cho thấy, từ 2005-2009, số vụ  kiện tăng 25% nhưng số thẩm phán trên toàn lãnh thổ vẫn chẳng có gì thay đổi, khoảng 190.000 người. Ông Wang cho rằng, nguồn quỹ cho các tòa án địa phương cần được bảo đảm, cải thiện thủ tục tuyển dụng thẩm phán cũng như đưa các thẩm phán thông thạo ngôn ngữ đến vùng dân tộc thiểu số.

Song Yushui, thẩm phán tại tòa án quận Haidian tại Bắc Kinh cho hay, từ 2004-2009, chỉ có 2 thẩm phán được tuyển thêm cho tòa án số 5 nhưng số vụ kiện đã tăng từ 260 đến 1625 vụ.

Một vấn đề khác cũng rất được quan tâm  hiện nay ở đất nước đông dân nhất thế giới đó là sự lo ngại về sự tham nhũng và tiêu chuẩn đạo đức trong ngành tòa án tại đây. Chánh án TANDTC Wang nói rằng, các tòa án cần có những hành động với những thẩm phán tham nhũng để ngăn chặn tình trạng lạm dụng quyền lực của cơ quan tư pháp.

Hồi tháng 1/2010, cựu phó Chánh án TANDTC  Hung Songyou đã bị kết án tù chung thân vì tội danh tham nhũng và biển thủ. Tòa án các cấp nên học bài học từ Hung Songyou để tiễu trừ vấn nạn này trong việc quản lý thẩm phán và giám sát quyền lực.

Ông Huang Songyou, 52 tuổi, đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận hối lộ hơn 3,9 triệu NDT (khoảng 574.000 USD) từ giám đốc Everwin- một văn phòng luật sư nổi tiếng tại Quảng Đông, để ra phán quyết có lợi cho khách hàng của văn phòng luật sư này trong một phiên tòa phúc thẩm tại TAND tối cao.

Ngoài ra, Huang cũng bị kết tội biển thủ 1,2 triệu NDT (176.000 USD) tiền công quỹ vào năm 1997 khi còn là Chánh án Tòa án thành phố Zhanjiang, tỉnh Quảng Đông, nơi ông Huang hành nghề luật sư trong suốt sự nghiệp của mình trước khi được "thuyên chuyển" lên Bắc Kinh năm 2002.

Vụ án Huang là một cú sốc lớn đối với hệ thống tư pháp Trung Quốc, vì đây là nhân vật cấp cao đứng hàng thứ hai trong ngành tư pháp nước này. Sau vụ Huang bị đưa ra xét xử, TAND tối cao Trung Quốc đã phát động một chiến dịch chống tham nhũng quy mô trên toàn quốc bên trong hệ thống tư pháp, với mục đích trong sạch hóa ngành này.

TANDTC Trung Quốc hiện đã bổ nhiệm các giám sát viên tại 14 phòng ban của họ và hơn 27.700 giám sát viên đang them dõi gần 3000 tòa án trên cả nước.  Theo con số thống kê, đã có khoảng 800 quan chức tòa án bị trừng phạt vì vi phạm luật pháp trong năm 2009. /.

Quỳnh Thy (Theo Tân Hoa xã)  

Theo thống kê của TANDTC Trung Quốc, trong tổng số vụ kiện hình sự, dân sự, hành chính, thương mại xét xử sơ thẩm tại các toà án là 6,68 triệu  chỉ  có 2% trên tổng số các vụ kiện này là kiện chính quyền. Tuy nhiên, trong tổng số đơn kiện các phán quyết của tòa án năm 2009, lại có khoảng 18% liên quan vụ đến vụ  khiếu kiện của nhân dân với các cơ quan, ban ngành, cao gấp 8 lần so với mức trung bình.

Đọc thêm

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.