Trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ - cả trong dịp tết Ất Tỵ 2025

(PLVN) -Hơn 2,3 triệu vụ việc trợ giúp pháp lý miễn phí đã cung cấp miễn phí, trong đó có nhiều vụ thành công, hiệu quả cao.

Để đạt được những kết quả trong thời gian qua, bên cạnh vai trò của các cơ quan quản lý trợ giúp pháp lý ở trung ương và địa phương, sự nỗ lực của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc thì còn có vai trò của các cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là các cơ quan, người tiến hành tố tụng trong giải thích, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và trong thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý. Đặc biệt, trong thời gian gầy đây các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước đã tích cực phối hợp với công an cấp tỉnh để triển khai Chương trình phối hợp đã được Bộ Tư pháp và Bộ Công an ký kết về việc trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ.

Để rõ hơn vấn đề này, Báo PLVN đã phỏng vấn ông Ngô Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách tư pháp, hành chính, Bộ Công an và bà Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP.Hà Nội

-Thưa ông Ngô Đức Thắng, ông có thể thông tin về việc triển khai, phối hợp trong công tác trợ giúp pháp lý và việc trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ, nhất là dịp Tết 2025 này?

Ông Ngô Đức Thắng, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách tư pháp, hành chính, Bộ Công an:

Trong thời gian qua, Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp đã tích cực chủ động phối hợp với Cục Pháp chế và cải cách tư pháp, hành chính, Bộ Công an tham mưu cho Lãnh đạo liên ngành trong đề xuất xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý. Bộ Công an cũng đã rất tích cực tham gia các hoạt động phối hợp, các đoàn kiểm tra, giám sát trong các hoạt động liên ngành. Trung tướng Lê Quốc Hùng, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã làm trưởng 01 Đoàn công tác của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng ở Trung ương kiểm tra tại tỉnh Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.

Ngày 27/11/2023, Bộ Tư pháp và Bộ Công an ký Chương trình Chương trình 5789/CTPH-BTP-BCA về phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự (sau đây gọi là Chương trình phối hợp số 5789). Đây là sự kiện đánh dấu sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai Bộ, đặc biệt, trong công tác trợ giúp pháp lý. Việc ký kết và triển khai Chương trình phối hợp này đã giúp tăng cường hơn nữa khả năng tiếp cận trợ giúp pháp lý của người bị buộc tội, bị hại, đương sự trong vụ án hình sự.

Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, triển khai công việc nói chung và nội dung trực trợ giúp pháp lý 24/24 giờ nói riêng, cũng như mọi năm, các cơ quan điều tra đều bố trí cán bộ trực xuyên tết. Qua đó góp phần triển khai kịp thời, hiệu quả nội dung phối hợp giữa người có thẩm quyền ở cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an cấp xã, các cơ sở giam giữ với người trực trợ giúp pháp lý, bảo đảm những người thuộc diện được trợ giúp pháp lý được giải thích đầy đủ, được tiếp cận, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời theo đúng quy định của pháp luật.

-Thưa bà Nguyễn Tú Anh, được biết trong thời gian qua số lượng vụ việc tham gia tố tụng do Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Hà Nội ngày càng tăng với tỷ lệ cao. Bà hãy chia sẻ thêm về kết quả này và việc triển khai hoạt động trực trợ giúp pháp ký trong điều tra hình sự trong thời gian qua?

Bà Nguyễn Tú Anh, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước TP.Hà Nội:

Được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Tư pháp (Cục Trợ giúp pháp lý) và các cấp, ban, ngành ở địa phương, công tác trợ giúp pháp lý ở TP Hà Nội trong thời gian qua đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong 05 năm trở lại đây, số lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng trên đia bàn TP. Hà Nội tăng cao, năm sau tăng vài chục % so với năm trước liền kề. Tổng số vụ việc tham gia tố tụng kết thúc từ 2020 – 2024 do Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP. Hà Nội thực hiện là 8.779 vụ. Tính đến 31/12/2024, Trung tâm đã cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng bào chữa hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trong 3.284 vụ việc tham gia tố tụng, tăng 536% so với năm 2019. Hà Nội cũng là một trong những địa phương thực hiện vụ việc tham gia tố tụng lớn nhất toàn quốc năm 2024. Các vụ việc tham gia tố tụng này đều đạt chất lượng trở lên. Nhiều vụ việc chất lượng, hiệu quả đã bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý khi ý kiến của Trợ giúp viên pháp lý được cơ quan tiến hành ghi nhận và tuyên mức án nhẹ hơn hoặc chuyển tội danh hay thay đổi khung hình phạt thấp hơn so với mức đề nghị trong cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân hoặc người được trợ giúp pháp lý được tăng mức bồi thường thiệt hại, đòi được quyền sử dụng đất trong các vụ án dân sự…

Cuối năm 2023, Chương trình phối hợp số 5789 về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự được ký kết, nhằm giúp người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc theo quyết định truy nã, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, đương sự là người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tiếp cận sớm với trợ giúp pháp lý; được giải thích đầy đủ, cung cấp và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời, chất lượng; hạn chế việc người thuộc diện được trợ giúp pháp lý bị bỏ lỡ cơ hội được nhận dịch vụ pháp lý miễn phí.

Cục Trợ giúp pháp lý đã tham mưu để Bộ Tư pháp có hướng dẫn và chỉ đạo sát sao trong tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp số 5789 về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự. Chương trình phối hợp này đã huy động lực lượng công an các cấp vào công tác trợ giúp pháp lý để giải thích, giới thiệu người được trợ giúp pháp lý đến với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Riêng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Cục Trợ giúp pháp lý đã có hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ về công tác trợ giúp pháp lý tại Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 27/12/2024 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, trong đó có thực hiện hiệu quả việc trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ. Hưởng ứng nội dung trên, cũng như các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý trên toàn quốc, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP. Hà Nội đã chú trọng triển khai nội dung trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ, qua đó góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội, chăm lo, bảo đảm quyền con người cho người dân trong chuỗi an sinh xã hội trong dịp tết đến xuân về Nguyên đán 2025.

Ở Hà Nội đã ký kết chương trình phối hợp trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự giữa Sở Tư pháp và Công an thành phố và trong năm 2024 đã triển khai hiệu quả các nội dung đã ký kết. Kết quả, trong năm 2024, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP Hà Nội đã tiếp nhận 2.691 lượt thông tin cũng chính là 2.691 vụ việc trợ giúp pháp lý từ cơ quan điều tra. Hàng trăm vụ việc không kể ngày lễ, ngày nghỉ, thậm chí ngay trong đêm hay 2-3 giờ sáng, ngay khi có thông báo của cơ quan cảnh sát Điều tra, người trực trợ giúp pháp lý cũng kịp thời có mặt để nắm bắt thông tin về đối tượng và vụ việc. Từng Trợ giúp viên pháp lý, viên chức trong Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước TP.Hà Nội đều luôn sẵn sàng phục vụ, không kể trong hay ngoài giờ hành chính để bảo đảm an ninh, an toàn về mặt pháp lý cho người dân yếu thế trên địa bàn.

Ví dụ như mới đây, tại thành phố Hà Nội, khoảng 21 giờ ngày 19/12/2024, cơ quan cảnh sát điều tra, công an thị xã Sơn Tây và Công an phường Sơn Lộc - thị xã Sơn Tây đã liên hệ với người trực (theo danh sách trực niêm yết tại Công an phường và Công an thị xã) về nội dung vụ việc có dấu hiệu tàng trữ trái phép chất ma túy, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp T.V.Đ tự nhận là người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện xã hội đặc biệt khó khăn. Ngay sau khi nhận được điện thoại từ cơ quan điều tra, Trợ giúp viên pháp lý đã đến trụ sở của Công an phường Sơn Lộc - thị xã Sơn Tây, được Công an phường bố trí địa điểm gặp người bị giữ để kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý và hướng dẫn họ thực hiện các thủ tục để được cung cấp dịch vụ TGPL, được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ việc trên. Đến nay, đã khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can. Vụ án hình sự vẫn trong giai đoạn điều tra. Trợ giúp viên pháp lý đã giải thích các quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý, về tố tụng; có mặt trong các buổi lấy lời khai của người bị tạm giữ, hỏi cung bị can; có mặt trong các hoạt động tố tụng khác như thông báo kết luận giám định, nhận dạng…

Có thể nói rằng, đến nay, việc trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự 24/24 giờ trong dịp tết được thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo của Bộ Tư pháp và hướng dẫn của Cục Trợ giúp pháp lý bảo đảm cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý kịp thời./.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng phát biểu thảo luận. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc triển khai Nghị quyết 18 mới đang là bước đầu, còn một số nhiệm vụ cần triển khai trong năm 2025 và trong nhiệm kỳ tới. Nhưng trước mắt phải thực hiện nghiêm Chỉ thị 35 của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng các cấp, trong đó có quy định về số lượng cấp ủy, ban thường vụ các cấp.

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt: Người chép sử bằng bút lông trên hành trình dặm dài đất nước

Nữ họa sĩ Đặng Ái Việt (Ảnh: Thanh Hiệp)
(PLVN) - Họa sĩ Đặng Ái Việt nguyên là phóng viên báo Phụ nữ Giải phóng trong kháng chiến chống Mỹ. Là một chiến sĩ, nghệ sĩ, bà thấu hiểu sự mất mát, đau thương do chiến tranh gây nên và càng trân trọng hơn sự hy sinh của những người Mẹ Việt Nam anh hùng. Mong muốn tri ân, trả “nợ đời, nợ nghiệp, nợ cố nhân”, bà đã thực hiện cuộc hành trình vẽ chân dung các Mẹ Việt Nam anh hùng ở khắp mọi miền Tổ quốc.

Khát vọng dở dang và đợi chờ một phép màu đến với Thư ký thi hành án Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển

Dù đang tạm dừng công việc nhưng có dịp, anh Hiển (phái trái) vẫn ghé cơ quan trò chuyện, chia sẻ cùng đồng nghiệp để nguôi nỗi nhớ nghề.
(PLVN) - Hơn 5 tháng trôi qua cũng là quãng thời gian anh Đỗ Nguyễn Ngọc Hiển – Thư ký Chi cục thi hành án dân sự (THADS) TP Đà Lạt , Lâm Đồng sống trong bóng tối khi đôi mắt bỗng d ư ng bị mù. Điều đáng khâm phục là tinh thần lạc quan, khát vọng cống hiến vẫn tràn trề trong khối óc con tim người cán bộ thi hành án ấy. Anh luôn tin tưởng đôi mắt sẽ sáng trở lại để sớm quay lại với công việc, hoàn thành những ước mơ dang dở .

Rút gọn quy trình, phân định rõ thẩm quyền lập pháp và lập quy

Các đại biểu QH rất quan tâm đến Dự án Luật Ban hành VBQPPl (sửa đổi)
(PLVN) - Ngày 12/2, ngay sau Phiên khai mạc, Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV đã nghe Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại các Tổ về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi, một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước

Các đại biểu dự phiên làm việc chiều 12/2. (Ảnh: Cổng TTĐT Quốc hội)
(PLVN) - Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc ban hành Nghị quyết quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước nhằm tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp tổ chức bộ máy của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương, qua đó xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, tránh khoảng trống pháp luật, bảo đảm hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của bộ máy nhà nước và toàn xã hội…

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh: “Luật làm luật” sẽ tác động đến cả hệ thống pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh
(PLVN) - Một trong 4 dự án Luật quan trọng sẽ được Kỳ họp bất thường thứ 9, Quốc hội khoá XV khai mạc ngày 12/2 thảo luận và thông qua là dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) , một dự án Luật được đánh giá là đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật. Chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh về dự án Luật này.

Quy trình xây dựng, ban hành văn bản có thể rút gọn từ 22 xuống 10 tháng

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình. (Ảnh: quochoi.vn)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đối với các luật, pháp lệnh cần thực hiện quy trình chính sách gồm 4 bước cơ bản, trên cơ sở chính sách được thông qua thì sẽ tiến hành soạn thảo theo quy trình gồm 7 bước, trong đó đơn giản một số thủ tục hoặc một số loại hồ sơ, tài liệu. Với quy trình này, có thể rút ngắn thời gian ban hành luật có thể từ 22 xuống 10 tháng.

Lời giải từ chủ trương xã hội hóa trong đầu tư sân bay

Sân bay Phú Quốc được nâng cấp hiện đại.
(PLVN) - Phú Quốc là địa điểm tổ chức APEC 2027, đồng nghĩa thành phố đảo chỉ còn 2 năm chạy đua tháo gỡ những “điểm nghẽn”, đặc biệt là về hạ tầng hàng không để nắm lấy cơ hội vàng “bước chân” ra thế giới. Đây là lĩnh vực mà khu vực kinh tế tư nhân có thể tham gia để đóng góp cho sự phát triển của điểm đến và đất nước. Các doanh nghiệp cần làm gì để tham gia giải quyết những “bài toán” của đất nước như yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị ngày 10/2 của Thường trực Chính phủ gặp gỡ doanh nghiệp về nhiệm vụ, giải pháp để doanh nghiệp tư nhân tăng tốc, bứt phá, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững trong kỷ nguyên mới?

Nâng cấp năng lực hàng không - “mệnh lệnh” để Phú Quốc phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới

Năm 2024, sân bay Phú Quốc đã khai thác hơn 4,1 triệu khách (gần 2 triệu khách quốc tế), vượt công suất thiết kế.
(PLVN) -  Phú Quốc được bình chọn là hòn đảo đẹp thứ 2 thế giới, có tốc độ phát triển du lịch nhanh nhất Đông Nam Á nhưng hạ tầng hàng không được đánh giá chưa đáp ứng nhu cầu. Công suất và mức độ ứng dụng công nghệ tại sân bay có khoảng cách khá xa với các điểm đến trong khu vực. Đây cũng là trăn trở của đảo ngọc trước thềm APEC 2027 và tương lai của ngành du lịch thành phố.

Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách

Cần nghiên cứu mở rộng hơn đối tượng được tham vấn chính sách
(PLVN) -Chiều 11/2, sau khi được thẩm tra tại phiên họp toàn thể của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì làm việc với các đơn vị trong và ngoài Bộ để tiếp tục chỉnh lý dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) (sửa đổi), bảo đảm cao nhất chất lượng của dự án Luật sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dự kiến diễn ra từ ngày 12-19/2/2025.